1.200 tù nhân ở Indonesia vượt ngục sau thảm hoạ động đất
Các tù nhân đã phóng hoả, vượt nguc sau khi trận động đất, sóng thần xảy ra.
Tù nhân tụ tập bên ngoài nhà tù Donggala sau trận bạo loạn hôm 29/9
Sputnik đưa tin, có đến 1.200 tù nhân tại 3 trại giam ở khu vực đảo Sulawesi đã đã vượt ngục sau khi thảm hoạ động đất, sóng thần cùng xảy ra hôm 28/9 vừa qua.
Theo quan chức Bộ Tư pháp Sri Puguh Utami, gần 900 tù nhân đã trốn thoát khỏi 2 nhà tù ở thành phố Palu. Họ đã thoát ra ngoài khi những bức tường của các nhà tù bị đổ sập sau trận rung lắc dữ dội, trong một số người khác thì đập phá cửa chính để trốn thoát.
“Tôi chắc chắn họ đã chạy trốn vì sợ sẽ bị ảnh hưởng bởi trận động đất. Đây thực sự là vấn đề sinh tử đối với các tù nhân”, bà Utami nói.
Trong khi đó, nhà tù tại thị trấn Donggala đã bị phóng hỏa và tất cả 343 tù nhân đều đã vượt ngục. Được biết, những người này đã yêu cầu được ra ngoài gặp người thân bị ảnh hưởng trong trận động đất nhưng bị từ chối.
Video đang HOT
Tính đến thời điểm hiện tại, con số thiệt mạng sau thảm hoạ kép đã lên tới 840 người. Lực lượng cứu hộ trên đảo Sulawesi đang nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu trang thiết bị nhằm cứu những người còn mắc kẹt trong đống đổ nát.
Thu Trang (Theo Sputnik)
Theo baogiaothong
ộng đất ở Indonesia: Số người chết có thể lên tới hàng ngàn
Tính đến ngày 30/9, chính quyền Indonesia đã xác định được 832 người chết trong thảm họa động đất - sóng thần.
Chính quyền lo ngại rằng con số này sẽ còn tăng do các nhân viên cứu hộ gặp khó khăn khi tiếp cận với các cộng đồng dân cư ở vùng sâu, vùng xa bị mất liên lạc.
Số người chết vì động đất-sóng thần tại Indonesia có thể lên đến hàng ngàn. Ảnh: Indiatvnews.com
Theo Reuters, hàng chục người được cho là đang bị kẹt trong hai khách sạn và một trung tâm thương mại tại thành phố Palu, nơi bị tàn phá nặng nề bởi trận động đất 7,5 độ richter và sóng thần cao 6m ngày 28/9 vừa qua.
Chủ của khách sạn Roa cho Metro TV biết ngày 29/9 rằng, hơn 60 khách bị kẹt lại trong đống đổ nát. Hàng trăm người đã tập trung tại khu vực này để tìm kiếm người thân.
Trong khi phần lớn các ca tử vong đều từ thành phố Palu, các quan chức chính quyền Indonesia đang chạy đua với thời gian khi tình hình ngày càng xấu hơn tại các khu vực vùng sâu vùng xa, đặc biệt là Donggala, phía bắc Palu, nơi có 300.000 cư dân, gần tâm chấn động đất hơn. Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla cho biết, số người chết có thể lên tới hàng ngàn người.
Người phát ngôn của cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Sutopo Purwo Nugroho nói tại một cuộc họp báo rằng, khu vực bị ảnh hưởng lớn hơn so với dự tính ban đầu của giới chức. Các nhân viên cứu hộ chỉ mới tiếp cận được với một trong bốn quận bị ảnh hưởng tại thành phố Palu. Ông cho biết, họ không nhận được các báo cáo từ ba khu vực còn lại do thông tin liên lạc và điện vẫn bị cắt.
Ông Nugroho nói thêm, các đội cứu hộ cần thiết bị hạng nặng để có thể cẩu các tấm bê tông bị đổ vỡ. Năm người nước ngoài bị mất tích trong vụ động đất - sóng thần này, trong đó có ba người Pháp, một người Hàn Quốc và một người Malaysia. 832 người thiệt mạng là những người bị kẹt trong các tòa nhà đổ sập hoặc bị sóng thần cuốn đi.
Theo Metro TV, thị trấn Donggala bị thiệt hại nặng nề, nhiều nhà cửa bị cuốn trôi ra biển, nhiều thi thể bị kẹt trong các đống đổ nát. Tổ chức Chữ thập đỏ cho biết, họ không nhận được tin tức gì từ Donggala và đây là điều cực kỳ đáng lo lắng. Họ cho biết, khu vực này có thể còn thiệt hại nặng hơn nhiều nơi khác. Lãnh đạo cơ quan cứu nạn và tìm kiếm quốc gia Indonesia cho biết, các nhân viên cứu hộ đang đến Donggala bằng trực thăng. Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết, chính phủ đã phân bổ 560 triệu rupiah (37,58 triệu USD) để khắc phục thảm họa.
Hệ thống cảnh báo có vấn đề?
Indonesia là đất nước quen thuộc với các trận động đất- sóng thần. Trận động đất- sóng thần Sumatra năm 2004 tàn phá 13 quốc gia ở Ấn Độ Dương và làm 226.000 người chết, trong đó có 120.000 người Indonesia. Một câu hỏi lớn được đặt ra là tại sao hệ thống cảnh báo đã được lắp đặt khắp đất nước sau thảm họa động đất - sóng thần Sumatra mà lại thất bại trong vụ động đất lần này. Cơ quan khí tượng và địa vật lý BMKG đã ban hành cảnh báo sóng thần sau trận động đất hôm thứ Sáu nhưng đã gỡ nó sau đó 34 phút và bị chỉ trích là rút lệnh cảnh báo quá sớm. Tuy nhiên, các quan chức của BMKG cho biết, họ đã dự đoán đúng về sóng thần trong khi cảnh báo còn hiệu lực.
Hiện 16.000 người đang phải đi tìm kiếm nơi trú ẩn và cần nước sạch. Ông Nugroho cho biết, có 540 người bị thương và nhiều người đang phải điều trị trong các căn lều dựng tạm ngoài trời. Nhiều bức ảnh chụp được cảnh tang thương sau trận động đất với nhiều thi thể nằm la liệt trên đường phố Palu ngày 29/9, có một số thi thể được phủ bằng những chiếc túi, một số thi thể chỉ có khăn che mặt.
Siêu bão Trami đổ bộ Nhật, hơn 1.100 chuyến bay bị hủy
Ngày 30/9, siêu bão Trami đã đổ bộ đất liền Nhật Bản khiến hơn 1.100 chuyến bay đã phải hủy bỏ, theo NHK. Phần lớn các chuyến tàu nội địa và tàu cao tốc tại các khu vực miền tây và miền trung Nhật Bản đều ngừng hoạt động. Nhật Bản đã ban hành lệnh sơ tán và cảnh báo tới khoảng 700.000 hộ dân ở khu vực tây nam.
LAN ANH
Theo TPO
Australia đề nghị được hỗ trợ Indonesia khắc phục hậu quả của sóng thần Thủ tướng Morrision khẳng định, Australia đã sẵn sàng đứng bên cạnh và ủng hộ Indonesia nếu được đề nghị. Hôm nay, Thủ tướng Australia - Scott Morrision cho biết, ông đã gọi điện thoại cho Tổng thống Indonesia Joko Widodo để bày tỏ sự chia buồn trước những mất mát do trận sóng thần vừa gây ra đồng thời đề nghị được...