12 câu hỏi cần tự trả lời trước khi bắt đầu một mối quan hệ mới
Bước vào một mối quan hệ mới là một vấn đề lớn, đặc biệt là khi các mối quan hệ trong quá khứ của mình đã liên tục thất bại.
ảnh minh họa
Nếu bạn đang có cơ hội bắt đầu một câu chuyện tình yêu, hãy tự hỏi mình 12 câu hỏi sau đây để đảm bảo mối quan hệ tiếp theo sẽ không sớm lặp lại sự đổ vỡ.
1. Tôi đã sẵn sàng chưa?
Duy trì một mối quan hệ mất rất nhiều thời gian và năng lượng. Hãy chắc chắn rằng cuộc sống hiện tại của bạn đủ ổn để sẵn sàng cho một tình yêu mới. Nếu bạn đang loay hoay xử lý các vấn đề phức tạp thì hãy khoan vội để một người bước chân vào cuộc sống của mình. Hãy chờ cho cơn bão đi qua trước khi cuốn thêm một con tàu vào vòng xoáy nước.
2. Tôi đã vượt qua chuyện cũ chưa?
Câu hỏi này mở rộng thêm ý của câu hỏi thứ nhất. Nếu câu trả lời là chưa, đừng để các mối quan hệ trở nên chồng chéo nhau khi bạn vẫn còn âm thầm chờ mong việc quay lại với người cũ. Không ai muốn mình chỉ là người thay thế trong lúc bạn cô đơn, và rồi khi người cũ của bạn có động thái muốn viết lại câu chuyện cũ, bạn lại hoang mang với chính tình cảm của mình.
3. Sai lầm tôi thường mắc phải là gì?
Có lẽ bạn đã hy sinh quá nhiều cho người cũ. Cũng có thể bạn từng thiếu tin tưởng đối phương. Hoặc mối quan hệ không đi đến đâu vì cả hai đã tạo ra quá nhiều khoảng cách. Hãy dành thời gian để suy nghĩ lại những sai lầm trong các mối quan hệ trước đây và tìm giải pháp.
4. Những người xung quanh duy trì mối quan hệ như thế nào?
Đừng quên rằng bạn còn có bố mẹ, bạn bè, các cặp vợ chồng ở xung quanh. Những người đã có kinh nghiệm nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài chắc chắn sẽ có những lời khuyên thỏa đáng dành cho bạn. Hãy trò chuyện với họ cởi mở hơn về vấn đề của mình và bạn sẽ tìm được câu trả lời ngoài sức tưởng tượng.
5. Tôi tìm kiếm kiểu quan hệ nào?
Video đang HOT
Nói cách khác, mục đích của bạn khi tìm kiếm một mối quan hệ là gì? Điều này sẽ giúp khoanh vùng các đối tượng tiềm năng. Bạn đang cần một mối quan hệ vui vẻ hay muốn tìm một người để gắn bó suốt cuộc đời còn lại? Hãy chắc chắn về câu trả lời trước khi lãng phí thời gian cho một mối quan hệ mà mục đích của hai bên không giống nhau.
6. Đạo đức của người kia như thế nào?
Đây hoàn toàn không phải một câu hỏi mang tầm “vĩ mô”. Không nói đến tôn giáo hay chính trị, trước hết hãy nhìn cách họ đối xử với người khác trong cuộc sống. Nhìn xa hơn, nếu hai bạn kết hôn, đối phương có phải là người sẽ dạy cho con cái của bạn những điều tốt đẹp không?
Chỉ vì ai đó có cùng sở thích khi xem phim hay nghe nhạc không có nghĩa là họ có chung quan điểm sống với bạn. Hãy tìm hiểu kỹ hơn.
7. Tôi có yêu bản thân mình không?
Đây là điều bạn được nghe nhiều nhất đến mức học thuộc lòng: Bạn không thể yêu người khác khi bạn không yêu chính bản thân mình. Thực tế, bạn vẫn có thể yêu, tuy nhiên vấn đề sẽ luôn tồn tại. Bạn không cảm thấy xứng đáng với tình y êu này, bạn sẽ nghi ngờ hoặc từ chối tình cảm của người khác chỉ vì người ta đối xử với bạn quá tốt…
8. Tính cách bạn yêu thích ở đối phương là gì?
Sự tự tin? Khiếu hài hước? Sự khiêm tốn? Sự tốt bụng? Động lực sống? Liệu người bạn đang tìm hiểu có thể hiện được những tính cách mà bạn mong muốn hay không? Và việc khuyết đi một tính cách nào đó có làm bạn khó chịu hay không?
9. Người này có giúp tôi hoàn thiện bản thân không?
Bạn cảm thấy thế nào khi ở bên cạnh người này? Cách hành xử của họ có tác động đến bạn như thế nào? Bạn có thể hoàn thiện bản thân mình nhờ vào việc quen biết với người này không?
10. Tôi có thực sự quan tâm đến người này không?
Đôi khi bạn hẹn hò ai đó chỉ vì cảm thấy cô đơn. Bạn bị choáng ngợp bởi sự quan tâm mà đối phương dành cho mình, trong khi chỉ sau một thời gian ngắn nữa thôi bạn sẽ nhận ra rằng những điều tuyệt vời ở họ không hoàn toàn phù hợp với mình. Hãy chắc chắn bạn có thực sự quan tâm đến người đó không, hay bạn có xu hướng nói nhiều về bản thân hơn khi ở cạnh người đó.
11. Tôi có tự hào khi giới thiệu người này với mọi người không?
Chắc chắn sẽ đến thời điểm bạn giới thiệu người mình yêu cho bạn bè và gia đình. Liệu bạn có hứng thú với điều này không? Nếu câu trả lời là không, hãy đừng chần chừ kết thúc sớm mối quan hệ này.
12. Bạn bè và gia đình tôi có thích người này không?
Hãy lắng nghe những người thân thiết và có mức độ ảnh hưởng quan trọng đối với mình. Nếu mẹ bạn thể hiện sự không vừa lòng với người bạn đang tìm hiểu, hãy hỏi kỹ nguyên nhân. Đôi khi người ngoài nhìn thấy những điều mà tự bạn chưa thể nhận ra.
Theo Emdep
Phụ nữ nên tuyệt đối tránh xa loại người này để không mang họa
Những người này một là đến với bạn để mưu cầu lợi ích, hai là có ý không tốt... vì vậy tốt nhất nên tránh thật xa.
Giả vờ trợ giúp nhưng lại mưu hại người khác
Người nịnh nọt, khua môi múa mép, lời nói không thật thà, không thành tâm, khi cần thì vun vào, khi không cần thì vứt bỏ, là loại người Phật dạy không nên tiếp xúc.
Người giả tạo, ngụy quân tử chính là kiểu người không nên kết giao. Vì sự dối trá đội lốt chính nghĩa, kẻ thủ đoạn toan tính bên ngoài sự lương thiện là nguy hiểm nhất. Cũng vì thế mà người dạng này ẩn nấp kĩ, khó nhìn ra lòng dạ thật.
Luôn luôn than phiền
Đây là kiểu người luôn than phiền về mọi thứ trong cuộc sống. Mỗi khi gặp họ, bạn sẽ chỉ nghe thấy những lời than thở muộn phiền và sầu não như thể cuộc sống toàn màu đen. Việc chia sẻ vui buồn trong cuộc sống với bạn bè là điều bình thường nhưng một người bạn chỉ coi bạn là thùng rác để trút tất cả những nỗi buồn thì lại là điều không tốt chút nào. Người bạn này sẽ chỉ khiến cuộc sống của bạn trở nên u ám hơn và mất đi thái độ lạc quan, tin tưởng.
Chỉ xuất hiện khi cần được giúp đỡ
Một người luôn chỉ xuất hiện khi cần sự giúp đỡ là kiểu bạn cần tránh. Một khi họ có được sự giúp đỡ cần thiết, họ sẽ lại biến mất. Ngược lại, nếu bạn họ hỗ trợ việc gì, bạn sẽ khó lòng nhận được sự giúp đỡ từ họ.
Những người luôn giận dỗi khó chịu
Bạn bè là những người luôn sẵn sàng bỏ qua cho nhau những lỗi lầm để gìn giữ mối quan hệ. Còn nếu bạn cảm thấy bạn là người duy nhất phải thường xuyên năn nỉ, xin lỗi cũng như níu kéo một người bạn thường xuyên giận dỗi thì tốt nhất là nên kết thúc với người bạn này. Nếu bạn bè mà phải mệt mỏi như vậy thì mất hết cả ý nghĩa.
Ảnh minh họa
Những người hay đố kị với bạn
Trong những giây phút bạn hạnh phút nhất mà người bạn thân không thể chia sẻ và hay buông ra những lời nói như : "dễ thôi mà, ai làm cũng được" hay "có gì đâu mà vui dữ vậy" thì đây có lẽ là một người bạn vẫn ngầm đố kị với bạn. Một người bạn chân chính là người sẽ cảm thấy vui khi nhìn thấy bạn thân mình được hạnh phúc.
Những người luôn làm bạn thấy lo lắng
Cuộc sống của bạn chắc chắn là đã có rất nhiều vấn đề cần giải quyết vì thế bạn cần một người bạn khích lệ động viên chứ không phải một người làm bạn cảm thấy lo lắng hơn bằng cách luôn bi quan và thổi phồng lên mọi vấn đề.
Loại người chơi theo "đẳng cấp"
Người tham phú phụ bần, đối đãi với người khác mà phân biệt sang hèn, giàu thì nịnh bợ yêu thương, nghèo thì khi khi bạc đãi, không thật lòng đối đãi với người khác.
Đối với những loại người như thế này thì tốt nhất bạn đừng nên giao tiếp cho nhẹ nhàng. Vì họ sẽ chẳng bao giờ thật tâm với mình, bị hại hay nói xấu lúc nào không hay.
Quá yêu bản thân mình
Đối với họ, họ chính là trung tâm của thế giới. Mọi thứ dường như chỉ xoay chung quanh họ. Nếu bạn cố lên tiếng về vấn đề của bản thân với họ, chắc chắn họ sẽ lại hướng chủ đề về mình. Không chỉ vậy, họ còn cho rằng cuộc sống hay những vấn đề của người khác chỉ là tầm thường và không thể so sánh với mình.
Sống giả tạo
Trước mặt bạn thì họ vờ như yêu quý bạn nhưng thực chất sau lưng lại rất ghét bạn. Họ luôn sẵn sàng ở bên bạn, chúc mừng, động viên bạn nhưng tình cảm thực sự trong lòng họ lại khác. Bạn cần phải tinh ý để nhận ra những người bạn kiểu này và tốt nhất là hãy tránh xa họ.
Theo Khỏe & Đẹp
8 câu hỏi bản thân trước khi quyết định yêu thêm lần nữa Anh ấy có niềm tin và quan điểm sống giống bạn không? Đam mê và hoài bão của anh ấy là gì? Cái nhìn về tương lai của hai người có giống nhau chứ? Nếu trả lời được hết những câu hỏi này, bạn mới nên nhận lời yêu. Bước vào một mối quan hệ mới không hẳn là điều gì to tát,...