12 cách đơn giản để cải thiện hệ miễn dịch được chuyên gia y tế chỉ ra
Hệ miễn dịch có thể bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi các vi sinh vật gây bệnh. Nếu bạn muốn cải thiện hệ miễn dịch thì đừng bỏ qua những cách đơn giản dưới đây.
Giáo sư Vương, Phó Khoa miễn dịch của Viện y học, Đại học Bắc Kinh, Phát biểu về hàm ý cơ bản của hệ miễn dịch trong y học: Hệ miễn dịch là chỉ ra vật chất có tính kháng nguyên phân biệt tự có trong cơ thể (mầm bệnh và những độc tố) những vật chất này bị loại ra khỏi cơ thể. Sức mạnh của khả năng miễn dịch trong cơ thể một người được quyết định bao nhiêu là do số lượng tế bào bạch cầu. Bình thường mỗi microlit có khoảng 4000-10000 tế bào bạch cầu, nếu mỗi microlit ít hơn 4000, đảm bảo rằng chức năng miễn dịch của cơ thể đang giảm.
Hệ miễn dịch như một đội quân trong cơ thể có trách nhiệm bảo vệ cơ thể khỏi bị tấn công bởi “kẻ thù” là vius, vi khuẩn gây bệnh.
Có thể nói, khả năng miễn dịch giống như một bức tường thành bảo vệ sức khỏe, nhưng bức tường này không phải là kiên cố đến mức không có gì phá hủy nổi. Hệ miễn dịch bị suy giảm ngoài nguyên nhân do tuổi tác đem lại thì thường không hề báo trước. Giáo sư Vương cho rằng, hệ miễn dịch suy giảm hậu quả chủ yếu là cơ thể rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm hại. Ngoài ra, chúng còn ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh và nội tiết tố, gây ra các vấn đề như rối loạn nội tiết, mất ngủ…
Nếu bạn cảm thấy tinh thần tương đối giảm sút, luôn luôn mệt mỏi, toàn thân khó chịu không thoải mái,… tốt nhất là nên có ý thức chú ý tới hệ miễn dịch của bản thân. Trạng thái vừa nêu trên có thể bạn không chú ý tới, nhưng nó có thể là biểu hiện của việc suy giảm hệ miễn dịch. Giáo sư Vương nói thêm, thời điểm này bạn nên đến bệnh viện kiểm tra số lượng bạch cầu.
“Nếu cách 6 tháng hoặc 1 năm đi kiểm tra số lượng bạch cầu 1 lần, nếu vẽ thành 1 đường cong, bạn sẽ phát hiện ra rằng, lúc bạn cảm thấy không thoải mái, số lượng bạch cầu tương đối thấp, điều này rất có giá trị tham khảo”.
Khả năng miễn dịch giống như một bức tường thành bảo vệ sức khỏe, nhưng bức tường này không phải là kiên cố đến mức không có gì phá hủy nổi.
Nếu bạn cảm thấy trong thời gian ngắn số lần bị cảm lạnh gia tăng, tốc độ tự chữa lành vết thương chậm lại… điều này chứng tỏ rẳng chức năng hệ miễn dịch suy giảm tương đối nhanh. Hậu quả là tình trạng cảm cúm càng nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong, điều này có thể liên quan đến rối loạn nghiêm trọng chức năng hệ thống miễn dịch. Càng nghiêm trọng hơn nữa là, khả năng chống lại các khối u trong cơ thể càng giảm, đồng thời dễ mắc các bệnh ung thư.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Harvard ở Hoa Kỳ cho biết, ngày càng có nhiều nghiên cứu xác nhận, lối sống có ảnh hưởng đáng kể đến hệ miễn dịch. Ví dụ, thói quen ăn uống, thói quen tập thể dục và trạng thái tâm lý… đều có tác dụng tăng cường hoặc làm suy yếu hệ miễn dịch.
Do đó, thay vì chi tiêu nhiều tiền cho việc mua thuốc để điều trị hoặc mua sản phẩm chăm sóc da, tốt hơn hết là nên bắt đầu tạo thói quen sinh hoạt tốt và giữ tinh thần thoải mái để nâng cao khả năng miễn dịch. Những thói quen cải thiện hệ miễn dịch cực đơn giản đó là:
Thỉnh thoảng thử nhịn ăn 1 đến 2 ngày, chỉ uống không ăn, ở một mức độ nhất định, cũng có tác dụng đến việc bảo vệ hệ thống miễn dịch. Các nhà nghiên cứu của Đại học Nam California phát hiện ra rằng, mặc dù nhịn ăn sẽ làm một vài tế bào bạch cầu trong cơ thể sẽ đói chết, nhưng khi bạn bắt đầu ăn trở lại, số lượng tế bào bạch cầu lập tức hồi lại, tăng cao hơn rất nhiều so với trước đây.
Tại một Công ty của Nhật Bản, mỗi năm, họ cho nhân viên nhịn ăn 2 lần, mục đích để thúc đẩy nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch.
Thỉnh thoảng thử nhịn ăn 1 đến 2 ngày, chỉ uống không ăn, ở một mức độ nhất định, cũng có tác dụng đến việc bảo vệ hệ thống miễn dịch.
2. Nghe nhạc
Âm nhạc không chỉ làm giảm đau, giải tỏa áp lực, mà còn góp phần cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, hiệu quả của nó còn tốt hơn so với các loại thuốc sử dụng trước khi phẫu thuật.
Những người thích nghe nhạc, số lượng tế bào sát thương tự nhiên trong cơ thể càng nhiều, do vậy nó có khả năng chống lại vi khuẩn lây nhiễm, thậm chí còn có khả năng chống lại các tế bào ung thư.
3. Quan hệ tình dục thường xuyên
Đảm bảo quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần 1 lần, có thể làm tăng kháng thể IgA lên đến 30%. IgA là một kháng thể chống nhiễm trùng chính, giúp ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Nằm trên giường ôm nhau hoặc cùng nhau xem phim giết thời gian, cũng có thể tăng số lượng kháng thể tế bào T, cũng có khả năng kháng bệnh trong cơ thể.
4. Bổ sung Hoàng kỳ
Video đang HOT
Trong y học cổ truyền Trung Quốc qua nhiều thế kỷ, đã chứng minh Hoàng kỳ có tác dụng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, nó được xem là vị thuốc quý “ngang ngửa” nhân sâm. Một nghiên cứu của Sở Y học của Đại học Maryland ở Hoa Kỳ cũng xác nhận rằng, bổ sung dược phẩm này như một loại thức ăn hàng ngày, Hoàng kỳ có công hiệu kháng khuẩn và chống viêm.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc qua nhiều thế kỷ, đã chứng minh Hoàng kỳ có tác dụng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch.
5. Đi bộ ở nơi có nhiều cây xanh
Nghiên cứu của Nhật Bản phát hiện, những người sống ở vùng có nhiều cây xanh và yêu thích ngắm những cảnh vật xung quanh khoảng 20 phút, có thể làm giảm mức độ hormone cortisol 13,4% và giảm căng thẳng. Vì mức độ cortisol cao làm tổn hại đến chức năng của hệ thống miễn dịch, liệu pháp này giúp cải thiện khả năng miễn dịch tổng thể.
6. Uống cà phê dầu dừa
Dầu dừa bao gồm các axit béo cấu thành, trong đó có đó có 2 loại axit lauric và axit caprilic, có tác dụng trong việc chống lại sự phát triển của nấm và vi khuẩn. Từ đó, thúc đẩy sự trao đổi chất và tăng khả năng miễn dịch.
7. Đến phòng xông hơi
Một nghiên cứu ở Úc phát hiện rằng, đến phòng xông hơi một tuần 2 lần, có thể làm giảm nguy cơ cảm lạnh một nửa, nhưng một khi bạn bị cảm lạnh, xông hơi chỉ có thể làm giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe.
Một nghiên cứu ở Úc phát hiện rằng, đến phòng xông hơi một tuần 2 lần, có thể làm giảm nguy cơ cảm lạnh một nửa.
8. Sử dụng trà xanh
Chất chống oxy hóa trong trà xanh không chỉ là “chất tẩy rửa cơ thể” vô cùng tốt mà còn là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Chất chống oxy hóa có thể chống lại các gốc tự do khiến cơ thể yếu đuối, giúp ổn định huyết áp và bảo vệ tim mạch.
9. Hôn môi
Nghiên cứu của Đại học New York phát hiện ra rằng khi hôn nhau, sự lây truyền lẫn nhau của vi sinh vật giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai.
10. Uống rượu vang đỏ và ăn quả việt quất
Nghiên cứu của Đại học bang Oregon, Hoa Kỳ thấy rằng rượu vang đỏ, quả việt quất và nho đỏ chứa chất resveratrol và pterostilbene (một thành phần kháng khuẩn), khi kết hợp với vitamin D, chính là phòng tuyến miễn dịch kiên cố của cơ thể, giúp bạn tránh xa thuốc kháng sinh, hoặc những tác động tiêu cực do thuốc kháng sinh đem lại.
Nghiên cứu của Đại học bang Oregon, Hoa Kỳ thấy rằng rượu vang đỏ, quả việt quất và nho đỏ chứa chất resveratrol và pterostilbene (một thành phần kháng khuẩn).
11. Giao tiếp xã hội
Nghiên cứu của Hiệp hội tâm lý Mỹ chỉ ra rằng, tránh xa sự cô độc, bản thân phải giao lưu với mọi người xung quanh, điều này có thể tăng tốc độ hồi phục cơ thể rất nhanh.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, giữa bệnh mãn tính và sự cô đơn có sự liên hệ nội tại, con người bị cô lập trong một môi trường sẽ làm gia tăng áp lực và làm giảm tốc độ phản ứng của hệ miễn dịch. Khi năng lực giao tiếp xã hội tương đối mạnh, khả năng sinh tồn và khắc phục các vấn đề về sức khỏe cao hơn 50%.
12. Uống sữa chua
Một nghiên cứu của Hiệp hội Y tế Mỹ chỉ ra rằng, sữa chua có thể làm giảm mức cholesterol “xấu” (lipoprotein LDL tỉ trọng thấp) và giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu khoảng 47%.
Một số chế phẩm sinh học có trong sữa chua cũng có thể cải thiện đáng kể khả năng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cơ thể. I-ốt chứa trong chế phẩm sinh học cũng có thể giúp điều chỉnh và cân bằng chức năng miễn dịch của tuyến giáp.
(Nguồn: QQ)
Theo Helino
Bị ung thư có nên truyền đạm không?
Nếu bạn có người thân hay bạn bè không may bị bệnh ung thư. Bạn đang phân vân không biết bị ung thư thì có nên truyền đạm không? Hãy cùng Phụ nữ Today tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Đầu tiên chúng ta phải biết vai trò của đạm đối với cơ thể
Trong những điều kiện bình thường, đạm là dưỡng chất vô cùng quan trọng để phát triển sự tăng trưởng, chữa lành các mô tổn thương và giữ cho hệ miễn dịch của con người được khỏe mạnh. Còn nếu khi cơ thể không hấp thụ được đủ chất đạm thì các mô cơ trong cơ thể sẽ yếu đi, làm tiêu hao năng lượng cơ thể và khả năng miễn dịch bị giảm đi.
Trước khi tìm hiểu vấn đề bệnh nhân ung thư có nên truyền đạm không, chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của đạm đối với bệnh nhân ung thư như thế nào.
Trong những điều kiện bình thường, đạm là dưỡng chất vô cùng quan trọng để phát triển sự tăng trưởng, chữa lành các mô tổn thương và giữ cho hệ miễn dịch của con người được khỏe mạnh. Còn nếu khi cơ thể không hấp thụ được đủ chất đạm thì các mô cơ trong cơ thể sẽ yếu đi, làm tiêu hao năng lượng cơ thể và khả năng miễn dịch bị giảm đi.
Đối với những bệnh nhân bị ung thư thì chất đạm lại có vai trò quan trọng hơn, cần thiết hơn. Vì trong các quá trình điều trị bệnh như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật thì cơ thể bệnh nhân ung thư thường rất yếu, cần bổ sung chất đạm để giúp người bệnh có đủ khả năng để chống chọi với bệnh. Những thực phẩm giàu chất đạm có: Thịt, cá, trứng, sữa, các lọai hạt, đậu...
Nguyên nhân gây bệnh ung thư
Ngày nay khi nhắc đến bệnh ung thư người ta không còn cái phải ứng giật mình, choáng váng, bàng hoàng vì chúng đang trở nên quá phổ biến. Quả thực rất nguy hiểm khi nguyên nhân gây bệnh ung thư luôn ẩn nấp xung quanh chúng ta.
Thừa đường trong cơ thể - nguyên nhân gây ung thư
Nghe có vẻ chúng không liên quan, thế nhưng theo nghiên cứu y khoa thì lượng đường dư thừa trong cơ thế sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các tế bào ung thư.
Ăn uống đồ nóng có thể dẫn đến ung thư
Cơ thể con người cũng giống như một cỗ máy hoạt động, nếu vận hành sai cách, hoặc làm việc quá sức có thể xảy ra hỏng hóc. Bởi vậy khi ăn đồ nóng sẽ dẫn đến những thay đổi đột ngột trong cơ thể và tăng nguy cơ ung thư.
Thịt chế biến sẵn
Nếu bạn là tín đồ của những món thịt đã được chế biến sẵn hãy cân nhắc lại xem có nên ăn hay không? Bởi không ít người bị ung thư kết ruột vì loại đồ ăn này.
Virut
Ung thư được gây nên bởi một số loại virus và điển hình nhất vẫn là HPV. Đây là loại virut có đến 18 chủng và có những chủng có thể gây nên ung thư cổ tử cung, dạ dày, cổ họng, miệng,...
Tựu chung lại, nguyên nhân gây nên bệnh ung thư rất nhiều chúng bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cho dù ung thư xuất hiện vì lý do gì nữa thì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh có thêm thể lực để đối mặt. Vậy có nên truyền đạm cho người bị ung thư không?
Bị bệnh ung thư có nên truyền đạm hay không?
Bị bệnh ung thư có nên truyền đạm không, câu trả lời đường nhiên là có. Bởi đạm là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên không phải tất cả các bệnh nhân ung thư đều được chỉ định truyền đạm. Vậy hãy xem bệnh nhân ung như thể nào mới được chỉ định truyền.
Bệnh nhân sau phẫu thuật
Bị bệnh ung thư có nên truyền đạm nhưng đó là trường hợp sau khi đã thực hiện phẫu cắt bỏ khối u người bệnh còn mệt mỏi chưa được phép ăn, hoặc không ăn được thì sẽ truyền đạm.
Bệnh nhân ung thư vòm họng, thể trạng yếu
Đối với những bệnh nhân ung thư vòm họng, thực quản khi ở giai đoạn nặng thường không ăn uống được gì sẽ được chỉ định truyền đạm giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đồng thời cung cấp đầy đủ các dưỡng chất tăng thể lực, nhanh chóng phục hồi.
Bệnh nhân truyền hóa chất
Thông thường bệnh nhân ung thư không phẫu thuật được sẽ điều trị bằng việc hóa chất. Nói rõ hơn, bác sĩ sẽ sử dụng một số loại hóa chất có khả năng ngăn chặn, làm giảm kích thước tế bào ung thư. Việc truyền hóa chất qua đường tĩnh mạch và sẽ được pha cùng các dịch truyền khác. Thế nên có những trường hợp bác sĩ chỉ định truyền đạm, nhưng tất cả đều được tính toán kỹ lưỡng.
Như vậy bị bệnh ung thư có nên truyền đạm đã có lời gải đáp. Thế nhưng truyền đạm không sẽ không đảm bảo sức khỏe mà bệnh nhân cần nhiều nguồn dinh dưỡng, hơn thế để tăng cường thể lực, giúp cơ thể tăng cường đề kháng. Vì thế chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Bên cạnh việc đi tìm lời giải "có nên truyền đạm cho người bị ung thư" việc quan tâm đến một chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết. Bởi theo thống kê có đến 80% bệnh nhân ung thư chết vì sụt cân và 30 % chết vì suy kiệt trước khi qua đời vì khối u.
Chế độ ăn khắc nghiệt có nên hay không
Bị bệnh ung thư có nên truyền đạm theo chỉ định bác sĩ và kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách tuyệt vời giúp bệnh nhân có thêm thể lực, hạn chế tình trạng giảm cân. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố, song không phải việc bạn cắt giảm thực đơn ăn uống. Thậm chí nhiều người đã quyết định ăn chay khi biết mình bị ung thư.
Nhìn chung, bệnh nhân ung thư cũng giống như người bình thường, những thức ăn bất lợi như thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều muối, nội tạng động vật, dưa cà,... thì nên hạn chế, tốt nhất là không ăn.
Tăng cường dinh dưỡng
Ngay cả khi bệnh nhân không ăn uống gì tế bào ung thư vẫn ngày ngày lấy các dưỡng chất từ cơ thể bạn, dẫn đến tình trạng suy kiệt nhanh chóng. Từ đó một chế độ ăn uống nhiều dinh dưỡng cần được đảm bảo ngay từ khi phát hiện bệnh.
Thực đơn bệnh nhân ung thư phải đảm bảo 4 yếu tố sau: đạm, chất béo, đường bột, và Vitamin, khoáng chất. Song cực kỳ chú ý tăng cường rau củ quả và hạn chế thịt. Ngoài ra, đối với bệnh nhân ung thư nước cực kỳ quan trọng, hãy cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể hàng ngày.
Bị bệnh ung thư có nên truyền đạm hay không, chắc hẳn bạn đã có lời giải đáp cho riêng mình. Ngoài ra, bên cạnh tăng cường cung cấp các dưỡng chất hãy luôn vui tươi, thoải mái là cách tuyệt vời chống chọi lại căn bệnh nguy hiểm này.
Một số lưu ý khi truyền đạm cho người bị ung thư
Lưu ý cho bệnh nhân ung thư bằng cách truyền dịch đạm
Khi truyền dịch đạm cho bệnh nhân ung thư có thể có một số ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Điển hình như nhiễm trùng máu, rối loạn điện giải, phù toàn thân. Ngoài ra là thiếu các yếu tố vi lượng, sưng tấy chỗ tiêm, khó thở, đau ngực, vã mồ hôi... Vì thế nên truyền dịch đạm cho bệnh nhân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý cho bệnh nhân ung thư bằng các loại thực phẩm
Chất đạm là chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Người bệnh ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm tích tụ các chất thải độc hại trong cơ thể. Điều đó khiến bệnh ung thư trở nên nặng hơn. Vì thế nên người bệnh cần phải hấp thu một lượng protein phù hợ. Cần cân bằng để có có một sức khỏe tốt nhất.
Theo www.phunutoday.vn
Có 6 dấu hiệu này vào buổi sáng thì hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay nhé Sau khi thức giấc, nếu bạn thường gặp những dấu hiệu này thì tuyệt đối đừng chủ quan. Chúng có thể là triệu chứng cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Đổ nhiều mồ hôi Không ít người mỗi buổi sáng thức dậy quần áo đều ướt đẫm mồ hôi dù không khí trong phòng không quá nóng. Theo...