12 dự án yếu kém ngành Công Thương: Ai sai phạm phải cương quyết xử lý
Cần mạnh dạn chấp nhận các giải pháp mang tính thị trường mới có thể giải quyết rốt ráo bài toán 12 dự án yếu kém ngành Công Thương.
Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của 12 dự án, DN yếu kém ngành Công Thương cho thấy, đến nay mới chỉ có 2 dự án, DN hồi phục, sản xuất kinh doanh có lãi. Đó là Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 – Hải Phòng và Nhà máy thép Việt – Trung. Có 3 dự án, DN dù giảm được lỗ nhưng chưa bền vững và có tới 7/12 dự án, DN vẫn tiếp tục thua lỗ hoặc dừng hoạt động.
Trong số những dự án tiếp tục thua lỗ, có tới 3 dự án DN thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ( Vinachem) bao gồm Dự án nhà máy Đạm Ninh Bình do Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình làm chủ đầu tư. Dự án này đến hết năm 2019 có vốn chủ sở hữu -3.392 tỷ đồng, tổng tài sản là 9.827 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 12.184 tỷ đồng, lỗ lũy kế -5.706 tỷ đồng.
Dự án Nhà máy phân đạm Hà Bắc (Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc làm chủ đầu tư) đến hết năm 2019, vốn chủ sở hữu -523,3 tỷ đồng, tổng tài sản là 9.166 tỷ đồng, tổng nợ phải trả 9.689 tỷ đồng, lỗ lũy kế -3.245 tỷ đồng.
Dự án nhà máy Đạm Ninh Bình thua lỗ ngày càng nặng. ( Ảnh minh họa: Vietnamnet)
Cũng không khá hơn 2 dự án trên, Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – Lào Cai (Công ty cổ phần DAP số 2 – Vinachem làm chủ đầu tư) cũng đang ngập ngụa trong thua lỗ. Đến hết năm 2019, vốn chủ sở hữu là -731,7 tỷ đồng, tổng tài sản là 4.417,8 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 5.164 tỷ đồng, lỗ lũy kế -2.230 tỷ đồng.
Tình trạng thua lỗ, nợ nần của 3 dự án nêu trên không chỉ gây ảnh hưởng đến từng dự án riêng lẻ mà còn gây áp lực lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cả Tập đoàn Vinachem.
Video đang HOT
Theo báo cáo mới đây của Vinachem, trong quý I/2020 doanh thu của tập đoàn này ước đạt hơn 9.000 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi các DN khác trong tập đoàn này có kết quả kinh doanh khá ổn định, đem lại số lợi nhuận là 363 tỷ đồng, tăng 32%, thì các DN thua lỗ, yếu kém kể trên tiếp tục lỗ khoảng hơn 800 tỷ đồng, tăng tới 246% so với cùng kỳ 2019.
Chỉ với 3 dự án bết bát nhất trong số 7 dự án thuộc 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương đã cho thấy thực trạng của các dự án vẫn chưa có dấu hiệu sáng sủa, phẩn lớn các dự án vẫn đang ở trong tình trạng lay lắt, khó sống.
Không chấp nhận tình trạng nể nang
Sự chậm trễ trong việc xử lý 12 dự án yếu kém ngành Công Thương đã không ít lần khiến giới chuyên gia, các Đại biểu Quốc hội bức xúc. Theo ông Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cách xử lý của các cơ quan chức năng còn quá chậm, bộc lộ nhiều bất cập. Bởi vậy, đã đến lúc phải vào cuộc quyết liệt để giải tỏa những băn khoăn của dư luận xã hội về 12 dự án này.
“Việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt tập trung xử lý dứt điểm không để tồn tại dai dẳng, “mang tai, mang tiếng” là hành động cương quyết của Thủ tướng và Chính phủ trong việc thực thi pháp luật theo chỉ đạo của Thủ tướng. Đặc biệt chấp hành nghiêm túc trong việc phòng chống tham nhũng, bài trừ tệ nạn làm xấu đi hình ảnh đất nước”, ông Hòa chỉ rõ.
Cũng theo ông Hòa, cần phải xử lý dứt điểm hiện tượng chây lì, ì ạch trong xử lý các dự án, không chấp nhận tình trạng nể nang trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, phòng ngừa hành vi sai phạm. Nếu tổ chức, cá nhân mắc sai phạm cần phải xử lý cương quyết, không có vùng cấm. Phát hiện đến đâu, xử lý đến đâu cũng cần rõ ràng minh bạch, tạo hình ảnh Chính phủ trong sạch vững mạnh, liêm khiết và có tính cương quyết rất cao .
Nói về vai trò trách nhiệm của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DN sau khi tiếp nhận 12 dự án của ngành Công Thương nhưng xử lý khá chậm chạp, ông Hòa cho rằng, các dự án thua lỗ hay ăn nên làm ra, các DNNN thuộc ngân sách Nhà nước hiện đã được chuyển sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN quản lý. Đó là trách nhiệm của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DN trong thực thi nhiệm vụ. “Nếu làm chậm trễ cũng cần xử lý trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan đơn vị trong thực thi trọng trách, chức trách của mình”, ông Hòa nêu quan điểm.
Nhiều ý kiến cho rằng, để xử lý dứt điểm 12 dự án yếu kém của ngành công thương, nên để thị trường quyết định, thay vì tiếp tục để bàn tay can thiệp của Nhà nước. Theo PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), cần mạnh dạn chấp nhận các giải pháp mang tính thị trường mới có thể giải quyết rốt ráo bài toán khó này. Còn nếu tiếp tục quanh quẩn với các nguồn lực của nhà nước, sẽ chỉ thấy nguy cơ thiệt hại thêm.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về kế hoạch và phương án tổng thể xử lý một số dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu xử lý 12 dự án yếu kém với tinh thần không để kéo dài, không để chậm trễ, gây thất thoát tài sản nhà nước; không để tiêu cực tham nhũng. “Nếu phục hồi được thì cố gắng phục hồi, còn không thì buộc phải phá sản, giải thể, thanh lý”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ./.
Toàn bộ dự án 'chúa chổm' đã được thanh tra, kiểm toán, điều tra
Hiện toàn bộ 12 dự án, doanh nghiệp đều đã được tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra. Trong đó, 4 dự án đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an điều tra
4 dự án thua lỗ kém hiệu quả ngành Công Thương đã được chuyển cơ quan điều tra
Không xử lý nhanh 12 dự án thua lỗ, 1 - 2 năm nữa sẽ mất sạch vốn?
Nợ phải trả hàng chục nghìn tỷ
Báo cáo Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, đến nay mới chỉ có 2 trong tổng số 12 dự án, doanh nghiệp có lãi. 7 dự án, doanh nghiệp thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động.
Hiện có 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án với tổng số dư nợ đến thời điểm 31/12/2019 gần 21 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, các ngân hàng còn cấp tín dụng đối với các chủ đầu tư có liên quan gần 23 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn cấp tín dụng cho 6 dự án với tổng dư nợ đến 31/12/2019 hơn 9 nghìn tỷ đồng.
Ads by optAd360
Hiện toàn bộ 12 dự án, doanh nghiệp đều đã được tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra. Trong đó, 4 dự án, doanh nghiệp đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an điều tra, gồm: Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên và Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ.
Về dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO), hiện hợp đồng EPC giữa TISCO và Tổng thầu MCC của Trung Quốc có nhiều vướng mắc chưa giải quyết được. Tổng công ty Thép Việt Nam phải bảo lãnh đối với khoản vay của TISCO cho Dự án, Ngân hàng Vietinbank từ chối việc giải phóng nghĩa vụ bảo lãnh của Tổng công ty Thép Việt Nam đối với khoản vay này.
Đến hết năm 2019, theo báo cáo tài chính trước kiểm toán vốn chủ sở hữu là 1.890 tỷ đồng, tổng tài sản là 9.097 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 7.133 tỷ đồng.
Do bị ảnh hưởng từ Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nên kết quả sản xuất, kinh doanh của TISCO ngày một giảm dần. Hiện nay, cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại dự án; khởi tố, bắt tạm giam đối với 5 bị can.
Với "ông lớn" Đạm Ninh Bình, đến hết năm 2019, Công ty có vốn chủ sở hữu -3.392 tỷ đồng, tổng tài sản là 9.837 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 13.184 tỷ đồng, lỗ lũy kế -5.706 tỷ đồng. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chi phí tài chính lớn, chiếm trên 30% giá thành sản phẩm, không cân đối được nguồn tiền để trả các khoản nợ đến hạn, chưa giải quyết được các tranh chấp hợp đồng EPC, chưa quyết toán được Dự án.
"Cửa" thắng kiện thấp
Bộ Công Thương cho biết, trong tổng số 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương, hiện có 5 dự án, doanh nghiệp có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC.
Mặc dù các doanh nghiêp đã tích cực thực hiện đàm phán nhưng đến nay vẫn không thành công. Trước tình thế này, có 2 giải pháp xử lý được nêu ra: Đưa ra trọng tài hoặc tòa án để phân xử và chủ đầu tư tự quyết toán theo quy định đối với trường hợp nhà thầu không thực hiện quyết toán hợp đồng
Về giải pháp thông qua trọng tài hoặc tòa án, Bộ Công Thương cho biết, các doanh nghiệp đã thuê tư vấn pháp lý. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, tư vấn đã khuyến cáo việc khởi kiện để xử lý tranh chấp hợp đồng EPC (nhất là 3 dự án thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam) sẽ không thuận lợi và khả năng thắng kiện thấp, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn.
Còn giải pháp thứ hai, do còn tranh chấp nên hồ sơ thực tế cũng chưa có đầy đủ để lập hồ sơ tự quyết toán. Để xử lý được tồn tại này, Bộ Tài chính cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc chủ đầu tư tự quyết toán dự án phù hợp hơn với tình hình thực tế của các dự án hiện nay.
Công ty mẹ Vinachem báo lỗ gần 1.200 tỷ đồng Năm 2019, công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) lỗ tới 1.170 tỷ đồng, chủ yếu do tăng trích lập dự phòng, theo dữ liệu từ báo cáo tài chính kiểm toán vừa được tập đoàn này công bố. Công ty mẹ Vinachem báo lỗ gần 1.200 tỷ đồng Theo báo cáo tài chính kiểm toán công ty mẹ...