12 ngành học không bao giờ lo thất nghiệp
Bảng xếp hạng giai đoạn 2014-2015 của tổ chức Thống kê giáo dục đại học – Higher Education Statistics Agency (HESA), Anh đã chỉ ra 12 ngành nghề đang rất “khát” nhân lực và tất nhiên cơ hội việc làm sẽ cao hơn nhiều.
1. Y khoa và Nha khoa. Đứng đầu trong danh sách những lĩnh vực không bao giờ sợ bị thất nghiệp, 96,6% số sinh viên thuộc khối Y khoa và Nha khoa đã tìm được việc làm hoặc tham gia nghiên cứu cao hơn trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp năm học 2014-2015.
2. Thú y. Đứng thứ 2 trong danh sách thống kê tỷ lệ việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp, với 95,9%, nhiều năm liền, chuyên ngành Thú y luôn chứng minh độ “hot” của nó.
3. Nghiên cứu y học. 95,3% sinh viên theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu y học nhanh chóng tìm được việc làm khi vừa tốt nghiệp. Theo các nhà phân tích, loài người mặc dù đã đạt được những thành công lớn trong y học, song tỉ lệ người chết vẫn cứ liên tục tăng lên. Những bệnh lạ và nguy hiểm cũng xuất hiện ngày càng nhiều và luôn luôn đe doạ tính mạng con người. Do vậy, chúng ta sẽ luôn cần những người nghiên cứu ra các phương pháp điều trị mới.
4. Giáo dục. Dù xã hội có phát triển đến cỡ nào, giáo dục cũng luôn là cần thiết và những người truyền thụ giáo dục cũng không bao giờ thừa. Điều này đã được chứng minh qua 94,4% những người có bằng cấp liên quan đến giáo dục tìm được việc hoặ học cao hơn ngay khi rời khỏi giảng đường đại học.
Video đang HOT
5. Kiến trúc, Xây dựng và Quy hoạch. Đây là tin tốt lành cho các sinh viên theo đuổi khối ngành này khi có tới 90,1% tìm được một công việc tốt hoặc nghiên cứu sâu hơn sau khi tốt nghiệp.
6. Luật. Nếu muốn tìm kiếm một sự lựa chọn bằng cấp gần như bảo đảm công việc dễ dàng và được trả mức lương khá thì nên nghĩ ngay đến ngành luật. Nhận định này càng đúng trong thời đại ngày nay, với 89,9% sinh viên tìm được hướng phát triển của mình sau khi tốt nghiệp. Khoảng một nửa trong số đó tham gia các chương trình nghiên cứu cao hơn.
7. Sinh học. Với sự bùng nổ của ngành công nghệ sinh học, khoảng 89,2% sinh viên ra trường vào năm học 2014-2015 nhanh chóng có việc làm.
8. Kinh doanh và Quản lý. Từ 85% sinh viên tốt nghiệp có trình độ kinh doanh tìm được việc làm vào năm 2013 đã tăng lên 88,3% cho thấy sức nóng của khối ngành này.
9. Ngôn ngữ. Khả năng sử dụng ngôn ngữ khác là một trong những kỹ năng được các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất trong thị trường lao động hiện nay. 88% sinh viên có việc làm ngay sau khi kết thúc năm hoạc 2014-2015 đã chứng minh điều đó.
10. Nghệ thuật Sáng tạo và Thiết kế. Nghệ thuật Sáng tạo và Thiết kế là một trong những lĩnh vực có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm hoặc tiếp tục con đường nghiên cứu chuyên sâu khá cao – 87,9% sau 6 tháng.
11. Kỹ thuật và Công nghệ. Các chuyên gia đã từng có những dự đoán đầy kỳ vọng vào sự phát triển mạnh mẽ của “bộ tứ” gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học và cho đến nay, đây là nhận định hoàn toàn đúng đắn. Năm 2014-2015, 87,8% sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật – Công nghệ tìm được việc trong vòng 6 tháng.
12. Nghiên cứu lịch sử và triết học. 87,7% số sinh viên chuyên ngành nghiên cứu triết học và lịch sử nhanh chóng tìm được việc làm hoặc tham gia nghiên cứu sâu hơn trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp, đánh bại tỷ lệ các sinh viên ngành vật lý và khoa học máy tính. Con số này tăng từ 85,4% vào năm 2013.
Theo Danviet
Lưu chiểu điện tử báo nói, báo hình, báo điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí.
Theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử.
Về hoạt động lưu chiểu điện tử, Nghị định quy định cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử có văn bản thông báo cho cơ quan báo nói, báo hình, báo điện tử để kết nối theo quy định. Trong văn bản thông báo phải nêu phương án kết nối, truyền dẫn tín hiệu phát sóng (đối với báo nói, báo hình), phương án kết nối và truy xuất các tác phẩm báo chí đăng tải trên trang báo điện tử (đối với báo điện tử) về hệ thống lưu chiểu điện tử của cơ quan thực hiện lưu chiểu; thời gian, địa điểm thực hiện việc kết nối.
Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí phát biểu. Ảnh: VPCP.
Sau khi kết nối, cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử kiểm tra, đảm bảo tác phẩm đã được lưu tại hệ thống và xác nhận với cơ quan báo chí sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tác phẩm báo chí.
Cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử tổ chức lưu giữ nguyên trạng nội dung tác phẩm báo chí trên hệ thống lưu chiểu; tổ chức phân loại nội dung để lưu giữ phục vụ công tác quản lý.
Nghị định quy định đối với báo nói, báo hình, thời gian lưu giữ nguyên trạng tối thiểu là 06 tháng kể từ ngày được phát sóng lần đầu. Đối với báo điện tử, thời gian lưu giữ nguyên trạng tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày đăng tải lần đầu.
Các tác phẩm trong hệ thống lưu chiểu điện tử phải được bảo quản an toàn và lưu giữ nguyên trạng về nội dung thông tin. Cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn, tính toàn vẹn, khả năng truy xuất và sử dụng các biện pháp kỹ thuật để việc phân loại, lưu giữ được thuận lợi nhưng không làm thay đổi nội dung của tác phẩm.
Tác phẩm báo chí lưu chiểu điện tử được sử dụng để phục vụ công tác quản lý nhà nước về báo chí, gồm: Đánh giá, nhận xét về nội dung thông tin theo chuyên đề, sự kiện, cho các cuộc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành thường xuyên và đột xuất theo yêu cầu.
Theo Danviet
Kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm sạch Ngày 23/8, tại Hà Nội, Báo điện tử Trí thức trẻ phối hợp với Ảnh: VGP/Đỗ Hương Theo Sở NN&PTNT TP. Hà Nội, với dân số khoảng 10 triệu người, mỗi ngày nhu cầu tiêu thụ khoảng 1.000 tấn thịt các loại, 600 tấn cá, 3.200 tấn rau. Thế nhưng danh sách địa chỉ cung cấp sản phẩm nông sản sạch được xác...