12 cán bộ, chiến sĩ công an phải cách ly sau khi trục xuất 1 người Trung Quốc nhiễm COVID-19
10 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam đã bị bắt giữ, cách ly tập trung 17 ngày. Khi trục xuất tại cửa khẩu, một trong số này bất ngờ có xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 khiến 12 công an Ninh Thuận dẫn giải phải cách ly tập trung.
Một trong 10 người Trung Quốc khi trục xuất tại biên giới, phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 – Ảnh: TUẤN MINH
Chiều 25-6, Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết 10 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào tỉnh Ninh Thuận ngày 4-6, trong đó có 6 người được bàn giao từ tỉnh Bình Thuận, đã được đưa đến cách ly tập trung tại Trung tâm huấn luyện nghiệp vụ Công an tỉnh Ninh Thuận đến ngày 21-6.
Đến ngày 22-6, sau khi xử phạt vi phạm hành chính, đoàn công tác Công an tỉnh gồm 12 cán bộ, chiến sĩ đưa 10 người Trung Quốc trên một chuyến xe 24 chỗ ra cửa khẩu Lạng Sơn lập thủ tục trục xuất để trao trả cho phía Trung Quốc. Trong suốt quá trình di chuyển, đoàn chỉ nghỉ ngơi trên xe, chỉ dừng xe lấy lương thực, đổ xăng.
Ngày 23-6, cửa khẩu Lạng Sơn thông báo phát hiện một người Trung Quốc trong số đó có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-COV-2. Vì vậy, cơ quan chức năng đã thực hiện cách ly tập trung đối với 12 cán bộ, chiến sĩ kể trên sau khi bàn giao 10 người Trung Quốc, về lại Ninh Thuận vào tối 24-6.
Cơ quan chức năng cho biết 10 người Trung Quốc cùng với 2 lái xe người Việt Nam, trong thời gian cách ly tập trung 17 ngày đã qua ba lần xét nghiệm đều có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, một trong số này được xét nghiệm lần bốn tại cửa khẩu lại dương tính.
Video đang HOT
12 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Ninh Thuận đã đi cách ly tập trung sau khi dẫn giải, bàn giao 10 người Trung Quốc tại cửa khẩu Lạng Sơn – Ảnh: TUẤN MINH
Thanh Hóa chọn mẫu xây tượng đài, khu lưu niệm 255 tỷ đồng
Dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc gồm hạng mục chính là tượng đài Con tàu tập kết dự kiến xây dựng tại Sầm Sơn.
Ngày 25/6, lãnh đạo TP Sầm Sơn cho hay Hội đồng nghệ thuật và các đơn vị liên quan vừa thống nhất chọn xong phương án mẫu (bước một) và đang triển khai quy trình tiếp theo để thực hiện dự án nêu trên.
Phối cảnh dự án khu trung tâm.
Dự án Khu lưu niệm do UBND TP Sầm Sơn làm chủ đầu tư, thực hiện từ nay đến năm 2023 với tổng mức đầu tư 255 tỷ đồng (giảm hơn 35,5 tỷ đồng so với quyết định phê duyệt ban đầu); nguồn vốn trích từ ngân sách tỉnh Thanh Hóa và các nguồn xã hội hóa khác; dự kiến khởi công vào đầu quý 4/2021 tại phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn.
Trước ý kiến hiện nay các nguồn lực đang cần tập trung cho công tác phòng, chống Covid-19, đây là nhiệm vụ cấp bách hơn so với những việc khác, lãnh đạo TP Sầm Sơn chia sẻ "thành phố cũng đang gặp khó khăn về huy động nguồn vốn, nên chưa ấn định thời gian thi công chính thức".
Ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, thông tin thêm dự án mới ở giai đoạn lựa chọn phương án kiến trúc; thời gian tới sẽ còn nhiều phần việc như lập, phê duyệt dự án, đấu thầu, bố trí nguồn vốn... Theo ông Liêm, tại một cuộc họp đầu năm 2021, lúc dịch Covid-19 tạm lắng, nhiều ý kiến mong muốn khởi công dự án trong quý 3/2021 song "căn cứ tình hình hiện nay thì chưa phù hợp".
"Tôi khẳng định, tại thời điểm này, lãnh đạo tỉnh không có chủ trương huy động vốn để triển khai dự án bởi còn tập trung, ưu tiên tối đa cho công tác phòng chống dịch", ông Liêm nói và cho hay việc lựa chọn thời gian triển khai dự án sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng.
Theo phương án vừa được Hội đồng nghệ thuật và các đơn vị chuyên môn lựa chọn , khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc có quy mô hơn 40.000 m2, chia làm ba phân khu chức năng.
Khu A của công trình gồm các hạng mục: Tượng đài Con tàu tập kết và phù điêu lớn hình cánh cung, nhà trưng bày hiện vật, đón tiếp kết hợp chiếu phim tư liệu và các công trình phụ trợ.
Khu B là nơi tái hiện lại hình ảnh những lán trại, nơi ăn ở sinh hoạt của đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam tập kết, giếng nước, cây xanh cảnh quan...
Khu C là công viên văn hóa du lịch. Ngoài ra công trình còn có các tuyến giao thông kết nối giữa các phân khu được gọi là con đường ký ức bằng gốm sứ với chiều dài 1,4 km.
Phối cảnh mặt cắt ngang tượng đài con tàu tập kết. Ảnh: Lê Hoàng.
Tượng đài Con tàu tập kết (diện tích khoảng 3.200 m2) và phù điêu lớn hình cánh cung (diện tích khoảng 50 m2) là công trình biểu tượng, cũng là điểm nhấn cho toàn khu lưu niệm; giá trị xây lắp dự kiến khoảng 89 tỷ đồng.
Theo thiết kế, tượng đài là tác phẩm nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tạo hình. Chất liệu xây dựng tượng đài là đá khối granite kết hợp bê tông cốt thép, đồng đúc và các vật liệu xây dựng phù hợp khác.
Phù điêu lớn hình cánh cung được xây dựng bằng chất liệu đồng đúc, kết hợp đá khối granite, vật liệu trang trí bền vững, bê tông cốt thép.
Trong trong lòng tượng đài sẽ xây dựng không gian trưng bày, là một bảo tàng thu nhỏ mô phỏng các con tàu của Ba Lan, Liên Xô (cũ)... đã tham gia vận chuyển cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam tập kết có thành tích xuất sắc, tiêu biểu...
Phối cảnh mặt trước dự án tượng đài vào ban đêm. Ảnh: Lê Hoàng.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đánh giá, công trình là nơi ghi nhận, lưu giữ những tài liệu, hiện vật quý của sự kiện lịch sử cách đây 67 năm, được kỳ vọng là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Sau Hiệp định Genève 1954, chính quyền và nhân dân Sầm Sơn cùng nhiều địa phương ở Thanh Hóa đã đón tiếp hàng trăm nghìn cán bộ, bộ đội, học sinh, sinh viên, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Trong bảy đợt (từ ngày 15/10/1954 đến 1/5/1955) đã có 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình cán bộ miền Nam tập kết tại Thanh Hóa.
50 ca nghi Covid-19 trong khu phong tỏa hẻm quận 4 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật ghi nhận 50 ca dương tính nCoV trong khu vực phong tỏa tại hẻm 76 đường Tôn Thất Thuyết, phường 16, quận 4. Các trường hợp này trong số 677 ca nhiễm được Sở Y tế công bố chiều nay, đang chờ Bộ Y tế công bố, xem như nghi nhiễm. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh...