125.000 xe ô tô nhập về Việt Nam năm 2015
Dù chính sách thuế nhập khẩu chưa biến động rõ rệt nhưng năm 2015 này ước tính có khoảng 125.000 xe ô tô nguyên chiếc các loại được nhập khẩu về Việt Nam, tăng trên dưới 80% so với năm 2014.
Số liệu ước tính vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho biết, trong tháng 12/2015, ước tính có khoảng 14.000 xe nguyên chiếc được nhập khẩu về Việt Nam, kim ngạch khoảng 382 triệu USD.
Tính chung cả năm 2015, tổng lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu về ước khoảng 125.000 xe, kim ngạch 2,97 tỷ USD, tăng 77% về lượng và 88% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Ô tô nhập khẩu về Việt Nam năm 2015 tăng mạnh cả về lượng và giá trị
Nếu tính cả xe nguyên chiếc và phụ tùng, linh kiện phục vụ sản xuất lắp ráp trong nước thì kim ngạch nhập khẩu ô tô và phụ tùng năm 2015 đạt 5,987 tỷ USD, tăng 59% so với cùng kỳ. Mức tăng này khá gần với mức tăng chung của toàn thị trường ô tô (gồm cả nhập khẩu và lắp ráp trong nước, ước khoảng trên dưới 57%).
Video đang HOT
Theo một số chuyên gia, hoạt động nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nói riêng và sự bùng nổ của thị trường ô tô Việt Nam nói chung năm 2015 do các yếu tố kinh tế xã hội thuận lợi, chính sách khá ổn định. Thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê cho thấy, GDP năm 2015 của Việt Nam tăng 6,68% so với năm 2014, trong khi chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,63% so với năm 2014.
Theo_VnMedia
Nguy cơ lạm phát cao vẫn luôn tiềm ẩn
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, nguy cơ lạm phát cao trong những năm tới vẫn luôn tiềm ẩn. Những năm gần đây, chu kỳ lạm phát thấp rất ngắn, do đó phải kiểm soát lạm phát chủ động chứ không nên chờ lạm phát cao rồi mới kiểm soát (như thời gian trước đây).
Trả lời với báo chí về diễn biến của CPI trong năm 2016, bà Vũ Thị Thu Thủy Vụ trưởng Vụ Thống kê cho biết, CPI năm tới sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tăng. Trong đó, một số nhóm hàng dịch vụ công và hàng thiết yếu về dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế có khả năng điều chỉnh. Đặc biệt, giá điện đang đứng trước nguy cơ tăng tiếp khi đợt điều chỉnh hồi tháng 3 vừa qua, mặt hàng này chỉ tăng theo kịch bản thấp nhất mà EVN đưa ra.
Bên cạnh các yếu tố tăng giá, Vụ trưởng Vụ Thống kê cũng chia sẻ, năm 2016 sẽ có những yếu tố làm CPI giảm. Trong đó, giá dầu thô trong năm tới được dự báo tiếp tục giảm do sản lượng của thế giới đang tăng mạnh. Cùng với đó, giá nông sản thế giới cũng được dự báo giảm do cạnh tranh gay gắt...
"CPI 2016 có thể tăng rất cao. Vì vậy, Chính phủ nên có điều hành phù hợp để tránh lạm phát tăng cao trong năm tới", đại diện Tổng Cục thống kê nhận định.
CPI 2016 có thể tăng rất cao
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng nhận định, nguy cơ lạm phát cao trong những năm tới vẫn luôn tiềm ẩn. Những năm gần đây, chu kỳ lạm phát thấp rất ngắn, do đó phải kiểm soát lạm phát chủ động chứ không nên chờ lạm phát cao rồi mới kiểm soát (như thời gian trước đây).
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng cho biết thêm, hiện nay không có mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Đây là mối quan hệ phi tuyến tính.
Lý giải về vấn đề này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, đối với các nước phát triển thì lạm phát trên 10% được cho là phù hợp với tăng trưởng, nhưng các nước đang phát triển như Việt Nam thì mức lạm phát dưới 7 8% là phù hợp cho tăng trưởng kinh tế. Điều này được thể hiện rõ là lạm phát năm nay thấp nhưng tăng trưởng GDP lại cao hơn năm ngoái. Ngoài ra, chất lượng tăng trưởng của 2015 đã được khẳng định qua các chỉ số vĩ mô.
Theo thông báo của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2015 có tốc độ tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 lại đây. Khi CPI giữ ở mức thấp và ổn định, tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, và tạo điều kiện cho giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ các chi phí theo giá thị trường.
Đưa ra nguyên nhân gây tăng CPI trong năm 2015, đại diện Tổng cục thống kê cho biết, do điều hành của Chính phủ theo cơ chế thị trường.
Điển hình như dưới tác động đồng nhân dân tệ bị phá giá, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng 3% và nới biên độ giao dịch của đồng USD/ VNĐ từ /1% lên /-3% vào ngày 7/1/2015, ngày 7/5/2015, ngày 12/8/2015 và ngày 19/8/2015 tác động đến giá một số mặt hàng nhập khẩu và giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, theo ước tính tỷ giá tăng tác động đến mức tăng chung của CPI năm 2015 khoảng 0,72%.
Về mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng từ ngày 1/1/2015 (tăng từ 400 nghìn/tháng so với mức lương hiện hành) và tăng 8% lương cơ bản cho đối tượng nghỉ hưu và công chức có hệ số 2,34 trở xuống nên giá một số loại dịch vụ như dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc gia đình có mức tăng giá từ 2 4% so với tháng 12 năm trước.
Ngoài ra, giá điện tăng 7,5% kể từ ngày 16/3/2015 theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ Công Thương, năm 2015 chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 7,73% so tháng 12 năm 2014 góp phần vào mức tăng chung của CPI khoảng 0,19%. Trong tháng 8 và tháng 9, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí, nhu cầu tiêu dùng sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vào năm học mới tăng cao làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 2,54%so tháng 12 năm trước, đóng góp vào CPI chung 0,12%.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Chỉ số giá tiêu dùng cả năm của TPHCM chỉ tăng 0,25% Chi sô gia tiêu dung (CPI) thang 12 trên địa bàn TPHCM được ghi nhận giảm 0,11% so với tháng trước kéo theo chỉ số cả năm giảm 0,2% so với tháng 12 năm ngoái. Tính bình quân, chỉ số giá năm 2015 chỉ tăng 0,25% so với năm 2014. Số liệu thống kê vừa được Cục Thống kê TPHCM công bố cuối...