12 cây thuốc nhất định phải có trong vườn nhà bạn
Khi cần thiết, thay vì tìm kiếm các loại cây thuốc và thảo mộc trong tự nhiên, tốt nhất là nên trồng trong vườn nhà mình.
Chất gel trong lá lô hội ( nha đam) chứa 75 hoạt chất, bao gồm vitamin A, C và E, khoáng chất, enzym, a xít amin và a xít béo, có các đặc tính chữa bệnh mạnh mẽ
ẢNH: SHUTTERSTOCK
Sau đây là một số cây thuốc cần cho bạn, theo Natural News.
Tiêu thụ hoa cúc này có thể giúp giảm đau bụng và trào ngược a xít.
2. Húng quế
Húng quế được sử dụng tốt nhất để điều trị co thắt dạ dày, chán ăn và đầy hơi. Húng quế cũng có khả năng chống đau đầu, đau họng, côn trùng cắn và co thắt cơ.
3. Cúc tím Nam Mỹ Echinacea
Echinacea từ lâu đã được sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch. Nó chứa nhiều polysaccharid, flavonoid và tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng viêm, bằng cách giúp tăng sản xuất các tế bào bạch cầu.
Sử dụng Echinacea để trị cảm, ho, sốt, đau họng, viêm phế quản và nhiễm trùng đường hô hấp trên, theo Natural News.
4. Cúc La Mã Chamomile
Loài cúc này được sử dụng để giảm căng thẳng và chữa mất ngủ. Trà hoa cúc có tác dụng an thần và làm dịu, có thể trị lo âu, ác mộng và mất ngủ.
Video đang HOT
Tiêu thụ hoa cúc Calendula có thể giúp giảm đau bụng và trào ngược a xít
ẢNH: SHUTTERSTOCK
Hoa cúc cũng trị được bệnh đề về đường tiêu hóa, như khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đầy hơi, theo Natural News.
Nó cũng có đặc tính giảm đau lưng, viêm khớp và co thắt dạ dày.
Nó được sử dụng để chữa lành vết thương, vết bầm tím, vết bỏng và phát ban, bệnh chàm, bệnh trĩ, bệnh gút, vết loét và kích ứng da.
5. Tỏi
Tỏi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và là chất kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ có thể tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
6. Kinh giới
Trong y học cổ truyền, tinh dầu, hoa và lá cây kinh giới được sử dụng để điều trị cảm lạnh và các vấn đề về đường tiêu hóa.
7. Gừng
Gừng chữa buồn nôn và chóng mặt. Trà gừng có thể làm dịu cơn ho và tắc nghẽn.
8. Bồ công anh
Bồ công anh có thể làm giảm các vấn đề tiêu hóa và đau bụng, theo Natural News.
9. Tía tô
Loại thảo mộc này có thể điều trị nhiều chứng bệnh, như mất ngủ, mụn rộp, đau bụng kinh, khó tiêu và đau răng.
10. Nghệ
Củ nghệ được sử dụng để giảm đau do chứng ợ nóng và viêm khớp nhờ có chứa curcumin.
11. Nha đam
Chất gel trong lá lô hội chứa 75 hoạt chất, bao gồm vitamin A, C và E, khoáng chất, enzym, a xít amin và a xít béo, có các đặc tính chữa bệnh mạnh mẽ.
Xoa gel nha đam làm dịu các vết đứt và vết thương, bỏng, tê cóng, cháy nắng, phát ban, côn trùng cắn, viêm da và các bệnh về da.
Nó giúp dưỡng ẩm da, giảm đau, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, giảm viêm và ngăn ngừa hình thành sẹo, theo Ruralsprout.
12. Bạc hà
Bạc hà được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh trong y học cổ truyền, chữa co thắt dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, chân tay khó chịu.
Ngoài đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, bạc hà còn dùng hít hơi giúp thông mũi, giảm viêm phế quản, viêm xoang và hen suyễn.
Bạc hà cũng có tác dụng giảm đau đầu và đau nửa đầu. Xoa dầu bạc hà giúp thư giãn các cơ và giảm đau ở cổ, thái dương và trán, theo Ruralsprout.
12 lần phẫu thuật, người đàn ông được loại bỏ khối u khổng lồ
Đây là khối u tái phát đã mổ rất nhiều lần (đây là lần thứ 12) và là khối u thần kinh to nhất từ trước đến nay được cắt bỏ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, nặng gần 8,9 kg.
Ngày 30-9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho hay các bác sĩ của bệnh viện này vừa phẫu thuật cắt khối u thần kinh khổng lồ gần 8,9 kg ở mông cho bệnh nhân Nguyễn Văn H. (39 tuổi, trú tại phường Hà Phong, TP Hạ Long). Đây là khối u tái phát đã mổ rất nhiều lần (đây là lần thứ 12) và là khối u thần kinh to nhất từ trước đến nay được cắt bỏ tại bệnh viện.
Khối u được các bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ
Trước đó, anh H. được gia đình đưa tới Bệnh viện vì khối u khổng lồ ở mông sắp vỡ, da trên u có chỗ sắp hoại tử. Phim chụp cắt lớp vi tính cho thấy u dính vào xương cánh chậu không còn di động được. U gồm nhiều khối hợp lại, có nhiều mạch máu nuôi lớn từ động mạch chậu bên trái.
Bệnh nhân cho biết, từ hơn 20 năm trước, khối u đầu tiên chỉ to bằng quả trứng gà ở mặt sau đùi bên trái, được chẩn đoán là u xơ thần kinh và được cắt u. Sau mổ, vết mổ nhanh liền, nhưng sau đó một thời gian lại có khối u khác mọc lên, to hơn. Người bệnh đã đến các bệnh viện từ tỉnh đến Trung ương, cũng được chẩn đoán là u thần kinh và được cắt các khối u tái phát.
Cùng với đó, anh H. còn đắp lá, dùng thuốc nam sau khi mổ nhưng sau một thời gian, u vẫn mọc lại. Lần mổ thứ 10 vì u to và chân đã hết thịt, không còn chức năng, các bác sĩ đã quyết định tháo khớp háng chân trái để hy vọng phẫu thuật sẽ triệt để hơn, nhưng sau một thời gian u vẫn tái phát ở vùng mông. Năm 2017, bệnh nhân trải qua lần mổ thứ 11, cắt khối u tái phát nhưng cũng chỉ cắt được một phần khối u to quá và mất máu nhiều.
Các bác sĩ đánh giá đây là ca bệnh rất phức tạp do u thần kinh rất lớn, đã phẫu thuật nhiều lần. Đồng thời nguy cơ mất máu trong mổ rất lớn do u dính chắc vào xương chậu và tổ chức xung quanh cũng như các mạch máu nuôi u ngày càng nhiều... Tuy nhiên, với mục tiêu để tránh được biến chứng xuất huyết do hoại tử u sẽ xảy ra và hy vọng có thể cắt được u sẽ mang lại cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân nên các bác sĩ vẫn quyết định phẫu thuật cho người bệnh.
---
Các bác sĩ đánh dấu đường mổ và thực hiện bóc tách khối u cho bệnh nhân - Ảnh Bệnh viện cung cấp.
Kíp phẫu thuật phối hợp bác sĩ các khoa Ngoại, Ung bướu, Chấn thương chỉnh hình, Gây mê hồi sức. Đầu tiên, các phẫu thuật viên tiến hành mở nhỏ đường bụng, thắt động mạch chậu trong nuôi khối u để hạn chế mất máu trong mổ. Sau đó tiến hành cắt khối u; các mạch máu lớn được buộc tỉ mỉ, các mạch nhỏ và tổ chức xung quanh u được cắt và cầm máu bằng dao siêu âm.
Sau 6 giờ phẫu thuật liên tục, cẩn thận và cầm máu kỹ lưỡng, ca mổ đã thành công, cắt toàn bộ khối u với trọng lượng gần 8,9 kg. Các sợi thần kinh vào khối u được cắt cao để tránh khối u tái phát, mất máu trong mổ không đáng kể. Bệnh nhân được tạo hình xoay vạt da che phủ hoàn toàn diện cắt.
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, chỉ sau mổ 1 ngày, bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống được, còn đau nhẹ ở vết mổ, tình trạng toàn thân ổn định và các vạt da che phủ hồng hào.
Hôn mê nghi do ngộ độc thuốc nam Bệnh nhân nam, 40 tuổi, ở Bắc Giang, sau nhiều ngày uống thuốc nam chữa viêm gan B đã lâm vào tình trạng hôn mê, chức năng gan rất kém. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết người đàn ông này bị viêm gan B mạn tính, điều trị bằng thuốc kháng virus...