1,2 triệu người dân miền Trung hưởng lợi từ các dự án hạ tầng nông thôn
Đầu tư thủy lợi, xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, chống xâm nhập mặn… hàng loạt dự án lớn đã được triển khai phục vụ lợi ích của người dân miền Trung.
Ông Lê Văn Hiến, Trưởng BQL các dự án Nông nghiệp, cho biết, dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung đã giúp 1,2 triệu dân vùng dự án được hưởng lợi. Ảnh: KS.
Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung triển khai 6 tỉnh gồm Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận, được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, với tổng nguồn vốn hơn 89 triệu USD, trong đó vốn nước ngoài hơn 77 triệu USD và vốn địa phương hơn 11 triệu USD. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2019.
Mục tiêu dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện sinh kế, tăng cơ hội việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm nguy cơ mặc bệnh từ nguồn nước sinh hoạt và nguy cơ tổn thương, thiệt hại do hậu quả thiên tai cho người dân miền Trung.
Ông Lê Văn Hiến, Trưởng BQL các dự án Nông nghiệp, cho biết, cách đây 6 năm tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), Bộ NN-PTNT đã tổ chức buổi đánh giá hoàn thành dự án phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung (pha 1) và tiến hành tổ chức khởi công dự án phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung (pha 2).
Thời gian 6 năm không phải là dài nhưng với sự nỗ lực BQL các dự Trung ương, BQL dự án các tỉnh, các Sở NN-PTNT; đặc biệt sự quan tâm của các cơ quan Bộ NN-PTNT, đến nay dự án pha 2 đã hoàn thành tốt đẹp. Theo đó 24 tiểu dự án trải dài trong 6 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận đã được hoàn thành, giúp thêm 42.000 ha cây nông nghiệp được phục vụ tưới. Đồng thời 1,2 triệu dân trong vùng dự án được hưởng lợi.
Cũng theo BQL các dự án Nông nghiệp đánh giá, các chỉ tiêu cơ bản của dự án đặt ra nhìn chung đều đã hoàn thành. Các công trình hạ tầng nông thôn được hoàn thành đã góp phần cho các địa phương trong dự án đạt được các tiêu chí về hạ tầng kinh tế – xã hội theo quy định của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đóng góp tích cực cho việc triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của cả nước.
Thúc đẩy phát triển hoàn thành nông thôn mới
Bình Định được tham gia 6 tiểu dự án thành phần từ dự án phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung. Trong đó, 3 tiểu dự án xây dựng kiên cố hóa các tuyến kênh tưới gồm kênh hồ Núi Một, kênh đập Lại Giang và kênh tưới Văn Phong; 2 dự án nâng cấp hồ chứa Hội Khánh và Mỹ Thuận và một dự án giao thông bao gồm đường bê tông nông thôn kết hợp với cầu qua sông Kôn.
Video đang HOT
Trạm bơm Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) được đầu tư từ dự án đã giúp người dân sản xuất rau an toàn, không lo ngại tình trạng nhiễm mặn. Ảnh: H Thu.
Theo ông Tô Tấn Thi, BQL dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung tại Bình Định, đối với 6 dự án trên ban đầu nhận diện khi đưa vào tham gia dự án rất tốt nên việc triển khai cũng như đưa vào khai thác vận hành phát huy hiệu quả rõ rệt. Cụ thể, các hệ thống tưới đã góp phần giảm tổn thất lượng nước và mở rộng được khu tưới. Đối với tuyến giao thông đã góp phần kết nối giao thông rất thuận lợi qua 2 bờ song Kôn vừa đảm bảo việc đi lại thuận lợi, rút ngắn cự li đi lại, vừa hỗ trợ công tác phòng chống lụt bão vào mùa mưa chính vụ hàng năm.
Còn đối với việc nâng cấp an toàn hồ chứa đã giúp tăng được dung tích chứa, đảm bảo khả năng tiêu thoát lũ tốt, cũng như mở rộng được diện tích nước tự chạy cho một số vùng mà trước đây chưa có kênh tưới.
“Có thể nói các tiểu dự án này tạo ra bộ mặt nông thôn trong vùng dự án thay đổi rõ rệt, giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ về đích xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2015 – 2020 của tỉnh”, ông Thi khẳng định.
Còn Ninh Thuận được tham gia 3 tiểu dự án, trong đó 1 dự án bổ sung cực kỳ quan trọng đó là dự án sản xuất rau an toàn xã An Hải, huyện Ninh Phước. Vùng dự án này nằm giáp biển nên tình trạng xâm nhập mặn rất nhanh. Nếu dự án này không đầu tư kịp thời, rất có thể trong năm 2021 toàn bộ khu sản xuất rau an toàn bị nhiễm mặn.
Ông Lê Xuân Toàn, Phó giám đốc BQL dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung tại Ninh Thuận, cho biết, sau khi dự án được triển khai đầu tư trạm bơm, bể chứa và hệ thống đường ống đã giải quyết về mặt kinh tế lẫn về mặt xã hội, bởi vùng dự án này bà con sản xuất nông nghiệp bằng nước ngầm. Tuy nhiên nhờ sự quan tâm Bộ NN-PTNT, BQL các dự án Nông nghiệp và UBND tỉnh Ninh Thuận nên dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 2/2020.
Hồ Đu Đủ của tỉnh Bình Thuận được nâng cấp từ nguồn vốn của dự án. Ảnh: H.THU.
“Dự án bước đầu thấy hiệu quả, người dân hưởng lợi nên phấn khởi. Cụ thể trước khi chưa thực hiện dự án, vùng An Hải chỉ sản xuất được 60-80 ha. Nhưng sau 1 năm bàn giao diện tích sản xuất đã tăng lên gấp đôi từ 140 – 160ha”, ông Toàn chia sẻ và nói dự án đạt được mục đích ban đầu đề ra.
Tương tự, tại tỉnh Bình Thuận, một trong những tỉnh khô hạn nhất nước nên việc tham gia dự án, đặc biệt nâng cấp các hồ chứa, công trình thủy lợi rất quan trọng.
Ông Lê Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung-khoản vay bổ sung, tỉnh có 4 tiểu dự án gồm nâng cấp hồ chứa, kiên cố hóa kênh mương. Các dự án được đầu tư đến đâu vùng đất khô cằn thiếu nước được phủ xanh của thanh long tươi tốt, người dân rất phấn khởi.
Khơi gợi tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên
Ngày 8/4, Tỉnh đoàn Sóc Trăng tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi quý I, tổng kết Tháng Thanh niên năm 2021.
Quang cảnh hội nghị. - Ảnh: TĐST
Anh Lê Minh Dương - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng cho biết, trong quý 1, các cấp bộ Đoàn đã tích cực triển khai các hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là trong Tháng Thanh niên đảm bảo các nội dung về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID - 19 theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, gắn với các công trình, phần việc tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, bảo vệ môi trường trong ĐVTN như: xây dựng cầu giao thông nông thôn, xây dựng nhà tình bạn, tuyến đường thắp sáng đường quê, đoạn đường cột cờ Tổ quốc, vận động người dân làm hàng rào, cột cờ trước nhà, phát hoang bụi rậm làm thông thoáng các tuyến đường giao thông... đã góp phần cùng với địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh đoàn đã tổ chức thực hiện công trình thanh niên xây dựng 01 cầu giao thông nông thôn, công trình cũng vinh dự được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương là 1 trong 35 công trình thanh niên tiêu biểu "90 ngày tuổi trẻ cả nước thi đua chào mừng 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh".
ĐVTN trò chuyện cùng trẻ em
Bên cạnh đó, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ Sóc Trăng trong tham gia "Xây dựng văn minh đô thị", các đơn vị đã tổ chức 200 buổi ra quân thực hiện "Ngày thứ bảy tình nguyện", ra quân đồng loạt thực hiện"Ngày Chủ nhật xanh" (21/3), với hơn 17.000 ĐVTN tham gia, với các công trình, phần việc thanh niên thiết thực như: tham gia chỉnh trang đô thị, vệ sinh khu phố, bóc xóa các biển quảng cáo, rao vặt trái phép; xóa các điểm đen về môi trường, điểm đen về giao thông, trồng cây xanh; tổ chức các đội hình tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giữ gìn trật tự khu phố.
Mặt khác, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tiếp tục quan tâm chỉ đạo đoàn cơ sở và đoàn trực thuộc triển khai phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo", "Sáng tạo trẻ", "Mỗi thanh niên 01 ý tưởng sáng tạo" trong các đối tượng đoàn viên, thanh niên. Theo đó, khuyến khích đoàn viên thanh niên đăng tải các ý tưởng sáng tạo, ý tưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động,... lên cổng thông tin ý tưởng sáng tạo của Trung ương Đoàn.
Ngoài ra, tiếp tục quan tâm triển khai phong trào "Sáng tạo trẻ" trong các đối tượng đoàn viên, thanh niên. Khuyến khích các ý tưởng nghiên cứu khoa học, hiến kế nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội.
Chị Võ Kim Chuyền, Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng thăm hỏi cụ già
Chị Võ Kim Chuyền - Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng đề nghị trong thời gian tới, tiếp tục bám sát chủ đề đề 2021 "Thanh niên lập thân, lập nghiệp", để từ đó xác lập những chương trình, kế hoạch phù hợp, góp phần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên, thúc đẩy tạo ra những kết quả đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu tất yếu, nhiệm vụ quan trọng của tỉnh trong năm 2021.
Đồng thời, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục của Đoàn gắn với việc triển khai Chương trình hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, cụ thể hoá các Nghị quyết của cấp ủy đã ban hành thành những công việc thật cụ thể, có xác định trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với yêu cầu của địa phương, phân công trách nhiệm và thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc.
Bên cạnh đó, tập trung tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp; tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh COVID - 19 trong điều kiện dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.
Ngoài ra, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh, phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tình nguyện, gia tăng hàm lượng tri thức của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tập trung triển khai các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, tranh thủ các nguồn vốn vay hỗ trợ cho ĐVTN trong sản xuất, kinh doanh giúp thanh niên thoát nghèo bền vững.
Tỉnh đoàn Sóc Trăng tặng bằng khen cho các cá nhân, tập thể.
Dịp này, Tỉnh đoàn Sóc Trăng khen thưởng cho 12 tập thể và 26 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong hoạt động Tháng thanh niên năm 2021.
Chủ động thực hiện giải pháp chống xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất Chi cục Thủy lợi tỉnh dự báo, năm nay, vùng cửa sông ven biển chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều, nên xâm nhập mặn sẽ ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm. Theo đó, sẽ có khoảng 55 trạm bơm tưới có khả năng bị ảnh hưởng mặn và dự báo sẽ có khoảng 4.775 ha lúa đông xuân...