12 tập đoàn, tổng công ty lỗ lũy kế hơn 7.440 tỷ đồng
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp năm 2019.
Tổng công ty Hàng hải lỗ hơn 3.000 tỷ đồng.
Qua báo cáo của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2019, có 818 doanh nghiệp có vốn Nhà nước, trong đó: 491 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ); 327 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
Video đang HOT
Tổng vốn Nhà nước đang đầu tư tại 818 doanh nghiệp là hơn 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2018. Tổng tài sản của 491 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là xấp xỉ 3 triệu tỷ đồng. Lãi phát sinh trước thuế của các DNNN đạt 162.750 tỷ đồng, giảm 2% so với thực hiện 2018. Có 44/491 DNNN (chiếm 9% tổng số DNNN) có lỗ phát sinh, với tổng số lỗ phát sinh là 619 tỷ đồng.
Riêng số liệu 76 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ con cho thấy tổng tài sản các đơn vị này nắm giữ là trên 2,73 triệu tỷ đồng. Các tập đoàn, tổng công ty này có tổng số nợ phải trả là trên 1,44 triệu tỷ đồng, tương đương với thực hiện năm 2018, chiếm 53% tổng nguồn vốn của các tập đoàn, tổng công ty.
Theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty, tổng doanh thu đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm 2018. Doanh thu lớn theo số liệu báo cáo hợp nhất tập trung chủ yếu ở khối tập đoàn, trong đó: Tập đoàn Điện lực (399.508 tỷ đồng); Tập đoàn Dầu khí quốc gia (397.051 tỷ đồng); Tập đoàn Viễn thông quân đội (145.265 tỷ đồng)… Lãi phát sinh trước thuế đạt 147.519 tỷ đồng, giảm 3% so với thực hiện năm 2018.
Báo cáo hợp nhất có 12 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế là hơn 7.440 tỷ đồng. Trong đó, Tổng công ty Hàng hải lỗ hơn 3.000 tỷ đồng, Tập đoàn Hóa chất lỗ hơn 2.780 tỷ đồng, Tổng công ty Cà phê lỗ hơn 819 tỷ đồng…
Ngoài ra, có 6 Công ty mẹ còn lỗ lũy kế là 2.819,607 tỷ đồng gồm Công ty mẹ – Tập đoàn Hóa chất VN (1.845 tỷ đồng); Công ty mẹ – Tổng công ty Cà phê VN (463,415 tỷ đồng); Công ty mẹ – Tổng ty Hàng hải VN (280,129 tỷ đồng)…
Đối với 327 doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước, báo cáo của Chính phủ cho biết: Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn có xu hướng tăng trưởng ổn định, tỷ lệ vốn nhà nước góp tại các công ty cổ phần có xu hướng dịch chuyển gắn liền với quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN. Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại 185 doanh nghiệp có vốn nhà nước, chủ yếu tập trung tại các tập đoàn, tổng công ty lớn và các doanh nghiệp cung ứng, sản phẩm, dịch vụ công ích sau khi thực hiện cổ phần hóa.
Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng: Vẫn còn có một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu như: Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (âm vốn chủ sở hữu 48 tỷ đồng); TCT Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (âm vốn chủ sở hữu 505 tỷ đồng); TCT Sông Hồng (âm vốn chủ sở hữu 666 tỷ đồng); Công ty CP Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam (âm vốn chủ sở hữu 99 tỷ đồng); Công ty CP Xuất nhập khẩu Đà Nẵng (âm vốn chủ sở hữu 40 tỷ đồng)…
Một số doanh nghiệp liên doanh hoạt động kém hiệu quả, bị âm vốn chủ sở hữu như: Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh VN – Đài truyền hình VN (âm vốn chủ sở hữu 2.962 tỷ đồng); Công ty liên doanh Hải Thành – Hải Phòng (âm vốn chủ sở hữu 153 tỷ đồng)…
Nới tiêu chí gói hỗ trợ doanh nghiệp lần 2
Ngày 15-10, tại hội thảo "Chính sách vượt qua tác động của Covid-19 để phục hồi và phát triển kinh tế" do Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (NEU) phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức, nhóm nghiên cứu đã công bố một số kết quả khảo sát việc tiếp cận gói hỗ trợ đợt 1 cho doanh nghiệp (DN) bị tác động bởi dịch Covid-19.
Khoảng 80% DN được điều tra không nhận được gói hỗ trợ lần 1 của Chính phủ. Lý do chủ yếu là DN không đáp ứng điều kiện, không có thông tin về chính sách. "Đáng chú ý, tỉ lệ DN lớn nhận được gói hỗ trợ nhiều hơn so với DN nhỏ. Trong khi đó, các DN vừa và nhỏ là những đối tượng dễ tổn thương bởi khủng hoảng dịch bệnh. DN chủ yếu tiếp cận được với gói gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, các gói hỗ trợ khác, tỉ lệ tiếp cận thấp" - PGS-TS Bùi Đức Thọ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, nói và cho rằng gói hỗ trợ lần 1 có nhiều chính sách chưa phù hợp, xác định chưa đúng đối tượng, tiêu chí còn khó đáp ứng.
Đánh giá về gói hỗ trợ lần 1, ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhận định cần sớm có đánh giá về kết quả, tỉ lệ giải ngân để từ đó làm rõ nguyên nhân tồn tại, đưa ra các giải pháp hợp lý cho gói hỗ trợ lần 2.
Đồng quan điểm, TS Võ Trí Thành, thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, cho hay hiệu quả của gói chính sách hỗ trợ đợt 1 chưa được như kỳ vọng. Tuy chính sách kịp thời nhưng việc thực hiện không theo tinh thần thời chiến, có nơi còn quá chậm. TS Võ Trí Thành nhấn mạnh gói hỗ trợ lần 2 phải có trọng điểm, hỗ trợ những lĩnh vực, những DN có tính lan tỏa và ít nhất phải thực hiện cả trong năm 2021.
PGS-TS Bùi Đức Thọ cũng kiến nghị Chính phủ cần có các hình thức hỗ trợ phù hợp với các DN ở từng ngành, lĩnh vực và từng giai đoạn. Bên cạnh đó, cần ưu tiên các DN có quy mô nhỏ và vừa bởi khả năng chống chịu kém. "Về gói tiền tệ, cần nới lỏng các điều kiện tín dụng, miễn và giảm lãi. Chính phủ cần kéo dài thời gian các gói hỗ trợ để DN có đủ thời gian phục hồi sản xuất - kinh doanh bền vững; các chính sách hỗ trợ cần rõ ràng, minh bạch về thủ tục cũng như đối tượng được hưởng" - ông Thọ đề xuất và lưu ý cần giảm thiểu những phiền hà về thủ tục và quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt là thủ tục chứng minh về tài chính.
Chưa đến 40 doanh nghiệp cổ phần hoá đúng hẹn 178 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa từ 2016 đến nay. Việc lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt còn chậm. Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội, 128 doanh nghiệp nằm trong kế hoạch cổ phần hoá giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng phê duyệt nhưng...