12 bài thuốc chữa đau đầu cực kỳ hiệu quả
Nhức đầu là một triệu chứng hay gặp của rất nhiều bệnh. Theo YHCT, nếu đau đầu đột ngột và kéo dài vài ngày là do ngoại cảm; nếu khi đau khi không và đau âm ỉ là nội thương.
Đau đầu do ngoại cảm phần lớn là thực chứng nên phải lấy khu phong tán tà là chính ( khu phong tán hàn, khu phong thanh nhiệt, khu phong táo thấp). Xin giới thiệu một số bài thuốc trị đau đầu do ngoại cảm.
Ngạt mũi là biểu hiện thường gặp của nhức đầu do ngoại cảm.
Đau đầu do phong hàn: Người bệnh có biểu hiện đau đầu, sợ lạnh, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, không khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn. Phép chữa là sơ phong tán hàn. Dùng bài thuốc:
Bài 1 – Tiểu sài hồ thang gia giảm: sài hồ 12g, hoàng cầm 8g, bán hạ 12g, đảng sâm 24g, cam thảo 6g, sinh khương 5 lát, đại táo 8 quả. Sắc uống. Trị đau đầu do phong hàn đã truyền vào thiếu dương ( nóng rét vãng lai, ngực sườn đầy tức, không muốn ăn, tâm phiền, buồn nôn hoặc hồi hộp, tiểu tiện không lợi).
Bài 2 – Xuyên khung trà điều tán: bạch chỉ 4g, xuyên khung 8g, kinh giới 8g, bạc hà 16g, khương hoạt 4g, tế tân 2g, phòng phong 3g. Tán bột. Ngày uống 24g, uống với nước trà, sau bữa ăn 1-2 giờ. Trị đau đầu, nửa đầu đau do phong hàn.
Bài 3: tử tô, bạc hà, bạc chỉ, hành tăm mỗi vị 10g; gừng sống 6g. Sắc 1 lần chia 2 lần uống sau khi ăn. Trẻ em chia uống 3 – 4 lần. Có thể tán giập, hãm trong phích cho uống.
Bài 4: xuyên khung, tế tân, khương hoạt, tinh bạc hà, trà diệp, kinh giới, cát cánh, phòng phong mỗi vị 10g. Sấy khô, tán bột mịn, cho vào lọ kín. Mỗi lần dùng 0,1g, đặt vào lỗ mũi bên đầu nhức, hít nhẹ vào. Tác dụng sau 4-6 phút.
Đau đầu do phong nhiệt: Người bệnh có biểu hiện đau đầu, sợ gió, khát nước, đau cổ họng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác. Phép chữa: Sơ phong, thanh nhiệt. Dùng bài:
Video đang HOT
Bài 1 – Tang cúc ẩm gia vị: tang diệp 10g, cúc hoa 6g, liên kiều 6g, bạc hà 4g, lô căn 10g, cam thảo 4g; cát cánh, hạnh nhân, hoàng cầm, chi tử mỗi vị 8g. Sắc uống.
Bài 2 – Thanh không cao gia vị (Lý Đông Viên): khương hoạt ( sao rượu), phòng phong, hoàng liên (sao rượu), sài hồ, xuyên khung mỗi vị 4g; thạch cao 8g, hoàng cầm (1 nửa sao rượu) 12g, chích thảo 6g, tri mẫu 6g. Sắc uống.
Bài 3: xuyên khung 3g, lá chè 6g. Đun sôi 5-10 phút; gạn nước, uống trước bữa ăn.
Bài 4: lá dâu 16g, cúc hoa 12g, mạn kinh tử 12g, bạc hà 10g, kinh giới 10g. Sắc 1 lần chia uống 2 lần trong ngày sau khi ăn. Trẻ em chia uống 3 – 4 lần. Có thể tán giập, hãm trong phích cho uống
Bài 5: củ cải tươi giã vắt lấy nước, nghiền thêm ít băng phiến nhỏ vào mũi. Mỗi lần 2-3 giọt, ngày 2 – 3 lần. Dùng liền trong 5 ngày.
Đau đầu do phong thấp: Người bệnh biểu hiện nhức đầu, sợ gió, lồng ngực buồn bực, mỏi mệt, rêu lưỡi trắng trơn, ướt, mạch phù hoãn là thiên về hàn; rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác là thiên về nhiệt. Phép chữa là khu phong hóa thấp. Dùng bài:
Bài 1 – Khương hoạt thắng thấp: xuyên khung 8g, khương hoạt 8g; độc hoạt, cảo bản, phòng phong, mạn kinh tử mỗi vị 12g, cam thảo 5g. Sắc uống.
Bài 2: bạch chỉ, trần bì, cam thảo đất, bán hạ chế mỗi vị 12g; thổ phục linh 16g, quả quan âm 16g, gừng tươi 6g. Nếu thiên về hàn, thêm ngải cứu 10g, hành 10g; nếu thiên về nhiệt, thêm chi tử 10g, cúc hoa 10g. Sắc các vị với 600ml nước, lấy 300ml, chia uống ngày 2 lần. Trẻ em tùy tuổi chia uống 3 – 4 lần. Có thể tán giập, hãm trong phích cho uống.
Bài 3 – Thanh chấn thang hợp phổ tế tiêu độc ẩm: bạch cương tằm 3g, trần bì 3g, bạc hà 6g, hoàng cầm 20g, hoàng liên 20g; bản lam căn, liên kiều, mã bột, ngưu bàng tử mỗi vị 4g; cát cánh, thăng ma, sài hồ, cam thảo mỗi vị 8g; huyền sâm, thương truật, nhân sâm mỗi vị 12g. Sắc uống. Trị đau đầu do phong thấp nhiệt độc thượng xung (đau đầu như búa bổ, đầu mặt nổi hạch hoặc sưng đỏ đau, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền hoạt).
BS. Tiểu Lan
Nguồn: Sức khỏe đời sống
Bị đau đầu thường xuyên, có nên tiêm thuốc bổ não?
Thời gian gần đây, tôi bị đau đầu nhiều, nghe cô bạn mách nên tiêm thuốc bổ não (đợt trước cô ấy cũng hay bị đau đầu như tôi, tiêm thuốc nên đỡ nhiều). Nhưng tôi còn băn khoăn mong báo tư vấn sớm giúp tôi. Xin cảm ơn quý báo!
Nguyễn Hạnh Hoa (Bình Phước)
Đọc câu hỏi của chị mà tôi thấy giật mình vì chị suy nghĩ đơn giản quá! Đau đầu có bao nhiêu loại? Bổ não dùng loại nào đây? Đọc đến đây thì chắc chị đã hiểu tùy tiện dùng thuốc như người ta mách là rất nguy hiểm và lãng phí! Tôi xin lý giải cụ thể như sau:
Có nhiều loại đau đầu:
Theo hiểu biết của tôi thì con người đã ghi nhận được 160 loại đau đầu.
- Có những nguyên nhân gây đau đầu nằm ngay trong đầu như động kinh, u não, chấn thương sọ não, thiểu năng tuần hoàn não, viêm động mạch thái dương, migraine, nhồi máu não, tai biến mạch máu não, trầm cảm, lo âu, hoảng sợ, tâm thần phân liệt...
- Có nguyên nhân gây đau đầu nằm ngoài đầu như suy thận, suy tim, đái tháo đường, viêm dạ dày, áp-xe ở ngón chân, đau răng, viêm họng, viêm xoang, glucom, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới...
Vậy nguyên nhân đau đầu của chị là bệnh nào trong số tôi vừa nêu trên? Xin chị đừng quên, mỗi loại đau đầu lại có một cách chữa khác nhau. Ví dụ động kinh thì phải dùng thuốc chống động kinh, tâm thần phân liệt thì dùng thuốc an thần, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thì dùng thuốc chống thoái hóa tĩnh mạch, áp-xe ngón chân thì dùng kháng sinh...
Có nhiều loại thuốc tăng tuần hoàn não:
Có rất nhiều loại thuốc tăng tuần hoàn não (người dân hay gọi đơn giản là thuốc bổ não), nhưng có thể được xếp vào 3 nhóm dưới đây:
- Nhóm giãn mạch máu não: caviton, cinarizin...
- Nhóm tăng sử dụng oxy của tế bào não: piracetam, cerebrolysin, luotai, citicolin...
- Nhóm thuốc kết hợp: phezam.
Mỗi loại thuốc có một số ưu và nhược điểm, chúng có các chỉ định chặt chẽ cho một số bệnh nhất định, nếu dùng sai có thể gây tác hại cho bệnh nhân. Ví dụ bệnh nhân bị đau đầu do trầm cảm hoặc do động kinh mà được tiêm piracetam hoặc cerebrolysin thì bệnh không khỏi mà trái lại, bệnh nhân sẽ mất ngủ và lên cơn động kinh nhiều thêm.
Các thuốc tăng tuần hoàn não đều phải dùng theo từng đợt, tương đối dài ngày, giá thuốc thường rất đắt đỏ nên chi phí của bệnh nhân sẽ rất lớn.
Bởi lý do nêu trên, tôi khuyên chị nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa tâm thần để được khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể gây đau đầu và có phác đồ điều trị cho thích hợp! Chúc chị mạnh khỏe!
Theo Sức khỏe đời sống
10 năm điếc ngửi, bác sĩ lôi ra thủ phạm chình ình trong mũi Anh Hưng đã mất khứu giác suốt 10 năm nay, gần đây xuất hiện thêm tình trạng đau đầu, chóng mặt nhưng đi khám nhiều nơi vẫn không tìm ra thủ phạm. Anh Đặng Văn Hưng, 47 tuổi ở Sơn Dương, Tuyên Quang cho biết, ban đầu anh chỉ nghĩ bị ngạt mũi thông thường nên mất chức năng ngửi tạm thời. Tuy...