12 lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe sau khi sinh
Không kiểm tra sức khỏe sau sinh, hay uống trà, thường xuyên ăn socola, tắm nước lạnh… sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
1. Không kiểm tra sức khỏe sau sinh
Nếu không kiểm tra sức khỏe sau khi sinh, bạn sẽ không phát hiện sớm các biến chứng hoặc dấu hiệu bất thường để được chữa trị kịp thời, rất dễ để lại hậu quả về sau. Vì thế, 6 – 8 tuần sau khi sinh, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe tổng thể để biết cơ thể và đặc biệt cơ quan sinh sản đã trở về trạng thái như lúc trước khi mang thai chưa. Trong trường hợp nhận thấy cơ thế có cảm giác khó chịu đặc biệt, bạn có thể đến bệnh viện sớm hơn khoảng thời gian trên.
2. Thường xuyên ăn socola
Chất theobromine có trong socola có thể thâm nhập vào cơ thể bé sơ sinh thông qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng không tốt cho tim và hệ thống thần kinh của bé, dẫn đến chứng khó tiêu, ngủ không ngon giấc, hay khóc không ngừng. Ngoài ra, ăn nhiều socola khiến phụ nữ sau sinh giảm cảm giác thèm ăn.
3. Hay uống trà
Một số loại trà có tác dụng kích thích cơ thể người mẹ tiết sữa nhưng nói chung trong lá trà có chứa axit tanic gây ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, khiến sản phụ dễ bị thiếu máu sau sinh. Hơn nữa, trong trà còn chứa caffein khiến không chỉ mẹ khó ngủ, cản trở quá trình phục hồi thể chất mà còn khiến bé bị đau bụng đột ngột và khóc không rõ lí do.
4. Chỉ uống canh, không ăn thịt
Một số mẹ bầu cho rằng khi ninh thịt, sườn để nấu thành canh thì chỉ cần uống canh không cũng đủ chất dinh dưỡng và thúc đẩy quá trình tiết sữa. Điều này chỉ đúng một phần vì nhiều chất dinh dưỡng có trong thịt không hoàn toàn “tiết” ra trong quá trình chúng ta nấu canh. Vì vậy, nếu chỉ chú ý đến món canh mà bỏ qua sườn, thịt sẽ ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể.
5. Ăn nhiều trứng trong một ngày
Dù trứng gà rất giàu protein, có hàm lượng dinh dưỡng cao và phù hợp làm thức ăn của mẹ bầu sau sinh nhưng không phải cứ ăn càng nhiều càng tốt. Bởi khi ăn quá nhiều trứng gà trong một ngày, cơ thể có thể không hoàn toàn hấp thụ hết các chất dinh dưỡng, thay vào đó còn tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất dinh dưỡng khác và không có lợi cho việc tiết sữa.
6. Ăn quá nhạt
Một số bà mẹ cho rằng ăn thức ăn có muối trong vài ngày đầu sau khi sinh sẽ làm tổn hại đến dạ dày, không có lợi cho sự hồi phục sức khỏe. Quan niệm như vậy không đúng, bởi mẹ bầu thường bị đổ mồ hôi rất nhiều trong quá trình vượt cạn, cộng thêm với việc tiết sữa nên cơ thể thường dễ bị thiếu nước. Vì thế nếu không ăn muối hoặc ăn quá nhạt sẽ càng làm tăng nguy cơ mất nước của cơ thể, không có lợi cho sức khỏe sản phụ.
7. Ăn quá cay
Video đang HOT
Cơ thể phụ nữ sau khi sinh thường “ nóng” hơn người bình thường nên nếu ăn đồ cay sẽ có cảm giác khó chịu, dễ bị lở loét miệng, táo bón, thậm chí gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, đồ cay sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé thông qua sữa mẹ. Vì thế, trong vòng 1 tháng sau sinh, sản phụ không nên ăn đồ ăn có tỏi, ót, hạt tiêu, thì là và các loại thực phẩm cay nóng khác.
8. Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng
Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng không phải là tốt, bởi nó khiến sản phụ béo lên, gây cản trở cho quá trình lấy lại dáng sau sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và đặc biệt có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa chất béo, bệnh tim mạch…
9. Đứng hoặc ngồi quá lâu
Sau khi sinh, đặc biệt là trong tháng đầu tiên, sức khỏe và cơ quan sinh sản của phụ nữ chưa thể hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường như trước khi mang thai. Vì thế, nếu đứng, ngồi quá lâu hoặc vận động quá mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan sinh sản.
10. Buộc tóc khi còn ướt
Buộc, cặp tóc, đi ngủ ngay sau khi gội đầu hoặc khi tóc còn ướt là nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu, đau cổ cho sản phụ vào những ngày sau đó.
11. Tắm nước lạnh
Các bà mẹ sinh con vào mùa hè thường có xu hướng muốn tắm nước lạnh để có cảm giác thoải mái. Tắm nước lạnh có thể “giải nhiệt” tạm thời cho sản phụ nhưng sẽ mang lại nhiều rắc rối sau đó, như gây cản trở cho máu huyết lưu thông, dẫn đến sản dịch không được bài tiết ra khỏi cơ thể một cách thuận lợi, khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức hoặc kinh nguyệt không đều trong tương lai.
Các bác sĩ sản khoa khuyên các bà mẹ dù trong ngày nắng nóng vẫn nên tắm với nước có nhiệt độ thấp nhất là 37 độ C.
12. Mặc đồ lót bó sát
Mặc đồ lót bó sát cơ thể không có lợi cho sự phục hồi của cơ thể sau khi sinh, đặc biệt là với những sản phụ sinh mổ. Các bác sĩ cho rằng tốt nhất là 1 tháng sau khi sinh bạn mới nên sử dụng nội y bó sát cơ thể.
Theo Trí Thức Trẻ
23 lý do mẹ đẻ con kém khôn
Tuổi tác cũng như công việc của bố mẹ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới trí não của thai nhi.
Nền tảng trí thông minh của trẻ được hình thành ngay khi còn là một thai nhi. Dị tật bẩm sinh, sinh non và nhiều điều kiện khác có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai và chất lượng cuộc sống của bé sau này. Nếu bạn dự định sinh em bé, cần hết sức lưu ý những điều sau để đảm bảo con mình sau này được thông minh, khỏe mạnh.
1. Tuổi của cha mẹ: Nghiên cứu của trường đại học Queensland, Úc cho thấy việc làm bố mẹ khi ở tuổi trên 40 có liên quan với nguy cơ trẻ em bị tự kỷ và các hội chứng bất thường trên khuôn mặt và hộp sọ. Các nhà khoa học khẳng định những em bé sinh ra khi bố nhiều tuổi thường có khả năng tập trung, trí nhớ, kỹ năng đọc, lý luận kém.
Tuổi của người mẹ cũng có liên quan với bệnh tự kỷ, theo nghiên cứu của một hiệp hội về chứng tự kỷ. Thông thường khi người mẹ tăng thêm 5 tuổi thì đứa trẻ trung bụng sẽ có nguy cơ đối mặt với bệnh tự kỷ tăng 18%.
Tuổi của cha mẹ sẽ liên quan trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. (Hình minh họa)
2. Công việc của người cha: Theo một nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina, công việc của người cha có thể làm tăng nguy cơ trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Những người trong nhóm nguy cơ cao bao gồm nhiếp ảnh gia, thợ cắt tóc, nhà toán học và nhân viên liên quan tới thiết bị văn phòng. Giả thuyết cho rằng nguyên nhân là do việc tiếp xúc với hóa chất liên quan trong quá trình làm việc.
3. Sinh non: Nghiên cứu trên tạp chí Pediatrics cho thấy trẻ sinh ra ở tuần 37 và 38 có khả năng đọc kém hơn trẻ em sinh ra ở tuần 39, 40 hoặc 41. Nhóm trẻ này cũng có điểm toán thấp hơn bình thường. Tiến sĩ Bryan Williams, phó giáo sư gia đình và y tế dự phòng Đại học Y Emory, Atlanta cho biết: "Trẻ sinh ra ở tuần 36 có kích thước não chỉ bằng 2/3 trẻ sinh ra đúng tuần. Nguyên nhân là do các bé vẫn còn trong quá trình hình thành não".
4. Thiếu dinh dưỡng: Thiếu canxi, sắt, iốt và các vitamin khác dẫn đến việc trẻ em bị chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển kỹ năng vận động, có vấn đề trong hành vì và có chỉ số IQ thấp. Thai nhi cần i-ốt để hình thành hormone tuyến giáp, một yếu tố cần thiết cho sự phát triển não bộ. Sắt cũng rất quan trọng để hình thành các tế bào máu đỏ vận chuyển ôxy đến thai nhi, giúp phát triển não và cơ thể.
5.Thiếu axit folic: Đây là nguyên nhân ảnh hưởng tới các ống thần kinh gây ra dị tật nghiêm trọng của não và tủy sống. Axit folic được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, bông cải xanh, đậu, trái cây và gan.
Bà mẹ nên bổ sung nhiều axit folic có trong rau màu xanh đậm. (Hình minh họa)
6. Thiếu vitamin D: Thiếu vitamin D sẽ dẫn đến tình trạng em bé bị suy dinh dưỡng và dễ mắc hen suyễn. Theo viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em Telethon, nếu người mẹ bổ sung ít vitamin D trong quá trình mang thai thì em bé sau này sẽ tăng nguy cơ 2 lần việc rối loạn về ngôn ngữ.
7. Sử dụng thuốc tùy tiện: Theo quy định, phụ nữ mang thai không được dùng thuốc đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc thông thường như aspirin có thể gây chảy máu trong não của thai nhi.
8. Căng thẳng: Một nghiên cứu của viện Lancet cho rằng căng thẳng của một người mẹ trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ bẩm sinh trong não em bé. Nghiên cứu của Anh và Đan Mạch công bố trong cuốn Archives of General Psychiatry cho thấy việc người mẹ quá căng thẳng trong những tháng đầu của thai kỳ có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh của thai nhi, dẫn đến tăng nguy cơ tâm thần phân liệt sau này. Sự căng thẳng ở đây không phải là do sự lo lắng thông thường của cuộc sống hàng ngày mà có liên quan tới những cú sốc tinh thần như sự mất mát của ai đó trong gia đình. Đây là nguyên nhân khiến cơ thể người mẹ đối mặt với sự gia tăng hoóc môn cortisol căng thẳng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
9. Tinh thần của người mẹ: Thai nhi rất nhạy cảm và dễ dàng bị ảnh hưởng cảm xúc của người mẹ. Nghiên cứu của trường Đại học California, Irvine cho thấy đứa trẻ được phát triển tốt nhất khi bà mẹ yêu đời và không rơi vào tình trạng trầm cảm.
Mệt mỏi, stress ở bà mẹ dễ ảnh hưởng tới trí não thai nhi. (Hình minh họa)
10. Thiếu ánh nắng: Nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc cho thấy bà mẹ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong ba tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ sinh ra những em bé bị bệnh đa xơ cứng sau này. Vitamin D rất quan trọng với thai nhi cũng như sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương.
11.Thuốc lá: Nicotine trong khói thuốc gây có thắt mạch máu, làm giảm lưu lượng máu và dinh dưỡng trong nhau thai. Các nghiên cứu ở Bệnh viện đại học Turku, Phần Lan cho thấy thai nhi tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ đối mặt với các vấn đề tâm thần trong thời thơ ấu và cả khi trưởng thành. Nguyên nhân được cho là chất Nicotine gây trở ngại cho sự phát triển của tế bào não. Nghiên cứu của viện huyết thanh Statens, Copenhagen, Đan Mạch khẳng định việc mẹ hút thuốc dễ sinh ra những em bé bị rối loạn suy nhược mắt, hay còn gọi là lác mắt.
12. Rượu: Mẹ uống rượu khi mang thai dễ dẫn đến việc sinh con có chỉ số IQ thấp, khả năng tập trung kém, kỹ năng nhận thức kém, thiếu chú ý, có hành vi bốc đồng và khuyết tật các chức năng vận động. Uống nhiều rượu khi mang thai còn dẫn đến hội chứng rượu bào thai, trong đó có liên quan đến những bất thường của thai nhi, chẳng hạn như đầu nhỏ hơn, não bộ kém phát triển và thiệt hại hệ thống thần kinh trung ương thường xuyên.
13. Ô nhiễm: Thai nhi tiếp xúc với các ô nhiễm không khí có liên quan trực tiếp với căn bệnh tự kỷ sau này. Nghiên cứu mới cho thấy trẻ em có nguy cơ mắc chứng tự kỷ gấp 2, 3 lần so với đứa trẻ khác nếu thường xuyên tiếp xúc với khói xe, khói, ô nhiễm không khí ngay từ khi còn hình thành trong bụng mẹ.
14. Cần sa: Trẻ em có mẹ hút cần sa khi mang thai sẽ dễ bị các vấn đề rối loạn về hành vi, cảm xúc, lời nói, khiếm khuyết ngôn ngữ và bộ nhớ.
15. Cocain: Chất này khiến em bé gia tăng nguy cơ bất thường ở hộp sọ, gây ra nguyên nhân hộp sọ nhỏ khiến não không có chỗ phát triển. Đây là nguyên nhân khiến em bé bị chậm phát triển tâm thần, tăng nguy cơ xuất huyết trong não và dẫn đến tổn thương não.
16. Heroin: Những em bé trong bụng mẹ cũng rất dễ bị nghiện nếu người mẹ sử dụng Heroin. Nghiên cứu cho thấy các bé này khi lớn lên cũng có nhiều hành vi rối loạn.
17. Thuốc trừ sâu: Theo nghiên cứu của của Trường Y tế công cộng Berkeley, Đại học California việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu lân hữu cơ trước khi sinh sẽ ảnh hưởng tới trí thông minh của trẻ. Các khuyến cáo cho rằng bà mẹ nên rửa kỹ rau quả và nên sử dụng sản phẩm hữu cơ để tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu từ thức ăn.
Sử dụng sản phẩm rau hữu cơ sẽ giúp bà bầu tránh nguy cơ về thuốc trừ sâu. (Hình minh họa)
18. Rubella: Bệnh Rubella ở bà mẹ mang thai có thể gây chậm phát triển tâm thần, đục thủy tinh thể, điếc ở trẻ sơ sinh. Nó cũng có thể gây dị tật nghiêm trọng nếu người mẹ nhiễm Rubella trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.
19. Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma: Toxoplasma có thể lây nhiễm sang phụ nữ mang thai thông qua việc ăn trứng sống, thịt sống hoặc qua phân mèo. Đây là nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển tâm thần, động kinh, mù, hoặc rối loạn thính giác ở trẻ.
20. Cytomegalovirus: Virus này có thể truyền qua nước bọt, máu, nước tiểu, tinh dịch. Nếu bà mẹ mang thai, đặc biệt trong 2 tháng đầu nhiễm cytomegalovirus có thể gây chậm phát triển tâm thần, điếc cho em bé trong bụng.
21. Giang mai: Bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ gây biến chứng nặng ở não, mắt, xương, da, gan của trẻ sơ sinh.
22. Herpes sinh dục: Nhiễm trùng thường được truyền cho em bé trong quá trình chào đời. Herpes sinh dục gây ra bệnh tật và bệnh về não, mắt, da nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời.
23. Hóa chất độc hại: Trường nghiên cứu sản khoa và phụ khoa Royal cảnh báo phụ nữ mang thai tiếp xúc với hóa chất công nghiệp như sơn, vải mới, đồ nội thất, xe hơi, kem dưỡng ẩm, sữa tắm... sẽ rất nguy hiểm cho sự phát triển của em bé trong bụng. Chất chì, metyl thuỷ ngân, thạch tín, biphenyl đã polyclo hóa và toluen chính là nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của não thai nhi, gây ra khuyết tật thần kinh. Các bà mẹ tương lai cũng nên ăn chín, uống sôi thay vì sử dụng đồ hộp để giảm sự tiếp xúc với hóa chất trong bao bì thực phẩm.
Theo Khampha
Suýt sảy thai vì nước rau má Rau má tuy tốt nhưng mẹ bầu nên cẩn thận nhé! Em mang thai được hơn 3 tháng thì bắt đầu đón mùa hè. Trời ơi, khổ vô cùng vô tận vì nóng các mẹ ạ. Bình thường em đã thuộc kiểu "máu nóng", giờ thêm bầu bí nữa nên khó chịu phát điên lên được ấy. Vậy là em suốt ngày trăn...