12 câu hỏi thường gặp về bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và dễ lây nhiễm. Tuy là bệnh lành tính, không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng làm suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.
1. Đau mắt đỏ là bệnh gì?
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng kết mạc và lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu bị viêm nhiễm, tấy đỏ.
2. Tác nhân nào gây bệnh đau mắt đỏ?
- Virus: Tác nhân gây đau mắt đỏ phổ biến nhất là do virus. Điển hình là Adenoviruses type 1-5, 7, 14 và 21 vừa gây bệnh đau mắt đỏ, vừa gây viêm họng hạch. Adenovirus týp 5, 8, 19 thường gây ra các trường hợp đau mắt đỏ nghiêm trọng.
- Vi khuẩn: Thường là do vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphylococcus,…
- Dị ứng: Có thể là dị ứng thực phẩm, phấn hoa, gió, bụi, thuốc, lông động vật, khói, hóa chất,….
3. Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ là gì?
- Mắt đỏ.
- Chảy nước mắt sống.
- Cộm và ngứa mắt.
- Mắt tiết nhiều ghèn.
- Có thể có sốt nhẹ, đau họng hoặc nổi hạch ở cằm và trước tai.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh đau mắt đỏ là mắt bị tấy đỏ (Ảnh: Internet)
4. Đau mắt đỏ có tự khỏi không?
Đau mắt đỏ có thể tự khỏi. Thường sẽ mất vài ngày đến khoảng 2 tuần đối với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc mắt tốt nhất, giúp mắt nhanh hồi phục và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Video đang HOT
5. Đau mắt đỏ có lây không?
Nếu bệnh đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn gây ra thì có khả năng lây nhiễm rất cao. Nếu là đau mắt đỏ do dị ứng thì không lây.
6. Con đường truyền nhiễm của bệnh đau mắt đỏ là gì?
- Tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân qua ôm, hôn, bắt tay, giao tiếp khoảng cách gần,…
- Tay chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như đồ dùng cá nhân của bệnh nhân, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa,… sau đó lại chạm tay vào mắt.
- Sử dụng nguồn nước có nhiễm mầm bệnh để rửa mặt và sinh hoạt.
7. Nhìn người bệnh có bị lây đau mắt đỏ không?
Nhìn nhau làm lây lan đau mắt đỏ là quan niệm sai lầm. Đau mắt đỏ chỉ lây qua nước mắt, nước bọt, ghèn, vật dụng,… có chứa mầm bệnh.
Nhìn nhau không làm lây nhiễm đau mắt đỏ. (Ảnh: Internet)
8. Đối tượng nào dễ bị đau mắt đỏ?
Đây là bệnh truyền nhiễm nên các đối tượng có sức miễn dịch kém rất dễ bị đau mắt đỏ, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em cũng chưa có ý thức vệ sinh cao nên bệnh càng dễ lây nhiễm.
Khả năng nhiễm bệnh ở người cao tuổi sẽ thấp hơn một chút bởi mô kết mạc đã lão hóa và xơ, không phải điều kiện lý tưởng do vi khuẩn và virus phát triển.
9. Phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Bản chất của bệnh đau mắt đỏ sẽ không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có dùng thuốc để điều trị thì thuốc có thể tác động đến thai nhi. Do đó cần đi thăm khám cẩn thận để được tư vấn cách điều trị bệnh đau mắt đỏ an toàn nhất.
10. Loại thuốc nào giúp đặc trị bệnh đau mắt đỏ?
Hiện tại chưa có thuốc đặc trị đau mắt đỏ. Hầu hết bệnh nhân được yêu cầu chăm sóc và vệ sinh mắt sạch sẽ thì bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng 1 – 2 tuần. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc chống dị ứng,… để hỗ trợ điều trị, giúp mắt nhanh hồi phục hơn.
11. Nhỏ nước muối sinh lý Natri clorid có giúp chữa khỏi bệnh đau mắt đỏ không?
Nước muối sinh lý không có tác dụng điều trị bệnh đau mắt đỏ. Tuy nhiên nó giúp vệ sinh mắt sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn và virus sinh sôi. Từ đó giúp giảm các triệu chứng và mắt nhanh hồi phục hơn.
12. Khi bị đau mắt đỏ có được dùng máy tính không?
Khi bị đau mắt đỏ, mắt đã bị tổn thương và suy yếu rất nhiều. Ánh sáng từ điện thoại, máy tính hoặc tivi sẽ làm mắt căng thẳng và kích thích hơn, gây cộm và chảy nước mắt nhiều hơn. Do đó, cần hạn chế sử dụng các thiết bị này ít nhất có thể.
Gai người trước những hình ảnh triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
Có rất nhiều nguyên nhân gây đỏ mắt như nhiễm trùng mắt, chấn thương mắt, tăng nhãn áp, loét giác mạc,... Vậy làm sao để nhận biết được đâu là các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc?
1. Hình ảnh về những triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
- Đỏ 1 hoặc cả 2 bên mắt. Kết mạc sưng phù và đỏ rõ nhất ở vùng giữa. Màu đỏ nhạt dần khi ra đến vùng rìa mắt. Thông thường triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ là bạn sẽ bị đau mắt đỏ cả 2 bên mắt. Trong những trường hợp chỉ bị đau 1 bên, nếu không vệ sinh và kiêng khem cẩn thận thì sau vài ngày bệnh có thể lây sang bên mắt còn lại.
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ có thể là đỏ 1 bên mắt - Ảnh Internet
Nhưng cũng có thể là đỏ cả 2 bên mắt! - Ảnh Internet
- Ngứa mắt.
- Cộm mắt. Bạn cảm giác có sạn ở trong mắt, cảm giác vướng một vật gì đó ở trong mắt mà không thể lấy ra. Điều này khiến bạn hay đưa tay dụi mắt theo phản xạ.
- Mắt khô, có thể có cảm giác bỏng rát. Cảm giác mắt khô rát đặc biệt rõ ràng khi bạn nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính hoặc ti vi.
- Chảy nước mắt sống: Nước mắt tăng tiết và tự chảy ra mà bạn không khống chế được. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm giúp giữ ẩm và làm sạch mắt, giúp mắt nhanh hồi phục hơn.
Chảy nước mắt sống là một triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ - Ảnh Internet
- Mắt rỉ dịch. Mắt đặc biệt tiết ghèn nhiều vào ban đêm khi bạn ngủ. Buổi sáng thức dậy, mi mắt có thể bị dính chặt khiến bạn không thể mở mắt ra.
Mắt tiết nhiều dịch ghèn, đặc biệt là khi bạn ngủ - Ảnh Internet
- Mi mắt sưng nhẹ và hơi đau.
Mi mắt sưng đỏ, phù nề - Ảnh Internet
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
- Trường hợp nặng có thể thấy triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ là xuát hiện màng giả trên kết mạc. Thậm chí giác mạc có thể bị thâm nhiễm làm xuất hiện các chấm nông ở giữa và thẩm lậu vùng rìa.
Giả mạc là một màng viêm có màu trắng đục. Xuất hiện giả mạc chứng tỏ triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ đã ở giai đoạn nặng - Ảnh Internet
- Ở trẻ em, triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ thường kèm theo ho, sốt nhẹ hoặc nổi hạch trước tai. Đây là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang phản ứng lại nhiễm trùng.
2. Một số hình ảnh về tình trạng mắt đỏ khác
Đau mắt đỏ là tên gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc. Tuy nhiên, tình trạng mắt đỏ không chỉ được gây ra bởi bệnh viêm giác mạc, mà còn có rất nhiều nguyên nhân khác. Cùng tham khảo một số hình ảnh về tình trạng mắt đỏ khác để phân biệt với triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ:
- Viêm màng bồ đào: Là bệnh lý liên quan đến tất cả các quá trình viêm của các lớp giữa của mắt. Triệu chứng thường là đỏ mắt, giảm thị lực, đau nhức mắt, tăng nhãn áp, nhìn thấy nhiều bóng đen.
Đỏ mắt là một triệu chứng của bệnh viêm bồ đào - Ảnh Internet
- Xuất huyết kết mạc: Là tình trạng mắt bị chấn thương, làm vỡ các mạch máu trong mắt. Máu chảy ra khu vực giữa kết mạc và lòng trắng của mắt khiến mắt bị đỏ.
Máu tụ dưới kết mạc gây đỏ mắt - Ảnh Internet
- Loét giác mạc: Là tình trạng giác mạc bị tổn thương và hoại tử, tạo thành 1 ổ loét.
Bệnh loét giác mạc cũng gây đỏ mắt - Ảnh Internet
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác gây đỏ mắt như: mắt bị kích ứng bởi hóa chất, dị ứng mắt, khô mắt, bệnh tăng nhãn áp cấp tính, do đeo kính áp tròng, chấn thương hoặc nhiễm trùng mắt,...
Vì mắt đỏ có rất nhiều nguyên nhân nên chúng ta không thể kết luận mắt đỏ là triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc). Các hình ảnh trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Nếu tự ý điều trị tại nhà có thể làm tình trạng mắt ngày càng biến chứng tồi tệ hơn.
Bệnh đau mắt đỏ có lây không? Cách thức lây lan như thế nào? Đau mắt đỏ là căn bệnh phổ biến và phát tán nhanh trong cộng đồng. Vậy đau mắt đỏ có lây không? Trên thực tế, có 3 loại đau mắt đỏ, và không phải loại nào cũng lây. 1. Bệnh đau mắt đỏ có lây không? Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng màng nhầy ở...