12 thủy thủ Việt mắc kẹt nhiều tháng trên biển Malaysia
12 thủy thủ Việt Nam mắc kẹt trên biển Malaysia từ giữa tháng 3 sau khi Malaysia áp lệnh hạn chế ngăn Covid-19 và chủ bỏ rơi tàu.
Khi nguồn thực phẩm ngày càng cạn kiệt, các thủy thủ cuối cùng phải viết thông điệp cầu cứu lên thân tàu để xin được trợ giúp.
“Xin hãy giúp chúng tôi. Không thực phẩm. Không lương”, dòng chữ viết.
Dòng chữ kêu cứu trên thân tàu. Ảnh: NUSPM
Liên minh Những người đi biển Quốc gia Malaysia cho biết con tàu bị chủ bỏ rơi từ giữa tháng 3, để lại các thuyền viên không có nhiên liệu lẫn điện. Việc không có đèn trên boong khiến tàu trở thành một mối nguy hiểm khi di chuyển trên biển.
Video đang HOT
Hồi đầu tháng 6, các thủy thủ đã gọi tới đường dây nóng của Sứ quán Việt Nam tại Malaysia và sau đó tiền, thực phẩm và đồ dùng được chuyển tới con tàu nhờ sự trợ giúp của một đại diện trong nhóm liên lạc của cộng đồng người Việt. Giới chức cũng đang sắp xếp chuyến bay cho 12 người. Trong thời gian đó, các thủy thủ sẽ tiếp tục ở trên boong để ngăn tàu bị chìm.
Trong khi đó, Sáng kiến Bắc – Nam, một tổ chức phi lợi nhuận về quyền của người nhập cư, kêu gọi giới chức điều tra những người liên quan tới con tàu và xử phạt những công ty đã bỏ rơi thủy thủ.
Giám đốc Sáng kiến Bắc – Nam Adrian Pereira cho hay việc bị kẹt trên biển suốt nhiều tháng gây nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe tinh thần của các thủy thủ và họ không nên bị xử phạt vì những sai lầm của các chủ doanh nghiệp.
Malaysia kêu gọi bình tĩnh ở Biển Đông
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein kêu gọi sự bình tĩnh ở Biển Đông sau sự cố liên quan đến tàu Trung Quốc và Malaysia.
"Do sự phức tạp và nhạy cảm của vấn đề, các bên phải hợp tác để duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông, đồng thời nỗ lực xây dựng, duy trì và tăng cường tin tưởng lẫn nhau", Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết trong thông cáo hôm 23/4.
Ngoại trưởng Hishammuddin Hussein nói Malaysia sẽ bảo vệ lợi ích và quyền lợi tại khu vực Biển Đông, duy trì quan điểm "rõ ràng và nhất quán". "Chúng tôi chưa đưa ra tuyên bố không có nghĩa chúng tôi chưa làm việc với các bên về những vấn đề đã đề cập. Chúng tôi đã liên lạc cở mở và liên tục với các bên liên quan, trong đó có Trung Quốc và Mỹ", Hishammuddin Hussein cho biết.
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein. Ảnh: Star.
Reuters ngày 17/4 dẫn ba nguồn tin an ninh cho biết tàu Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc bám theo tàu khoan West Capella do công ty dầu khí Malaysia Petronas vận hành trên Biển Đông. Một nguồn tin an ninh Malaysia cho biết tàu Địa chất Hải Dương 8 có lúc được 10 tàu Trung Quốc hộ tống, gồm các tàu hải cảnh và tàu của lực lượng dân binh.
Ba nguồn tin giấu tên cho biết hai chiến hạm Mỹ USS America cùng USS Bunker Hill hôm 21/4 di chuyển gần nơi tàu Địa chất Hải dương 8 bám theo tàu khoan West Capella. Trung Quốc bác cáo buộc Địa chất Hải dương 8 quấy rối West Capella và cho biết tàu khảo sát triển khai "các hoạt động thông thường".
Địa chất Hải dương 8 trước đó xuất hiện ở cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp để thúc đẩy hiện diện tại Biển Đông.
Hishammuddin Hussein cho biết các vấn đề liên quan đến Biển Đông phải được giải quyết theo cách hòa bình và dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, khẳng định đây là yếu tố quan trọng nhất để tránh "những sự cố ngoài ý muốn" ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Malaysia cảnh báo chiến hạm và các tàu hiện diện ở Biển Đông có thể làm gia tăng căng thẳng, dẫn đến "tính toán sai lầm", làm ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 14/4 cho biết Việt Nam theo dõi sát tình hình ở Biển Đông. "Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông", bà Hằng nói.
Tàu Địa chất Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc từng xâm phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông hồi đầu tháng 7/2019, sau đó rời đi vào cuối tháng 10/2019. Việt Nam đã nhiều lần phản đối hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc nói trên, khẳng định vùng ở nam Biển Đông không thuộc khu vực tranh chấp.
Nguyễn Tiến
Malaysia kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình Ngoại trưởng Datuk Seri Hishammuddin bày tỏ quan ngại về sự hiện diện của tàu chiến trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. "Trong khi luật pháp quốc tế đảm bảo quyền tự do hàng hải, sự hiện diện của tàu chiến ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng. Những tính toán sai...