12 màn chơi mở đầu xuất sắc nhất trong lịch sử video game (P1)
Tựa game “Uncharted” đầu tiên phải nói là rất hay, nhưng màn chơi mở đầu của “Uncharted 2″ phải nói là thổi bay sự mong đợi của fan hâm mộ và lời thông báo thay mặt nhà phát triển Naughty Dog tới tay người chơi rằng: “Chúng tôi mới chỉ bắt đầu mà thôi.” Sự nguy hiểm, kịch tính, đậm chất điện ảnh và cả những câu thoại đầy giọng châm biếm lém lỉnh của Nathan Drake đã giúp tạo nên một trong những cảnh hành động đáng nhớ nhất trong lịch sử ngành game.
Điều gì tạo nên một màn chơi mở đầu tuyệt vời cho một video game? Màn đầu tiên có thể coi là lời giới thiệu tới thế giới quan, cốt truyện và cơ chế gameplay của một tựa game đến tay người chơi. Với tầm quan trọng như thế, nó cần mang lại một cảm giác hứng thú, lôi cuốn và giúp người chơi hiểu được rằng đủ điều tuyệt vời hơn nữa đang đợi mình khám phá ở phía trước.
Các tựa game mới thời nay thường có một phần chơi hướng dẫn quá dài khiến người chơi cảm thấy mình như là một đứa trẻ đang bị giáo huấn thay vì được tự mình trải nghiệm thế giới ảo. Các tựa game thời xưa lại làm điều ngược lại, quẳng luôn người chơi vào một thế giới tàn khốc, đầy thử thách mà chẳng hề báo trước lấy một tiếng. Các màn chơi mở đầu tuyệt vời nhất có thể coi là nằm giữa hai thái cực đối lập này.
Sau đây, ta sẽ đến với nửa đầu của danh sách 12 màn chơi mở màn có sức ảnh hưởng, xuất sắc bậc nhất trong lịch sử video game, và không ngạc nhiên khi chúng cũng đến từ những game đỉnh bậc nhất.
Prologue – “ The Last of Us”
Ra mắt năm 2013, nhưng đoạn chơi mở màn của “The Last of Us” sẽ còn đọng lại trong tâm trí nhiều người chơi trong nhiều năm tới, bởi sự hoàn thiện về mọi mặt. Từ kịch bản, diễn xuất và hiệu ứng hình ảnh, đoạn mở màn này đã tạo nên một thước đo tiêu chuẩn cực cao mà hiếm có một cái tên nào khác chạm đến được. Chắc chẳn là chẳng có ai nghĩ rằng mình sẽ khóc vì một game ngay từ cảnh mở màn đâu? Tất cả đều lầm to rồi.
Welcome to Rapture – “BioShock”
Một chiếc máy bay đâm xuống biển, bạn bơi đến một ngọn hải đăng rồi đi xuống dưới biển sâu và khám phá một thành phố xa hoa dưới nước… hay những gì còn lại của nó. Bạn chiến đấu với kẻ địch Splice đầu tiên trước khi biết rằng Splicer là gì, rồi một người đàn ông liên lạc với bạn qua radio, nhờ vả bạn giúp đỡ một cách lịch sự và thế là hành trình phiêu lưu bắt đầu. Đoạn mở màn hoàn hảo của “BioShock” mang đến một trải nghiệm hình ảnh, dẫn truyện y như phim ảnh vậy.
Video đang HOT
Level 1-1 – “ Super Mario Bros.”
Màn chơi này được thiết kế tuyệt vời đến mức đã trở thành điều luật cho cả nhiều thế hệ về sau. Nó dạy cho người chơi cách nhảy lên đầu của một Goomba và cách đá mai rùa Koopa Troopa, giới thiệu tới người chơi công dụng và hình dáng của từng vật phẩm quan trọng như nấm biến lớn, hoa lửa và ngôi sao vô địch, cộng thêm một đoạn ống nước dẫn xuống hang ngầm nữa chứ.
Chapter 1-1 – “Resident Evil 4″
Không còn biệt thự với đầy zombie nữa, cũng không còn khung cảnh thành phố hoang tàn nữa, “Resident Evil 4″ dẫn người chơi khám phá một ngôi làng Đông Âu với… nông dân zombie? Thật khó để nói chính xác khi người chơi gặp mặt các dân làng lần đầu tiên, nhưng ta chỉ biết có một điều gì đó không ổn, rất rất không ổn đang diễn ra ở nơi đây. Đó là lúc nỗi sợ hãi bắt đầu lan tỏa cơ thể bạn và bạn biết rằng đây sẽ là một tựa game kinh dị vô cùng tuyệt vời.
Green Hill Zone – “Sonic the Hedgehog”
Tốc độ, màu sắc tươi sáng và hiệu ứng âm thanh đặc biệt khi Sonic ăn vòng, nhảy lên đầu kẻ địch đã ăn sâu vào trí óc của người trải nghiệm và nó còn tồn tại ở đó mãi cho tới tận lúc này. Màn chơi này đã giúp Sega tạo ra một trong những thương hiệu game thành công nhất mọi thời đại và giúp tiêu thụ hàng triệu hệ máy console Genesis của họ.
A Rock and a Hard Place – “Uncharted 2: Among Thieves”
Tựa game “Uncharted” đầu tiên phải nói là rất hay, nhưng màn chơi mở đầu của “Uncharted 2″ phải nói là thổi bay sự mong đợi của fan hâm mộ và lời thông báo thay mặt nhà phát triển Naughty Dog tới tay người chơi rằng: “Chúng tôi mới chỉ bắt đầu mà thôi.” Sự nguy hiểm, kịch tính, đậm chất điện ảnh và cả những câu thoại đầy giọng châm biếm lém lỉnh của Nathan Drake đã giúp tạo nên một trong những cảnh hành động đáng nhớ nhất trong lịch sử ngành game.
Theo Ranker
Nếu thích bom tấn "Logan", bạn sẽ yêu thích các tựa game đỉnh này
Ngay từ những hình ảnh phim mới được công bố đầu tiên, cộng đồng gamer đã lập tức phát hiện ra sự tương đồng về diện mạo giữa Logan và Joel của "The Last of Us", nhưng bên cạnh đó còn có sự chia sẻ chung nhất định về cả phần cốt truyện nữa.
Không ít fan hâm mộ đang tán dương "Logan" là một trong những bộ phim siêu anh hùng xuất sắc nhất được lên màn bạc trong thời gian gần đây. Với hướng xây dựng nội dung khác biệt, tập trung chính vào cốt truyện và cảm xúc của nhân vật cùng cột mốc đánh dấu sự kết thúc của một thế hệ, bộ phim này sẽ còn được nhớ đến lâu lâu nữa bởi fan hâm mộ.
Hầu hết những người yêu mến phim sẽ muốn quay trở lại rạp để xem lần hai, lần ba hoặc chờ đợi đến lúc bản DVD/Blu-Ray phát hành để nghiền đến chán thì thôi. Nhưng với các gamer như chúng ta thì lại có thể tìm thấy linh hồn của "Login" trong một số tựa game nổi tiếng dưới đây.
Nếu bạn thích phong cách phim, hãy chơi "Red Dead Redemption"
"Logan" mang đến một sự cân bằng và có tính đột phá nhất định giữa yếu tố hành động mãn nhãn và một cốt truyện nghiêm túc đầy xúc động. Trong khi Rockstar hiếm khi cho ra đời một tựa game cực kỳ nghiêm túc, "Red Dead Redemption" lại là một minh chứng cho thấy họ hoàn toàn có thể làm được điều này nhưng chẳng qua không muốn mà thôi.
Hai sản phẩm này có điểm gì chung? Theo rất nhiều cách khác nhau, "Logan" giống như một bộ miền Tây thời hiện đại. Và trong khi nhân vật chính trong phim không cưỡi ngựa mà lái xe limo, đụng độ đủ dạng thành phần xã hội, chúng ta không thể không thấy sự tương đồng với hành trình phiêu lưu của John Marston.
Nếu bạn thích nhân vật phim, hãy chơi "Telltale's The Walking Dead"
Sự tương đồng giữa câu chuyện trong "Telltale's The Walking Dead" và "Logan" là khá rõ ràng, nhưng điểm giống nhau nhất giữa chúng phải là cách xây dựng và phát triển nhân vật. Về hình dáng bên ngoài, Lee và Logan không có gì gọi là điểm chung khi Lee là một người đàn ông da màu bình thường, còn Logan là một người đột biến đang già nua, nhưng về mặt nội tâm thì lại hoàn toàn ngược lại.
Trong game, Lee nhanh chóng trở thành người bảo vệ kiêm thầy dạy sinh tồn của Clementine và điều đó đã thúc đẩy anh ta tìm thấy sức mạnh và sự quyết định trong bản thân mà bình thường không thể có. Hành trình phiêu lưu của Lee cũng như của Logan, có sự gian khổ, tối tăm mịt mù về một tương lai bất định, hi sinh bằng cả máu và nước mắt để đảm bảo sự an toàn cho người mình yêu thương.
Mặt khác, Clementine có thể là một đứa trẻ nhưng trí tuệ và tiềm năng của cô bé là rất rõ ràng ngay từ những tình cảnh đầu tiên. Khi chúng ta mới gặp Clementine, cô bé đã sống sót qua bước đầu của cuộc thảm họa và tận mắt chứng kiến cái chết của người trông trẻ. Sau đó, cô bé còn cứu mạng của Lee trong tư cách một người xa lạ, trước khi hai người bắt đầu xây dựng một mối quan hệ hình tượng cha-con. Tuy không bá đạo như X-23 nhưng vai trò của Clementine trong game cho thấy một mối liên hệ rõ ràng.
Nếu bạn thích câu chuyện phim, hãy chơi "The Last of Us"
Ngay từ những hình ảnh phim mới được công bố đầu tiên, cộng đồng gamer đã lập tức phát hiện ra sự tương đồng về diện mạo giữa Logan và Joel của "The Last of Us", nhưng bên cạnh đó còn có sự chia sẻ chung nhất định về cả phần cốt truyện nữa.
Về cơ bản, câu chuyện của "Logan" là về hành trình của một ông bố bá đạo và một người con (siêu nguy hiểm), đi tìm kiếm một nơi an toàn cho thế hệ dị nhân mới sau cuộc khủng hoảng dị nhân trên thế giới. Ở "The Last of Us", câu chuyện của hai nhân vật chính cũng gần giống như vậy. Joel và Ellie bảo vệ và học hỏi lẫn nhau trên hành trình nguy hiểm tìm kiếm một nơi an toàn ở nước Mỹ hậu tận thế.
Cả hai câu chuyện này đều có chứa đựng yếu tố phiêu lưu, bạo lực, nguy hiểm, tính chân thực và trên hết là vô cùng xúc động, khiến người xem/người chơi có một tình cảm gắn bó đặc biệt với nhân vật hư cấu trên màn hình.
Theo Creators
12 tựa game căng thẳng khiến "máu dồn lên não" nhất mà bạn từng chơi Trong "The Last of Us", bạn có như bất tử mạng sống, có sinh lực dồi dào và không phải đối mặt với sự lựa chọn cân não nào cả. Tuy nhiên, nhất cử nhất động của bạn lại kéo theo những áp lực vô cùng nặng nề. Bởi lẽ mục tiêu duy nhất của trò chơi là sống sót, bạn sẵn sàng...