12 quốc gia thành viên EU kêu gọi sớm đưa ra mục tiêu khí hậu năm 2030
EC đang cân nhắc trong năm nay nâng mục tiêu khí hậu của EU năm 2030, theo đó cắt giảm 50% hoặc 55% lượng khí nhà kính so với mức năm 1990, thay vì mức tối thiểu 40% như hiện nay.
Một người đàn ông biểu tình khi Greenpeace tổ chức cuộc biểu tình về khí hậu tại sân bay Amsterdam Schiphol ở Schiphol, Hà Lan ngày 14/12/2019. (Nguồn: Reutres)
Theo hãng tin Reuters, 12 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu ( EU) kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) đẩy nhanh tiến trình ấn định mục tiêu khí hậu mới vào năm 2030, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc ( COP26) sắp tới.
EC đang cân nhắc trong năm nay nâng mục tiêu khí hậu của EU năm 2030, theo đó cắt giảm 50% hoặc 55% lượng khí nhà kính so với mức năm 1990, thay vì mức tối thiểu 40% như hiện nay.
Tuy nhiên, trong một bức thư được 12 quốc gia EU ký tên, các nước này cho rằng EC cần đưa ra một kế hoạch về mục tiêu khí hậu trước hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc vào tháng 11 tới để các nước thành viên EU có thời gian thông qua mục tiêu cắt giảm cuối cùng.
Bức thư nêu rõ các cuộc thảo luận giữa các quốc gia thành viên về mục tiêu khí hậu cuối cùng của EU vào năm 2030 cần phải bắt đầu muộn nhất vào tháng Sáu tới. Điều này đòi hỏi EC phải đưa ra Kế hoạch Mục tiêu Khí hậu 2030 sớm nhất có thể và tốt nhất là trước tháng Sáu tới.
Các nước ký tên trong bức thư gửi EC nói trên gồm Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Italy, Hà Lan, Luxembourg, Áo, Bồ Đào Nha, Slovenia, Latvia và Pháp.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, các bên tham gia Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu sẽ nhóm họp tại COP26, được tổ chức ở Glasgow, Scotland vào tháng 11 tới.
Tại hội nghị này, các bên cần phải cam kết thực hiện các mục tiêu khó khăn hơn về giảm phát thải. Theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, mỗi quốc gia cam kết cắt giảm lượng khí thải trong nước.
Tuy nhiên, với những cam kết hiện tại của các nước, nhiệt độ toàn cầu vẫn có nguy cơ tăng thêm 3 độ C vào cuối thế kỷ này, cao hơn nhiều so với mức mà các nhà khoa học cho rằng có thể tránh được những tác động tàn phá nhất của tình trạng biến đổi khí hậu./.
Theo Trần Quyên (TTXVN/vietnamplus.vn)
Sau điện đàm gây phẫn nộ, Thủ tướng Anh hoãn thăm Mỹ
Thủ tướng Anh đã hoãn kế hoạch thăm Mỹ sau khi ông có cuộc điện đàm đầy cảm xúc với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
The Sun ngày 13/2 dẫn nguồn tin từ Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết Thủ tướng Boris Johnson đã quyết định hoãn kế hoạch hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump đến tháng 6/2020 để dành thời gian tập trung vào các vấn đề đối nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Anh Boris Johnson (phải).
Chuyến thăm này dự định sẽ bao gồm nhiều vấn đề về hợp tác song phương. Nhân dịp năm mới 2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời ông Johnson tới thăm Nhà Trắng nhằm thảo luận một thỏa thuận thương mại mới "lớn" sau khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.
Cuộc gặp ban đầu được lên kế hoạch vào đầu năm nay song đã được hoãn tới giữa năm, thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7).
Dường như ông Johnson đã chuẩn bị nhiều vấn đề đối nội để thảo luận trong thời gian tới. Người phát ngôn của ông Johnson cho biết Thủ tướng đã quyết định thành lập ban tư vấn kinh tế nhằm tăng cường sự kiểm soát của Thủ tướng đối công tác quản lý kinh tế.
Ban tư vấn kinh tế sẽ gồm một số nhân vật thuộc văn phòng Thủ tướng và Bộ Tài chính Anh.
Đội ngũ thành viên tham gia ban tư vấn kinh tế sẽ được triển khai trong vài tuần tới, với việc bổ nhiệm ông Rishi Sunak làm tân Bộ trưởng Tài chính thay thế ông Sajid Javid.
Có lẽ vấn đề đối nội là sự thật khiến Thủ tướng Anh từ chối đến thăm Mỹ vào dịp này. Tuy nhiên, giới quan sát cũng phát hiện những vấn đề khác biệt giữa Anh và Mỹ thời gian gần đây có thể ảnh hưởng đến nội dung cuộc họp.
Cụ thể là Tổng thống Mỹ đã đề cập tới các thỏa thuận thương mại song phương hậu Brexit và nhắc lại những cảnh báo về rủi ro an ninh mạng trong khi triển khai hạ tầng 5G có sự tham gia của công ty Trung Quốc- Huawei.
Theo các nguồn tin ngoại giao tường thuật lại, Tổng thống Trump được cho là đã "nóng giận" giữa cuộc trò chuyện và dường như đã có những lời quát tháo. Cuối cùng ông Trump đã kết thúc cuộc điện đàm bằng một cái dập máy đầy phẫn nộ.
Một quan chức Nhà Trắng nói rằng, cuộc trò chuyện đã diễn ra theo cách "rất khó khăn" và nguồn tin thứ hai cho rằng ông Trump đã bày tỏ quan điểm của ông bằng những từ ngữ "cá nhân" mạnh mẽ.
Trong khi đó, các quan chức Chính phủ Anh có hiểu biết về tình hình cho rằng cuộc điện đàm đã diễn biến theo chiều hướng "đầy bất ngờ" nhưng cho thấy tính tiêu cực nhiều hơn. Các quan chức Anh cũng ngạc nhiên trước thái độ "hung dữ" của Tổng thống Mỹ đối với ông Johnson.
Trước khi có cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh hồi tuần này, ông Trump và các giới chức an ninh của Mỹ đã nhiều lần cảnh báo và đe dọa Anh nếu lựa chọn hợp tác với Huawei. Anh có thể sẽ không được Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nếu cố chấp nhưng cuối cùng London vẫn không đồng tình.
Anh khẳng định sẽ đa dạng hóa các nhà cung cấp thiết bị 5G cho hạ tầng viễn thông quốc gia. Giới hạn thiết bị của một nhà cung cấp chỉ ở mức 35%. Bên cạnh đó, một nhà cung cấp cũng sẽ bị loại khỏi tất cả các mạng liên quan đến an toàn và các vị trí địa lý nhạy cảm, như các địa điểm hạt nhân và căn cứ quân sự.
Kim Hoa
Theo Datviet
EU thông qua hiệp định thương mại với Việt Nam Nghị viện Châu Âu (EP) ngày 12/2 bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu ÂU (EU). Cụ thể, EVFTA được thông qua với 401 phiếu thuận, còn EVIPA được thông qua với 407 phiếu thuận. Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh ngày 12/2...