12 vấn đề kinh tế nổi bật 2017 được các chuyên gia lựa chọn là gì?
Tại buổi bình chọn các vấn đề kinh tế nổi bật năm 2017 do báo NTNN/Dân Việt tổ chức, nhiều ý kiến chuyên gia đã trao đổi sôi nổi, thắng thắn để đi đến thống nhất đưa ra danh sách 12 vấn đề kinh tế nổi bật nhất trong năm 2017 với những lý giải xác đáng.
Như đã đưa tin, sáng nay Dân Việt đã cùng các chuyên gia kinh tế bình chọn trực tiếp để tìm ra danh sách các sự kiện kinh tế nổi bật có tác động lan tỏa và tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và đời sống xã hội trong năm 2017.
Sau 3 giờ thảo luận sôi nổi 17 chuyên gia tên tuổi đã thống nhất chọn ra danh sách 12 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2017. Dân Việt xin công bố danh sách các sự kiện này, đã được các chuyên gia lựa chọn trong hàng trăm, hàng nghìn sự kiện kinh tế đã diễn ra trong năm 2017:
1. Lần đầu tiên sau nhiều năm, Chính phủ đã hoàn thành 13 chỉ tiêu phát triển KT-XH do Quốc hội đề ra, tốc độ tăng trưởng GDP khởi sắc, đạt 6,7%.
2. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát thấp, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại tệ, ngoại hối tăng cao kỷ lục (46 tỷ USD)
3. Nông nghiệp phục hồi ấn tượng đạt mức trên dưới 3% trong điều kiện khó khăn.
4.Thu hút đầu tư trực tiếp gián tiếp từ nước ngoài tăng mạnh. Giải ngân đạt mức kỷ lục 16 tỷ USD
Video đang HOT
5. Xuất khẩu tăng mạnh (21%), đặc biệt xuất khẩu thủy sản và rau củ quả đạt mức ấn tượng trên 41%. XK nông sản đạt mức ấn tượng trên 33 tỷ USD.
6. Dịch vụ (bán lẻ, du lịch, tài chính ngân hàng) tiếp tục là một động lực cho tăng trưởng chung, trong đó du lịch tăng mạnh (13 triệu lượt quốc tế), bán lẻ.
7. Chứng khoán tăng cao nhất trong các thị trường ở Châu Á khoảng 50%, vốn hóa đạt mức kỷ lục 60% GDP. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng đạt 1,7 tỷ USD.
8. Môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể. Thể chế một bước có ý nghĩa tinh thần Chính phủ hành động, kiến tạo và liêm chính.
9. Tổ chức thành công năm APEC Việt Nam 2017. Với tuyên bố chung cấp cao khẳng định khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh tự do hóa thương mại đầu tư, tiếp tục là động lực tăng trưởng bền vững, bao trùm, ủng hộ tiến trình toàn cầu hóa.
10. Khởi động Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp. Chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 10 bậc, xếp hạng thứ 47 trên thế giới.
11. Tình trạng “trên nóng duới lạnh” còn phổ biến, gây trở ngại lớn cho tiến trình cải cách và phát triển.
12. Một số dự án BOT giao thông và gian lận thương mại hàng giả hàng nhái làm giảm sút niềm tin gây bức xúc trong dư luận.
17 chuyên gia kinh tế có uy tín tham gia cùng Dân Việt bình chọn 12 vấn đề kinh tế nổi bật trong năm 2017 gồm có:
1. TS Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, 2. TS Nguyễn Sỹ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm VP Quốc hội.3. PGS.TS Nguyễn Lân Dũng.4. TS Lưu Bích Hồ – Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 5. Chuyên gia tài chính Hoàng Hải – Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính.6. Ông Trần Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường.7. TS Cao Sĩ Kiêm – Nguyên Thống đốc NHNN8. TS Trần Duy Khanh – Viện trưởng Viện đào tạo doanh nhân APEC9. TS Cấn Văn Lực – Kinh tế trưởng BIDV.10. PGS.TS Ngô Trí Long – Nguyên Viện phó Viện nghiên cứu Thị trường giá cả11. ThS Đinh Tuấn Minh – Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ12. TS Lê Xuân Nghĩa – Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.13. TS. Nguyễn Minh Phong.14. Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú – Nguyên Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội15. PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – Học viện Tài chính.16. Ông Nguyễn Tiến Thỏa – nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).17. TS. Võ Trí Thành – nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư.
Theo Danviet
Đo sức khỏe ngân hàng bằng thước đo quốc tế
Cùng với chuyển động tích cực của nền kinh tế, thị trường ngân hàng gần đây đón nhận nhiều tin vui, trong đó có kết quả thăng hạn tín nhiệm của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo đánh giá của các tổ chức quốc tế uy tín như S&P, Moody's...
Từ góc nhìn quốc tế
Tại Việt Nam, ngoài đánh giá xếp hạng chính thức từ NHNN, thị trường, giới đầu tư rất quan tâm tới chỉ số xếp hạng từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Moody's, S&P, Fitch Rating. Việc thực hiện đánh giá không chỉ dựa trên báo cáo tài chính mà còn dựa trên rât nhiều công cụ khác như: Chiến lược kinh doanh, cách thức thực hiện chiến lược, phân tích chuỗi báo cáo tài chính nhiều năm liên tục, vị thế cạnh tranh, dòng tiền, chính sách tài chính, mức thanh khoản...
Các yếu tố trên được đưa vào đánh giá xếp hạng tín dụng giúp xác định khả năng của ngân hàng có thể đứng vững, vượt qua các thời điểm khó khăn, chẳng hạn như khủng hoảng tài chính.... để tiếp tục hoạt động. Từ đó, rút ra kết luận về sức khỏe của ngân hàng, đánh giá thực trạng và dự báo tương lai ngân hàng một cách tương đối chính xác.
Xếp hạng tín dụng, nhìn từ một góc độ khác, còn là câu chuyện của niềm tin. Vượt qua quy trình đánh giá khắt khe, kết quả xếp hạng tín nhiệm tốt giúp nâng cao uy tín của ngân hàng, đồng thời củng cố niềm tin của khách hàng với ngân hàng và là một trong những lý do tác động đến việc khách hàng lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ.
Khách hàng có thể sử dụng xếp hạng tín nhiệm như một yếu tố để đánh giá mức độ tin cậy của họ với ngân hàng, đặc biệt đối với các khoản tiền gửi. Kết quả xếp hạng tín nhiệm cao cũng giúp ngân hàng giảm chi phí vốn, từ đó có cơ hội đưa ra lãi suất cho vay tối ưu giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ chung của ngân hàng.
Đến chuyển động tích cực
Trong công bố mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's đã nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ "ổn định" lên "tích cực". Hai điểm nổi bật được Moody's nhấn mạnh là: chất lượng tài sản và mức sinh lời của các ngân hàng Việt Nam đã, đang và dự báo sẽ tiếp tục được cải thiện trong 12-18 tháng tới. Tỷ lệ nợ có vấn đề theo đánh giá của Moody's đã giảm từ 9,4% năm 2012 xuống còn 7,1% năm 2016 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm xuống chỉ còn 5,8% trong năm 2018.
Trước đó, hồi tháng 4, S&P cũng đã thực hiện việc rà soát và công bố định hạng tín nhiệm định kỳ năm 2017, trong đó Techcombank và Vietcombank là 2 ngân hàng duy nhất có cùng triển vọng và mức xếp hạng bằng với mức xếp hạng Quốc gia của Việt Nam (mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn là &'BB-'/ngắn hạn là &'B' và triển vọng Ổn định). Điều này thường được gọi là "trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia", theo đó rất hiếm khi các ngân hàng và các doanh nghiệp khác được xếp hạng cao hơn mức xếp hạng của quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất mà một ngân hàng ở Việt Nam có thể đạt được (cho đến khi S&P nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam)
Báo cáo của S&P cho thấy rõ nét hiện trạng và xu hướng tương lai của Techcombank khi ngân hàng "lựa chọn cân bằng giữa gia tăng lợi nhuận và kiểm soát rủi ro". Trong năm 2017, Techcombank đã hoàn tất mua hết nợ xấu từ VAMC, và bắt đầu ứng dụng khung quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế Base II.
Nhìn nhận về những chuyển động tích cực này, tiến sỹ Phạm Thế Anh, Trường Đại học kinh tế quốc dân, cho rằng, có 2 điểm đáng chú ý. Trước hết là sức mạnh tài chính của các ngân hàng như Techcombank đang gia tăng mạnh mẽ cho phép họ có nguồn lực dồi dào để mua lại nợ xấu. Bên cạnh đó, chất lượng các tài sản của các khoản nợ đã tốt lên rất nhiều (có thể đến từ chuyển biến trong hoạt động của DN, trong chính sách đồng hành của ngân hàng và cả chuyển động tích cực của nền kinh tế).
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực nói: "Tôi tin rằng những ngân hàng thực sự hoạt động bài bản và đạt chỉ số tín nhiệm cao từ các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới sẽ duy trì được sự phát triển bền vững và đạt kết quả kinh doanh tốt, tận dụng được các cơ hội khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới".
Theo Trí thức trẻ
Bắt thú cưng của cô gái, 9X nhận "cái kết đắng" Do bà Lý nợ tiền không trả, Hùng đã bắt 2 con chó Bulldog của con gái bà Lý để gây sức ép. Hùng tại cơ quan điều tra Ngày 3.10, cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Trần Hùng (23 tuổi, ở tại phường Ngọc Thụy, quận...