12 giảng viên khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn xin nghỉ việc
12 giảng viên khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã đồng thời nộp đơn xin nghỉ việc từ ngày 25-1-2021.
Sinh viên khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong một buổi học thực tế – Ảnh: H.T.
Trong đơn xin nghỉ việc, những giảng viên này cho biết họ không đồng ý với kết luận của nhà trường về nội dung kiến nghị, phản ảnh liên quan đến phẩm chất, đạo đức, tư cách và năng lực lãnh đạo của trưởng khoa Hàn Quốc học.
“Không tín nhiệm trưởng khoa”
“Chúng tôi đồng thuận ký đơn xin nghỉ việc kể từ ngày 25-1 vì không tín nhiệm trưởng khoa. Chúng tôi không thể tiếp tục làm việc trong môi trường khoa Hàn Quốc học thiếu dân chủ và thiếu đoàn kết như hiện nay” – nhóm giảng viên cho hay.
Theo nhóm giảng viên này, họ bức xúc do nhà trường bổ nhiệm TS Nguyễn Thị Phương Mai làm trưởng khoa Hàn Quốc học mà họ cho rằng không đúng quy trình.
“Theo quy định phải có kinh nghiệm 3 năm làm quản lý mới được bổ nhiệm trưởng khoa nhưng cô Mai được bổ nhiệm quá “thần tốc”, chỉ sau hơn một năm về khoa.
Hơn nữa, cô này chưa phải là đảng viên, có hai quốc tịch (Việt Nam – Hàn Quốc), có 4 con và cũng không nằm trong danh sách cán bộ quy hoạch của trường.
Trưởng khoa còn đưa ra nhiều quy định bình chọn, đánh giá giảng viên cứng nhắc như đi họp trễ 15 phút coi như vắng, vắng họp vài buổi bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ…
Mong muốn của mọi người là được bỏ phiếu tín nhiệm trưởng khoa nhưng trong hai lần họp hiệu trưởng đều không đồng ý” – đại diện nhóm giảng viên này nói với phóng viên Tuổi Trẻ hôm 25-2.
Trưởng khoa “muốn đi vào nề nếp”
Chiều 25-2, trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan – hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) – xác nhận nhà trường có nhận đơn xin nghỉ việc tập thể của 12 giảng viên khoa Hàn Quốc học.
Video đang HOT
“Đơn xin nghỉ việc này không đúng quy định vì là đơn tập thể dù có đủ chữ ký nên nhà trường yêu cầu từng cá nhân giảng viên phải làm đơn riêng và trường cũng đã hướng dẫn lại các giảng viên làm đúng thủ tục theo quy định…
Vì kết luận của nhà trường dựa trên các kết quả xác minh rõ ràng và minh bạch, do vậy trường không đồng ý cho nghỉ việc với lý do nêu trên.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, các giảng viên này được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, nhà trường đã giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động cho các giảng viên này theo nguyện vọng tự ý đơn phương nghỉ việc” – bà Phương Lan cho biết thêm.
Cũng theo bà Ngô Thị Phương Lan, vụ việc xảy ra chủ yếu xuất phát từ việc các giảng viên không đồng ý với cách quản lý của trưởng khoa.
Thông tin về tiến trình giải quyết đơn thư kiến nghị của giảng viên, bà Lan cho hay sau khi nghe trưởng khoa báo cáo tình trạng mâu thuẫn trong ban chủ nhiệm khoa, sáng 23-9-2020, hiệu trưởng đã gặp ban chủ nhiệm khoa và đề nghị mọi người gạt bỏ hiềm khích cá nhân để hướng đến cái chung, đồng thời yêu cầu trưởng khoa cần rút kinh nghiệm để có ứng xử linh hoạt, mềm dẻo hơn.
Tuy nhiên, để quản lý công việc hiệu quả tất cả đều phải căn cứ vào các quy định. Chiều cùng ngày, hiệu trưởng mời tất cả giảng viên của khoa dự họp để tìm hiểu thêm thông tin, lắng nghe tâm tư nguyện vọng.
Tại đây, 12 giảng viên nêu nhiều bức xúc cho rằng trưởng khoa quá nghiêm khắc, ép mọi người phải thực hiện các quy định cứng nhắc. Trưởng khoa cũng có giải thích sở dĩ áp dụng các nguyên tắc và các quy định là để khoa đi vào nề nếp và mọi người có trách nhiệm hơn.
“Tôi đã ghi nhận hết các ý kiến này và sau đó có kết luận yêu cầu mọi người nắm các quy định như nhiệm vụ cụ thể của giảng viên, đánh giá xét thi đua khen thưởng viên chức, tuân thủ quy chế dân chủ cơ sở, mọi việc đều phải công khai, chấm dứt tình trạng phao tin đồn trong khoa.
Đồng thời, yêu cầu tập thể ban chủ nhiệm khoa rút kinh nghiệm trong phong cách làm việc, quản lý…
Và đề nghị các giảng viên cho thời gian để trưởng khoa rút kinh nghiệm trong công tác. Nếu có ý kiến gì khác, mọi người phải làm văn bản kiến nghị để nhà trường thụ lý giải quyết theo quy định” – bà Lan cho hay.
“Nhiều nội dung phản ảnh không đúng”
Chiều 5-10-2020, trong buổi tiếp công dân của hiệu trưởng, các giảng viên này tiếp tục phản ảnh về việc quản lý của trưởng khoa.
Hiệu trưởng lại yêu cầu các giảng viên này làm văn bản kiến nghị các vấn đề cụ thể có chữ ký của từng người gửi cho hiệu trưởng để có căn cứ xác minh, xử lý.
Trong khi chờ các giảng viên này gửi đơn, ngày 21-10-2020, nhà trường lại nhận được văn bản của Thanh tra Chính phủ chuyển đơn phản ảnh của các giảng viên đối với TS Nguyễn Thị Phương Mai và nhà trường đã tiến hành xác minh ngay.
Đến ngày 24-12-2020, trường công bố kết quả xác minh. “Trong báo cáo kết quả xác minh dày 57 trang và báo cáo đã gửi cho Thanh tra Chính phủ, ĐH Quốc gia TP.HCM và tất cả 12 giảng viên này đã chỉ ra có đến 11 vấn đề kiến nghị phản ảnh không đúng: phản ảnh việc bổ nhiệm khi chưa đủ điều kiện là không có cơ sở, việc bổ nhiệm trưởng khoa nhà trường không làm trái quy định của pháp luật; việc phản ảnh trưởng khoa cho phép một công ty Hàn Quốc mở văn phòng làm việc tại văn phòng khoa cũng không đúng.
Thật ra, một giảng viên hợp đồng trách nhiệm có học vị tiến sĩ người Hàn Quốc thường đến làm việc tại khoa. Người này có công lớn trong việc hình thành, phát triển khoa Hàn Quốc học với vai trò là người kết nối, trực tiếp giảng dạy và người giảng viên này cũng là thầy của nhiều giảng viên đang xin nghỉ việc này” – bà Lan cho biết.
Một người đã rút đơn
Hiện nay đã có 11 người nộp đơn xin nghỉ việc, 1 người rút đơn không nghỉ nữa, tiếp tục hợp đồng giảng dạy với trường.
Giải thích về việc không tiếp tục phân công thời khóa biểu, giờ dạy cho các giảng viên này, lãnh đạo nhà trường cho rằng do các giảng viên đều đã có đơn xin nghỉ việc và nhà trường đã giải quyết theo nguyện vọng nên không xếp lịch dạy nữa.
Để đảm bảo đúng tiến độ và chủ động trong công tác giảng dạy nên khoa phải bố trí giảng viên khác đứng lớp thay những người đã nghỉ việc.
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục giải quyết cho thôi việc, trường vẫn mời họ thỉnh giảng theo năng lực chuyên môn nếu họ đồng ý.
“Xử lý vụ việc căn cứ trên các quy định”
“Việc các giảng viên nghỉ việc là điều nhà trường hoàn toàn không mong muốn, vì họ đều là những người gắn bó lâu năm với trường. Chúng tôi xử lý dựa trên các quy định và xác minh rất kỹ lưỡng.
Các cấp lãnh đạo nhà trường cũng đã nhiều lần trao đổi, tiếp xúc với các giảng viên này. Các quyết định, kết luận về vụ việc này không phải của cá nhân hiệu trưởng mà của tập thể lãnh đạo nhà trường sau rất nhiều cuộc họp” – PGS.TS Ngô Thị Phương Lan nói.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM bổ nhiệm cùng lúc 3 phó hiệu trưởng
Từ chỗ ban giám hiệu có duy nhất hiệu trưởng, đến nay Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã có thêm 3 phó hiệu trưởng mới.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - ẢNH: HCMUE.EDU.VN
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa có quyết định bổ nhiệm đồng thời 3 phó hiệu trưởng mới nhiệm kỳ 2020-2025 gồm: Tiến sĩ Cao Anh Tuấn, tiến sĩ Bùi Trần Quỳnh Ngọc và thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung.
Trong đó, ông Cao Anh Tuấn (44 tuổi) có học vị tiến sĩ chuyên ngành vật lý tại ĐH Paris 11 (Pháp) vào năm 2008. Trước đó, ông Tuấn là giảng viên của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM từ năm 2000, Phó trưởng khoa và trưởng khoa vật lý từ năm 2015 đến nay.
Ông Cao Anh Tuấn
Bà Bùi Trần Quỳnh Ngọc (38 tuổi) tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành văn học tại ĐH Macquarie (Úc) năm 2011, là giảng viên rồi Trưởng bộ môn lý luận văn học khoa ngữ văn tại trường này từ năm 2012. Đến 2015, bà Ngọc được điều động, bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng Sau ĐH, Trưởng phòng này từ năm 2017 đến nay.
Bà Bùi Trần Quỳnh Ngọc
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung (42 tuổi), tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành khoa học máy tính tại Học viện Công nghệ châu Á (Thái Lan). Trước đó, ông Trung được bổ nhiệm Trưởng bộ môn Tin học, Khoa Toán - Tin học, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trưởng phòng Khảo thí và đảo bảo chất lượng, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính cho đến khi trở thành phó hiệu trưởng.
Ông Nguyễn Ngọc Trung
Trước đó, đầu tháng 2 vừa qua, GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng phụ trách trường, được công nhận chức danh Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Như vậy, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM hiện đã có đủ nhân sự thuộc ban giám hiệu sau một thời gian dài khuyết các vị trí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
PGS.TS. Trương Thanh Hương: Nhà khoa học cống hiến hết mình vì sức khỏe cộng đồng PGS.TS. Trương Thanh Hương là một trong những nhà khoa học, giảng viên hàng đầu trong lĩnh vực y khoa tại Việt Nam. Chị đã có nhiều nghiên cứu khoa học mang lại giá trị lớn cho ngành y khoa. Hiện chị là Giảng viên cao cấp tại Trường Đại học Y Hà Nội, thuộc Bộ Y tế. PGS.TS. Trương Thanh Hương khám...