12 sai lầm thường mắc phải khi tắm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ
Theo số liệu thống kê, tất cả chúng ta đều dành khoảng 1,5 năm cuộc đời trong phòng tắm. Chúng ta dành khoảng 6 tháng để tắm.
Không có gì đáng nói về số liệu thực tế này bởi vì vấn đề vệ sinh là vấn đề hàng đầu và nó đóng một vai trò rất lớn trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, ít người biết rằng khi tắm hay khi sử dụng phòng tắm, chúng ta thường mắc phải một số sai lầm mà đem lại tầm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân.
Dưới đây là 12 lỗi phổ biến nhất mà đa số mọi người đều mắc phải khi tắm.
Sai lầm thứ 1: Không tắm ngay sau khi tập thể dục
Một số người cho rằng lý do duy nhất để họ tắm ngay sau khi tập luyện là do cơ thể họ có mùi. Tuy nhiên, trên thực tế còn có một số lý do khác như mồ hôi chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trên da phát triển, dần dần sẽ gây ra phát ban. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên đi tắm ngay sau khi tập thể dục, càng sớm càng tốt.
Sai lầm thứ 2: Triệt lông chân trước khi làm móng chân
Đừng cạo lông chân trước khi làm móng, bởi dung dịch tẩy rửa móng có thể khiến những vết trầy xước nhỏ trên chân của bạn bị nhiễm trùng.
Sai lầm thứ 3: Không tắm nước lạnh
Ngay trước khi bạn tắm xong, hãy chuyển vòi nước sang chế độ lạnh và tắm nước lạnh trong khoảng 30 giây. Điều này giúp làm tăng khả năng chịu đựng stress của bạn, làm cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động mạnh mẽ hơn và giảm nguy cơ bị trầm cảm. Nhưng lưu ý rằng việc tắm nước lạnh trước khi đi ngủ có thể dẫn đến chứng mất ngủ.
Sai lầm thứ 4: Tắm và gội đầu quá thường xuyên
Những người có mái tóc mỏng hoặc yếu nên tránh gội đầu mỗi ngày. Tốt nhất chỉ nên gội đầu hai lần một tuần để độ ẩm trong tóc vẫn được cân bằng.
Video đang HOT
Ngoài ra, đừng quên rằng việc tắm quá thường xuyên cũng kích thích và làm mất độ ẩm trên da, vì những vi khuẩn có lợi đã bị nước tiêu diệt. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho da.
Sai lầm thứ 5: Quấn tóc ướt bằng khăn tắm
Sau khi gội đầu xong, tóc chúng ta trở nên yếu và dễ gãy hơn. Để tránh điều này, bạn không nên quấn tóc bằng khăn khi chúng vẫn còn ướt. Hơn thế nữa, khi bị bít chặt lại, các tuyến bã nhờn bắt đầu hoạt động tích cực hơn khiến cho tóc bị bết và bẩn nhanh hơn.
Sai lầm thứ 6: Quên vệ sinh đầu vòi hoa sen
Nếu bạn sử dụng vòi hoa sen trong một khoảng thời gian dài, bạn sẽ nhìn thấy một số loại mảng bám trên đó và chúng có thể gây hại cho sức khoẻ cũng như tính mạng của bạn. Các nhà khoa học nhận chứng minh rằng: các vi khuẩn dính trên đầu vòi hoa sen có thể gây ra bệnh phổi.
Sai lầm thứ 7: Dùng đĩa đựng xà phòng
Nếu bạn có một bánh xà phòng trong phòng tắm, hãy chắc chắn rằng nước thoát ra từ nó được truyền xuống phần dưới của đĩa đựng. Nếu không, vi khuẩn có thể sản sinh ngay trên miếng xà phòng đó.
Sai lầm thứ 8: Để dao cạo trong phòng tắm
Để ngăn ngừa vi khuẩn tái tạo trên dao, hãy để nó trên một chiếc khăn khô. Và hãy nhớ thay đổi lưỡi dao thường xuyên.
Sai lầm thứ 9: Sử dụng một chiếc khăn tắm trong thời gian quá lâu
Không nên sử dụng cùng một chiếc khăn tắm trong một khoảng thời quan quá dài. Nếu bạn sử dụng khăn bị ẩm để lau người, các vi khuẩn trên đó sẽ làm hại bạn. Nhà vi sinh vật học Philip Tierno khuyến cáo không nên sử dụng cùng một chiếc khăn quá 3 lần.
Sai lầm thứ 10: Không vệ sinh lại bồn tắm ngay sau khi tắm
Đừng quên rửa bồn tắm sau khi tắm. Môi trường ẩm ướt kích thích sự sản sinh của vi khuẩn, như E.coli. Vệ sinh, cọ rửa bồn tắm thường xuyên giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công và làm giảm khả năng nhiễm trùng.
Sai lầm thứ 11: Để miếng bông tắm trong phòng tắm
Để miếng bọt biển gần vòi hoa sen sẽ làm các loại vi khuẩn đua nhau sinh sản, bởi vi khuẩn phát triển nhanh trong môi trường ẩm ướt. Vì vậy, để đảm bảo miếng bông tắm của bạn luôn sạch sẽ, hãy để treo chúng ở một nơi khô ráo.
Sai lầm thứ 12: Không rửa chân khi tắm
Một số người không rửa chân khi tắm vòi hoa sen, vì học nghĩ rằng xà phòng và nước chảy xuống cơ thể và bàn chân được rửa sạch theo cách này. Thật không may, điều đó không hề đúng và nếu bạn không rửa chân cẩn thận, bạn có thể bị nấm móng chân.
Hồ Tiên
Theo Dân trí
Cứ mỗi khi gió lạnh tràn về, cư dân mạng lại kêu than căn bệnh gây ngứa ngáy khắp cơ thể này
Tiết trời mát mẻ của mùa thu khiến những người có cơ địa da nhạy cảm dễ gặp phải các bệnh dị ứng. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm không khí hanh khô nên khiến nhiều loại vi khuẩn sinh sôi mạnh hơn.
Trên Facebook gần đây lại lan truyền nhau một vài hình ảnh về bệnh mề đay - một căn bệnh thường gặp phải rất nhiều trong tiết trời trở lạnh của mùa thu. Theo chia sẻ từ người đăng thì cứ mỗi khi gió lạnh tràn về, nhiều người sẽ gặp phải tình cảnh ngứa ngáy, khó chịu do bệnh mề đay gây ra. Đặc biệt, nếu càng gãi thì sẽ càng lan rộng và nổi thành mảng to trên cánh tay như hình ảnh.
Nguồn: Trần Đức Cường.
Nguyên nhân gây ra bệnh mề đay là do đâu?
Thời tiết mùa thu thường man mát, dễ chịu, kéo theo đó là độ ẩm cũng tăng cao hơn so với mùa hè. Đây cũng chính là thời điểm thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh như nấm mốc, vi khuẩn, virus... sinh sôi phát triển, từ đó khiến bạn dễ gặp phải các bệnh dị ứng, trong đó có bệnh mề đay.
Những người mắc bệnh mề đay thường bị nổi phát ban trên da, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này sẽ kéo dài nhiều ngày và khi càng gãi ngứa thì sẽ càng lan rộng ra xung quanh.
Ngoài yếu tố thời tiết, độ ẩm thì một số yếu tố khác như dị ứng với phấn hoa, hải sản, thuốc, động vật... cũng là những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Một số biện pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mề đay
- Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: Một không gian thoáng mát, sạch sẽ chính là yếu tố hàng đầu giúp bạn phòng tránh được các tác nhân gây dị ứng, mẩn ngứa khi tiết trời vào thu. Do vậy, bạn nên chú ý dọn sạch những nơi ẩm ướt trong nhà để tránh nấm mốc sinh sôi phát triển, gây bệnh mề đay.
- Tránh xa các chất dễ gây kích ứng: Một số chất gây kích ứng có trong dung dịch tẩy rửa, nước lau sàn, nhà vệ sinh... cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay. Vậy nên, tốt nhất thì bạn hãy mở quạt thông gió ở trong nhà thường xuyên, đồng thời lau sàn nhà sạch sẽ, giặt thảm và hút bụi định kỳ để ngăn chặn các tác nhân gây hại.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên bổ sung đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của mình, đồng thời giữ ấm cho cơ thể để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh mề đay trong mùa này. Một số loại vitamin mà bạn nên bổ sung mỗi ngày là vitamin C, vitamin B, vitamin D... Bên cạnh đó, hãy uống đủ nước trong ngày để giúp cơ thể được lọc sạch các độc tố ra ngoài.
- Tập luyện thường xuyên: Việc tăng cường tập luyện trong thời tiết chuyển lạnh sẽ giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh, ổn định, máu huyết lưu thông tốt và bảo vệ được làn da khỏi bệnh mề đay, mẩn ngứa trong mùa thu.
Theo Helino
Vì 1 sai lầm, người phụ nữ bị nhiễm trùng, hôn mê 9 ngày, suýt mất 2 chân: Lời cảnh tỉnh cho những ai thích "dọn dẹp vùng kín" Một người phụ nữ đã bị hôn mê trong 9 ngày và suýt phải cắt cụt 2 chân chỉ vì thói quen "dọn dẹp vùng kín" này của mình. Từ một vết xước nhỏ mà suýt mất 2 chân, tệ hơn là cả mạng sống Dana Sedgewick, 44 tuổi, sống tại Sheffield, Mỹ, có thói quen "dọn dẹp vùng kín". Thế nhưng, cô...