12 phát minh của Nhật Bản làm thay đổi cuộc sống của cả thế giới
Sự sáng tạo của người Nhật đã phần nào làm thay đổi diện mạo của thế giới trong suốt nhiều năm qua.
Tới năm 2013, từ “selfie” mới chính thức được đưa vào từ điển Oxford, tuy nhiên, những chiếc gậy chụp ảnh đã có mặt trước đó khá lâu. Mặc dù còn gây nhiều tranh cãi, nhưng chiếc gậy selfie đầu tiên được đăng kí bản quyền vào đầu những năm 1980, bởi 2 nhà thiết kế người Nhật Bản Hiroshi Ueda và Yujiro Mima.
Ngày nay, hát karaoke đã trở thành một trong những cách giải trí phổ biến nhất thế giới. Ít ai biết rằng, chiếc máy hát karaoke đầu tiên được một tay trống Nhật Bản có tên Daisuke Inoue phát minh ra từ năm 1971.
PlayStation 2 được phát hành vào năm 2000 bởi hãng Sony tại Nhật Bản. Đây là thiết bị điện tử gia đình bán chạy nhất mọi thời đại với hơn 155 triệu bản đã được bán ra. Ra đời 6 năm sau PlayStation 1, đã có hơn 3,800 tựa game được phát hành kể từ khi máy này được ra mắt.
Máy nghe nhạc Sony Walkman đã thay đổi cách nghe nhạc của cả thế giới. Nó cho phép người ta nghe được nhạc từ băng cát-xét ngay cả khi đang di chuyển. Sony cho ra mắt chiếc máy Walkman đầu tiên vào năm 1979, nó đã bán hết sạch chỉ sau 1 tháng và trở thành hiện tượng toàn cầu ngay sau đó.
Video đang HOT
Đầu băng VHS ra đời tại Nhật Bản vào năm 1976. Đây là phát minh mang tính đột phá tại thời điểm đó, cho phép người xem TV ghi lại các chương trình chiếu trên truyền hình để xem sau đó.
Năm 1955, công ty điện tử Toshiba đã ra mắt nồi cơm điện đầu tiên trên thế giới. Phát minh này nhanh chóng gặt hái thành công và trở thành biểu tượng cho sự giàu có trước khi lan rộng toàn cầu. Giờ đây, bạn có thể thấy nồi cơm điện ở bất cứ đâu trên thế giới.
Tàu cao tốc là một loại tàu di chuyển siêu nhanh, đạt vận tốc tối đa 400km/h. Con tàu cao tốc đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản năm 1964.
Khoảng những năm 1930, 3 nhà khoa học Nhật Bản Isamu Akasaki, Hiroshi Amano và Shuji Nakamura, đã sử dụng các chất bán dẫn để chế tạo ra loại đèn LED siêu sáng màu xanh lá cây đầu tiên. Công nghệ đèn LED là một phát minh mang tính cách mạng và được sử dụng trong nhiều sản phẩm như TV, điện thoại di động, máy tính…
Máy tính bỏ túi đầu tiên trên thế giới là một phát minh của Nhật Bản, được ra đời từ năm 1970 và hiện đã được sử dụng trên phạm vi toàn cầu.
Epson HX-20 là chiếc máy tính xách tay đầu tiên trên thế giới. Nó được ra mắt năm 1982, có 1 bàn phím, màn hình LCD, máy in và sạc pin tích hợp ngay trên thân máy.
Hệ thống định vị trên ô tô được ra mắt lần đầu vào năm 1981 bởi công ty Honda. Nó được gọi là Electro Gyro-Cator và sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính. Hệ thống này không dựa trên vệ tinh. Tuy còn nhiều nhược điểm khi mới được ra mắt nhưng đây được coi là tiền đề phát triển cho nhiều hệ thống định vị sau này.
Công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới được manh nha từ những năm 1980 khi tài liệu về chiếc máy in 3D đầu tiên được nhà sáng chế Hideo Kodama ra mắt tại Nhật Bản.
Theo Danviet
"Tủ lạnh" 2.400 tuổi trữ băng đá suốt mùa hè ở sa mạc
Các kỹ sư Ba Tư thời cổ đại, từ hàng ngàn năm trước đã sáng tạo ra loại "tủ lạnh" không dùng điện, có thể bảo quản băng đá và thực phẩm qua mùa hè ở sa mạc bỏng rát.
Yakhchl vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở Yazd, Iran.
Theo Vintage News, trên sa mạc khô cằn của đế quốc Ba Tư cổ đại, các kỹ sư đã phát triển công nghệ bền vững có thể lưu trữ cả băng đá suốt mùa hè. Công nghệ này xuất hiện từ những năm 400 trước Công nguyên, rất xa trước khi con người phát minh ra điện.
Yakhchl là thiết bị làm mát cổ có hình nón cao và rỗng ruột. Khoảng không bên trong được dùng để lưu giữ băng đá, thực phẩm và nhiều đồ dễ hỏng khác. Phương pháp giữ lạnh hiệu quả giữa nền nhiệt độ cực cao tại sa mạc này tưởng chừng như phức tạp nhưng lại hết sức đơn giản, ngay cả những gia đình nghèo khó nhất cũng có thể sử dụng được.
Khoảng trống bên trong yakhchl có sức chứa tới 5.000 m3.
Băng đá được người Ba Tư cổ đại thu thập từ các dãy núi gần đó trong suốt mùa đông và cất giữ trong yakhchl. Phần lớn những chiếc "tủ lạnh" sơ khai này có kênh nước ngầm riêng bên dưới để dẫn nước từ sông suối lân cận.
Yakhchl là kiến trúc vòm làm từ bùn cao vượt hẳn lên so với mặt đất khoảng 18 mét. Bên trong công trình là một khoảng trống có sức chứa lên tới 5.000 m3 và tường dày ít nhất hai mét. Những bức tường xây từ loại vữa có tên "sarooj". Đây là hỗn hợp đặc biệt của cát, đất sét, lòng trắng trứng, chanh, lông dê và tro. Toàn bộ các thành phần được trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định để tạo ra loại vữa có tác dụng cách nhiệt và còn có khả năng chống nước hiệu quả.
Yakhchl gần thành phố Kerman, Iran.
Công trình ngoài trời này có hệ thống thông gió riêng, nhằm duy trì nhiệt độ đóng băng cho không gian bên trong vào mùa hè. Một số yakhchl được xây từ hàng trăm năm trước hiện vẫn còn đứng vững.
Ngày nay, ở Iran, Afghanistan và Tajikistan, thuật ngữ "yakhchl" vẫn được sử dụng để chỉ những chiếc tủ lạnh hiện đại trong gia đình.
Theo Danviet
Nông dân TQ tự chế tạo xe tăng hoạt động như thật Thấy sự thiếu thốn phương tiện ở trường quân sự nơi con trai học tập, một nông dân ở Trung Quốc bèn tự chế tạo mô hình xe tăng chiến đấu có thể hoạt động như thật. Ông Peng và những người bạn mất hơn 1 năm để chế tạo mô hình có thể hoạt động của xe tăng Type 99. Nông dân...