12 triệu chứng buồn nôn và nôn mửa không nên coi thường
Trong một số trường hợp, chứng đau đầu, buồn nôn, nôn nửa có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp trục trặc.
Trong cuộc sống mọi người ít nhiều đều có những lúc cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, có thể là do độ cao, do say xe hay bị ốm. Hầu hết mọi người chỉ coi đó là những triệu chứng nhỏ không đáng để tâm. Nhưng hãy coi chừng, đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo đối với sức khỏe của bạn đấy.
1. Buồn nôn đi kèm cơn đau ở ổ bụng
Mô tả: Cơn buồn nôn hoặc nôn mửa đi kèm với đau đột ngột ở vùng bụng phải trên, và có thể lan sang một số phần khác của bụng hoặc lưng.
Chẩn đoán: Sỏi mật hoặc viêm túi mật.
Biện pháp: Nếu cơn đau vẫn dai dẳng hoặc càng tệ thêm khi ăn những đồ béo, mỡ, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để chẩn đoán sớm tình hình.
2. Buồn nôn kèm theo đau bụng nhưng trở đi trở lại
Mô tả: Cơn buồn nôn hoặc nôn mửa xuất hiện từ từ và tiếp tục hoặc trở đi trở lại trong vài tuần hoặc vài tháng, có thể kèm theo đau, khó chịu ở bụng, tiêu chảy, táo bón, phù, đầy hơi, và một số vấn đề về dạ dày khác.
Chẩn đoán: Có thể là do bệnh mãn tính như không dung nạp lactoza, hội chứng kích thích ruột, loét, dị ứng thức ăn, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc loét dạ dày.
Biện pháp: Hãy đi khám và tìm cách điều trị sớm để giảm nhẹ và dứt điểm những bệnh này.
Ảnh minh họa
3. Buồn nôn kèm theo tức ngực
Mô tả: Cơn buồn nôn hoặc nôn mửa xuất hiện cùng với các triệu chứng như bị co thắt, đè ép, đau tức lồng ngực một cách đột ngột; cơn đau lan nhanh sang hàm của bạn, rồi lưng, cổ, vai hoặc cánh tay, đặc biệt là cánh tay trái; mạch nhanh; hoặc khó thở.
Chẩn đoán: Có thể do các cơn đau tim.
Biện pháp: Nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc nhờ người khẩn trương đưa đến bệnh viện gần nhất. Sau đó hãy nhai một viên aspirin thông thường (300 mg) hoặc ba liều thấp aspirin (mỗi liều 100 mg) ngay lập tức.
4. Buồn nôn đi kèm với đau ngực, khát nước và chuột rút cơ bắp
Mô tả: Cơ buồn nôn hoặc nôn mửa xảy đến cùng các triệu chứng khác như đau ngực, khát khô cổ, tăng hay giảm tiểu tiện, mất vị giác, sưng hoặc tê cóng chân tay, chuột rút cơ, khó tập trung, khó thở, hoặc choáng váng.
Chẩn đoán: Tim, gan hoặc thận có vấn đề.
Video đang HOT
Biện pháp: Đến bệnh viện ngay lập tức. Một cuộc thăm khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện có thể xác định được tình trạng bệnh lý của cơ thể và có hướng điều trị thích hợp.
5. Buồn nôn đi kèm với tiêu hóa kém
Mô tả: Buồn nôn hoặc nôn mửa ra chất dịch màu đen, cảm giác nóng rát ở dạ dày và thực quản, khó tiêu, hoặc trào ngược.
Chẩn đoán: Có thể có vết loét trong đường tiêu hóa trên hoặc trào ngược dạ dày- thực quản.
Biện pháp: Đi khám bác sĩ, và bạn có thể phải thực hiện một ca nội soi, để kiểm tra trực quan và lấy mẫu mô sinh thiết từ bộ phận tiêu hóa, trước khi có thể xác định ra bệnh lý và có hướng điều trị.
6. Buồn nôn đi kèm với sốt và đau dạ dày
Mô tả: Cơn buồn nôn hoặc nôn mửa đến bất ngờ; có thể kèm theo đau quanh vùng rốn, sốt, mất vị giác, hoặc đi ngoài.
Chẩn đoán: Bệnh đau dạ dày.
Biện pháp: Nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và điều trị.
Ảnh minh họa
8. Buồn nôn đi kèm với thay thay đổi trọng lượng bất thường
Mô tả: Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, kèm theo đó là những triệu chứng không rõ nguyên do, như yếu ớt, chóng mặt, đau đớn hay thay đổi trọng lượng một các bất thường.
Chẩn đoán: Có thể là biểu hiện của bệnh ung thư.
Biện pháp: Đi khám bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ngay khi có thể.
9. Buồn nôn đi kèm khát nước và đi tiểu nhiều
Mô tả: Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, cùng với đó là khát nước, yếu ớt, tiểu tiện nhiều hoặc các vết thương rất khó lành.
Chẩn đoán: Có thể do bệnh tiểu đường khó kiểm soát.
Biện pháp: Sớm đi khám bác sĩ để có hướng kiểm soát tình trạng tiểu đường của cơ thể.
10. Buồn nôn đi kèm với cơn đau nhói ở đầu
Mô tả: Buồn nôn hoặc nôn mửa kèm theo đau dữ dội ở một nửa hoặc cả hai bên đầu, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động, có thể thấy xuất hiện vệt sáng nhấp nháy hay điểm mù; ngứa ran ở mặt và tay trước cơn đau đầu.
Chẩn đoán: Chứng đau nửa đầu.
Biện pháp: Nên nằm nghỉ trong phòng tối. Nếu chứng đau nửa đầu thường kéo dài từ 4 giờ đến ba ngày hoặc chịu quá hai cơn đau nửa đầu một tháng thì cần nhanh chóng đi khám bác sĩ, để được điều trị thích hợp. Nếu đây là cơn đau nửa đầu đầu tiên, đừng tự ý dùng thuốc giảm đau mà hãy đi bệnh viện kiểm tra trước đã.
11. Buồn nôn sau khi bị tai nạn
Mô tả: Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa sau khi bị tai nạn, ngã hay chấn thương nào đó.
Chẩn đoán: Sự chấn động sau tai nạn hoặc não bị tổn thương ở bộ phận nào đó.
Biện pháp: Nếu các triệu chứng có chiều hướng nặng lên, bạn cần đi đến bệnh viện để kiểm tra kỹ lưỡng.
12. Buồn nôn sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó
Mô tả: Cảm thấy buồn nôn hay nôn mửa sau khi ăn một số loại thức ăn như trứng, sữa…
Chẩn đoán: Dị ứng thức ăn hoặc cơ thể không dung nạp loại thức ăn đó.
Biện pháp: Hạn chế ăn các thực phẩm đó trong khẩu phần ăn hàng ngày và thay thế bằng những loại thực phẩm khác có nguồn dinh dưỡng tương tự.
Theo VNE
"Tống cổ" triệu chứng ốm nghén khi mang thai
Những triệu chứng ốm nghén khi mang thai có thể khiến một phụ nữ tươi tỉnh và tràn đầy sinh khí nhất cũng cảm thấy khó chịu.
Nhưng đừng lo... Một số phương pháp đơn giản và hiệu quả sau sẽ giúp bạn tránh xa những triệu chứng đáng ghét đó và vượt qua giai đoạn mang thai một cách nhẹ nhàng.
Khoai tây chiên và nước chanh
Có lẽ bạn chưa từng nghe thấy nhưng trong thời gian mang thai, nếu ăn khoai tây chiên và sau đó uống nước chanh có đường, bạn có thể tránh được cảm giác buồn nôn.
Dầu oải hương hoặc dầu chanh
Mua một lọ nhỏ dầu oải hương hoặc dầu chanh rồi thoa một ít lên khuỷu tay và xoa bóp bất kỳ khi nào bạn cảm thấy không khỏe. Phương pháp này sẽ nhanh chóng đưa bạn cảm thấy dễ chịu trở lại.
Vitamin B6
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung thêm vitamin B6 sẽ giảm bớt triệu chứng buồn nôn trong thời gian mang thai. Nhưng nhớ hỏi ý kiến bác sỹ về liều lượng sử dụng.
Gừng
Ăn một chút viên kẹo gừng, bánh có vị gừng hoặc trà gừng để xóa tan cảm giác đầy bụng và buồn nôn.
Ăn và uống tách biệt
Các bác sỹ khuyên bạn nên uống 8 cốc nước đầy/ngày nhưng không ai bảo bạn phải uống nước trong lúc ăn cả. Đôi khi bạn có thể tránh được cảm giác buồn nôn bằng cách không uống nước trong khi ăn mà hãy chờ sau khi ăn ít nhất 1 tiếng. Hoặc bạn cũng có thể uống trước khi ăn ít nhất 1 tiếng.
Cacbonhydrat
Trước khi mang thai, có thể bạn coi cacbonhydrat như là kẻ thù của vòng eo nhưng để khắc phục triệu chứng ốm nghén, bạn nên chuyển sang coi chúng là bạn thân. Hãy ăn bánh quy, bánh mì nướng hoặc ngũ cốc khô để tránh xa triệu chứng ốm nghén.
Thuốc Emetrol
Tuy có vị khó chịu nhưng loại thuốc này lại có thể chữa chứng đầy bụng và buồn nôn của bạn. Đây là một trong những loại thuốc chống nôn mửa không cần toa duy nhất mà bác sỹ coi là rất an toàn cho bà bầu và phụ nữ đang cho con bú.
Theo VNE
Phát hiện sớm đột quỵ Việc người nhà nhận biết một số dấu hiệu "ngầm" giúp phát hiện sớm cơn đột quỵ có thể làm tăng cơ hội sống sót và phục hồi cho bệnh nhân. Nếu triệu chứng của đột quỵ không rõ ràng, bệnh nhân rất dễ bỏ qua hoặc nhầm lẫn với một chứng bệnh khác - Ảnh: Shutterstock Đột quỵ có 2 dạng diễn...