12 dự án “đắp chiếu” gánh nợ “khủng”, khó xác định tổng thiệt hại
Đến nay, số liệu thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước của 12 doanh nghiệp, dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương chưa được xác định đầy đủ, song các dự án này vẫn đang gánh số nợ lên tới trên 63.000 tỷ đồng và số lỗ lũy kế trên 26.000 tỷ đồng.
Nhà máy bột giấy Phương Nam là 1 trong 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương đang bế tắc trong hướng xử lý. Ảnh: ST
Xử lý chậm nhất nửa đầu năm 2021
Sau 3 năm thực hiện nhiệm vụ xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ kém hiệu qua ngành Công Thương theo Nghị quyết số 33/2016/QH14 của Quốc hội, đến nay công tác chỉ đạo xử lý tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp đã được thực hiện thống nhất, đồng bộ, bảo đảm bám sát quan điểm, mục tiêu, nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Phương án, giải pháp xử lý các dự án, doanh nghiệp theo “Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/9/2017.
Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội về thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số Nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII lĩnh vực Công Thương mới đây, Chính phủ nêu rõ, đến nay, số liệu thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương chưa được xác định đầy đủ.
Nguyên nhân là bởi có 5/12 dự án còn tranh chấp, vướng mắc hợp đồng tổng thầu (EPC), do đó chưa hoàn thành quyết toán và xác định chính xác giá trị các dự án nêu trên.
Tuy nhiên, theo số liệu ước tính 6 tháng năm 2020, 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương có vốn chủ sở hữu âm 7.264,61 tỷ đồng; tổng tài sản là 59.152,88 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả là 63.308,82 tỷ đồng và số lỗ lũy kế là 26.360,88 tỷ đồng.
Video đang HOT
Về thời hạn hoàn thành xử lý các doanh nghiệp, dự án, tại Văn bản số 90/TB-VPCP ngày 11/7/2020 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành xử lý trong năm 2020, nếu phải chậm hơn, không kéo dài quá nửa đầu năm 2021.
Bế tắc Nhà máy bột giấy Phương Nam
Trong số 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương, Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam hiện được nhìn nhận khá nan giải, “bế tắc” hơn cả. Báo cáo của Chính phủ tập trung phân tích khá rõ những khó khăn trong xử lý dự án này.
Cụ thể, năm 2017, Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) đã triển khai tổ chức bán đấu giá dự án lần 1 nhưng không thành công. Sau khi chứng thư thẩm định giá lần thứ nhất hết hiệu lực, Công ty đã tiến hành thẩm định giá tài sản và hàng tồn kho của dự án lần thứ 2.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đề nghị Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả định giá lần thứ 2 của Vinapaco. Tuy nhiên, sau khi Kiểm toán nhà nước bổ sung kế hoạch kiểm toán năm 2019, chứng thư thẩm định giá lần 2 hết hiệu lực (chứng thư chỉ có hiệu lực 6 tháng kể từ ngày ban hành).
Ngày 22/10/2019, Bộ Công Thương có Văn bản số 7970/BCT-TC đề nghị Tổng công ty thuê tư vấn định giá toàn bộ tài sản và hàng hóa tồn kho của dự án tại thời điểm 0h ngày 1/10/2019.
Hiện nay, Vinapaco đang xem xét dự thảo Hồ sơ thẩm định giá do tư vấn định giá lập trước khi phát hành chính thức. Sau khi có kết quả thẩm định giá, Vinapaco sẽ chuyển kết quả định giá cho Kiểm toán nhà nước để kiểm toán theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.
Về thu hồi các khoản nợ phải thu của Dự án, đến thời điểm 31/12/2018, tổng nợ phải trả của Dự án là 3.055 tỷ đồng, công nợ phải thu là 4,055 tỷ đồng. Đến thời điểm 31/12/201, tổng nợ phải trả của Dự án là 3.014,22 tỷ đồng, công nợ phải thu ngắn hạn là 4,055 tỷ đồng.
Hiện, Dự án này đang đối mặt những khó khăn chất chồng. Theo báo cáo của Vinapaco tại Văn bản số 247/BC-GVN.HN ngày 31/10/2019, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) đã khởi kiện Vinapaco, yêu cầu tòa án giải quyết buộc Vinapaco phải trả cho PVcomBank tổng số tiền là 592,3 tỷ đồng (theo các hợp đồng tín dụng giữa TRACODI – chủ đầu tư của Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam trước đây và Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu (PVFC-VT).
“Vinapaco hiện đang rất khó khăn về tài chính, không đảm bảo chi trả các khoản nợ gốc và lãi nêu trên cho PvcomBank. Vụ kiện của PVcomBank liên quan khoản vay của Vinapaco có thể dẫn đến việc không thể tiến hành bán đấu giá tài sản cố định và hàng tồn kho của Dự án theo chỉ đạo của Chính phủ”, báo cáo của Chính phủ nêu rõ.
Bộ Công Thương đã có các Văn bản số 335/BCT-CN Ngày 15/1/2020, 485/BCT-KH ngày 24/6/2020 báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về tình hình thực hiện và các khó khăn vướng mắc tại Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, trong đó có các nội dung liên quan đến vụ kiện của PVCombank.
Thực hiện chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo, trong tháng 9/2020, Bộ Công Thương cũng đã chủ trì buổi làm việc giữa PVcombank và Vinapaco để thống nhất phương án xử lý đối với vụ kiện. Hiện tại, PVcombank và Vinapaco đang trong quá trình rà soát và tiến hành đàm phán xử lý.
12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương gồm: Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc; Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 – Hải Phòng; Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – Lào Cai; Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi; Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên; Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Dự án nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án Nhà máy thép Việt Trung); Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ; Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam; Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (Công ty DQS).
Thực hiện các giải pháp để giảm lỗ với các dự án kém hiệu quả
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu rõ doanh nghiệp cần chủ động làm việc với các đối tác, từng bước có phương án xử lý về tài chính, thực hiện các giải pháp để giảm lỗ.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Chiều 9/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương chủ trì Phiên họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo, xem xét phương án xử lý đối với 3 dự án xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy thép Việt Trung, Nhà máy thép Thái Nguyên giai đoạn 2.
Nêu rõ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ phấn đấu hoàn thành việc xử lý 12 dự án, doanh nghiệp trong năm 2020, nếu phải kéo dài, không quá nửa đầu năm 2021, Phó Thủ tướng nhấn mạnh Ban Chỉ đạo phải khẩn trương, quyết liệt chỉ đạo xử lý dứt điểm những dự án, doanh nghiệp yếu kém.
Đây là công việc rất khó khăn, phức tạp, trong khi thời gian còn lại rất ít, do vậy, Ban Chỉ đạo phải thực sự phát huy trách nhiệm - nhất là các chủ đầu tư dự án, chủ doanh nghiệp - trong xử lý các dự án, doanh nghiệp yếu kém, chậm tiến độ thuộc Ban Chỉ đạo theo dõi, xử lý.
Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, ngân hàng đề cao trách nhiệm, tiếp tục nỗ lực, quyết liệt hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ xử lý đối với 12 dự án, doanh nghiệp yếu kém, chậm tiến độ này, thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, khẩn trương báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo theo các nhiệm vụ được giao.
Các chủ đầu tư dự án, các doanh nghiệp (doanh nghiệp có dự án, doanh nghiệp yếu kém, chậm tiến độ) phải đề xuất các phương án khả thi, thẩm quyền xử lý và thời hạn xử lý theo phương châm doanh nghiệp và chủ đầu tư phải chủ động, tự chịu trách nhiệm xử lý theo nguyên tắc, cơ chế thị trường, Nhà nước không cấp thêm vốn vào dự án, quan tâm toàn diện bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước, quyền của người lao động, an sinh xã hội, môi trường và ổn định xã hội cũng như quốc phòng an ninh.
Yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm tốt hơn nữa vai trò Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, cũng là vai trò của cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu các Tập đoàn, Tổng công ty liên quan đến 12 dự án, Phó Thủ tướng lưu ý Ủy ban kịp thời tham mưu, tổng hợp cho Ban Chỉ đạo để xác định rõ các vấn đề cần xử lý và nêu rõ quan điểm của mình.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo tăng cường trách nhiệm phối hợp, có ý kiến đầy đủ, đúng hạn để Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổng hợp, tham mưu kịp thời.
Các vấn đề vướng mắc, khó khăn cần sớm được phản ánh tới Ban Chỉ đạo, kèm theo phương án xử lý rõ ràng, nêu rõ cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Khẳng định Chính phủ, Ban Chỉ đạo không làm thay công việc của doanh nghiệp, trách nhiệm chính thuộc về các tập đoàn, tổng công ty, Phó Thủ tướng nêu rõ doanh nghiệp cần chủ động làm việc với các đối tác, từng bước có phương án xử lý về tài chính, thực hiện các giải pháp để giảm lỗ.
Trên cơ sở đề xuất của doanh nghiệp, các bộ, ngành đánh giá kỹ việc phục hồi sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó mới có cơ sở xem xét việc đưa ba dự án trên ra khỏi diện theo dõi, xử lý của Ban Chỉ đạo./.
12 dự án yếu kém ngành Công Thương: Ai sai phạm phải cương quyết xử lý Cần mạnh dạn chấp nhận các giải pháp mang tính thị trường mới có thể giải quyết rốt ráo bài toán 12 dự án yếu kém ngành Công Thương. Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của 12 dự án, DN yếu kém ngành Công Thương cho thấy, đến...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện dự án game Việt khai thác văn hóa Đông Sơn
Mọt game
07:53:28 13/04/2025
Loại gia vị Việt được ví như 'vàng trắng', bổ não lại giúp ngừa bệnh hiệu quả
Sức khỏe
07:51:18 13/04/2025
Bất ngờ với thời hiệu của 'gói miễn thuế đối ứng' mới của chính quyền Tổng thống Trump
Thế giới
07:47:33 13/04/2025
Chuyện nghiêm trọng gì đã xảy ra với "bạch mã hoàng tử showbiz" đánh bạn gái đến nhập viện và bị bắt giam 30 ngày?
Sao châu á
07:43:50 13/04/2025
Tình cũ Lee Min Ho sở hữu tài sản 1000 tỷ đồng, từng là trường hợp cá biệt Kpop ai nghe đến cũng sợ
Nhạc quốc tế
07:40:18 13/04/2025
Cát-xê gây choáng của ca sĩ Việt từng mất trắng 4 tỷ đồng vì chứng khoán, nhan sắc ngày càng khác lạ
Sao việt
07:36:45 13/04/2025
Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả
Pháp luật
07:05:13 13/04/2025
Cô gái có đôi chân "xoắn quẩy" từng là hình nền điện thoại của bao chàng trai một thời giờ đã là vợ người ta
Netizen
07:03:01 13/04/2025
Để làm món trứng hấp ngon hơn nhà hàng ngoài tỷ lệ nước và trứng, còn một thao tác nhỏ nữa không thể bỏ qua
Ẩm thực
06:21:42 13/04/2025
Báo Hàn gay gắt: "Lời xin lỗi của Kim Soo Hyun nên nhờ ngôi sao này viết hộ"
Sao âu mỹ
06:05:31 13/04/2025