11,8 triệu trẻ em dưới 12 tuổi cần tiêm vắc xin Covid-19
Sáng 14.4, tại Quảng Ninh, Bộ Y tế, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ mít tinh phát động hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng năm 2022 với chủ đề Vắc xin đem lại cuộc sống lâu dài cho tất cả mọi người, phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chính thức phát động chiến dịch và cho biết trong nước tỷ lệ tiêm chủng liều cơ bản cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên hiện đã đạt tỷ lệ 96 – 99% và đang khẩn trương hoàn thành tiêm liều thứ 3 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên.
Khám sàng lọc trước tiêm vắc xin Covid-19 cho các học sinh trường THCS Trần Quốc Toản (TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Ảnh LIÊN CHÂU
Với tỷ lệ bao phủ vắc xin cao cho nhóm đối tượng, lứa tuổi có nguy cơ cao, Việt Nam đủ điều kiện tiếp tục mở rộng đối tượng tiêm chủng và triển khai tiêm chủng cho các nhóm đối tượng khác, bao gồm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Dự tính cả nước có khoảng 11,8 triệu trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi cần tiêm vắc xin Covid-19.
“Việc duy trì tiêm chủng thường xuyên và tiêm vắc xin Covid-19 góp phần bảo vệ sức khỏe trẻ em; giảm mắc, giảm lây truyền Covid-19 trong gia đình; bảo vệ sức khỏe cho giáo viên và học sinh…”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.
Là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh cho biết, đến ngày 27.1.2022 tỷ lệ bao phủ vắc xin mũi 3 của tỉnh này đã đạt 97% số người đủ điều kiện tiêm; đến nay, tỷ lệ mũi 1, mũi 2 cả người lớn và trẻ em từ 12 – 18 tuổi đều trên 99,8% với hơn 3 triệu mũi tiêm đặc biệt an toàn. Cũng chính bởi bao phủ vắc xin cao, trong đợt dịch từ đầu năm 2022 đến nay, mặc dù số ca nhiễm của tỉnh tăng cao, song tỷ lệ nhẹ và không triệu chứng luôn chiếm từ 97 – 98%; triệu chứng trung bình khoảng từ 2%; triệu chứng nặng đến hôm qua chỉ có 0,088%; tỷ lệ tử vong 0,043%.
Cha mẹ được nghỉ để đưa trẻ đi tiêm và chăm sóc trẻ sau tiêm
Về chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại Quảng Ninh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hạnh cho hay, Sở Y tế tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm, xử trí, cấp cứu, điều trị, theo dõi quản lý toàn bộ các đội cấp cứu, đội tiêm chủng thuộc các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh; đồng thời bố trí trang thiết bị, vật tư, thuốc… tối đa nhằm phục vụ công tác tiêm chủng cho trẻ em. Ngành y tế ưu tiên bố trí các đội tiêm, đội cấp cứu có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt nhất, trang thiết bị phương tiện đầy đủ nhất từ các đơn vị y tế cấp tỉnh tăng cường cho các địa phương, đặc biệt vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và các huyện, thị xã, thành phố phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động phối hợp chặt chẽ với ngành y tế; quan tâm bố trí đầy đủ các điều kiện tối đa để công tác tổ chức tiêm chủng cho trẻ em đảm bảo “Tiêm đến đâu, an toàn đến đó”; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn cho phụ huynh, người giám hộ, người chăm sóc trẻ được nghỉ ít nhất 1 ngày để đưa trẻ đi tiêm và chăm sóc trẻ sau tiêm.
Ngay sau lễ phát động, gần 200 học sinh của trường THCS Trần Quốc Toản (TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) là những em được tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên trong chiến dịch tiêm chủng lần này. Theo Sở Y tế Quảng Ninh, tỉnh có 181.197 trẻ trong độ tuổi tiêm trong chiến dịch; trong đó gần 40.000 trẻ là F0 nên hoãn tiêm, hơn 13.000 trẻ điều kiện sức khỏe cần thận trọng khi tiêm chủng.
Bộ Y tế cho biết, theo khảo sát của 63 tỉnh thành, dự tính cả nước có khoảng 11,8 triệu trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi cần tiêm vắc xin Covid-19. Trong đó, ước tính có 3,6 triệu trẻ đã mắc Covid-19 và 8,2 triệu trẻ chưa mắc Covid-19. Do đó, đợt đầu tiên sẽ tiêm cho trẻ chưa mắc Covid-19; mỗi trẻ tiêm đủ liều cơ bản gồm 2 mũi vắc xin. Dự kiến, trong tháng 7 – 8 sẽ tiêm hết cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đủ điều kiện tiêm.
Vì sao trẻ nhỏ cần được theo dõi kỹ 3 ngày sau tiêm vắc xin Covid-19?
Sau tiêm vắc xin Covid-19, tỷ lệ phản ứng nặng ở trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi khá thấp nhưng cha mẹ vẫn cần theo dõi sức khỏe của trẻ, đặc biệt trong 3 ngày đầu sau tiêm.
Bộ Y tế cho biết, từ tháng tư này, chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ triển khai trên cả nước.
Theo phê duyệt của Bộ Y tế, 2 vắc xin Covid-19 được phê duyệt tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là Pfizer và Moderna.
Trẻ em 5 - 11 tuổi có thể gặp phản ứng nào khi tiêm vắc xin Covid-19?
Các phản ứng thường gặp
Theo PGS - TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (Bộ Y tế), đối với vắc xin Pfizer, các phản ứng thường gặp khi tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là: đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm (trên 80%), mệt mỏi (trên 50%), đau đầu (trên 30%), tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm (trên 20%), đau cơ và ớn lạnh (trên 10%).
Các trẻ cần được theo dõi sức khỏe sát sao trong 72 giờ đầu sau tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
"Phản ứng trên cũng gây ra với đối tượng trẻ từ 12 - 17 tuổi khi tiêm vắc xin Covid-19", bà Hồng cho biết.
Các phản ứng rất thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi là: buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm.
Ngoài ra, một số ít trẻ có phản ứng: nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ hoặc ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi; mệt mỏi khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm...
Theo báo cáo của một số quốc gia đã triển khai, phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (tỷ lệ dưới 1/10.000). Tuy nhiên, trong hệ thống tiêm chủng tại Việt Nam hiện chưa ghi nhận phản ứng này đối với trẻ từ 12 - 17 tuổi đã tiêm vắc xin Covid-19.
Đối với vắc xin Moderna: các phản ứng thường gặp là: sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (ví dụ: ở cổ, ở trên xương đòn), đau đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm.
Các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi sau các mũi tiêm cơ bản là: đau tại vị trí tiêm (98,4%); mệt mỏi (73,1%); đau đầu (62,1%); đau cơ (35,3%); ớn lạnh (34,6%); buồn nôn, nôn mửa (29,3%); sưng, đau ở nách (27.0%); sốt (25,7%); ban đỏ tại vị trí tiêm (24,0%); sưng tại vị trí tiêm và đau khớp.
Phản ứng thường gặp là: tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm; phản ứng ít gặp là: chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm; phản ứng rất hiếm gặp là: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.
3 ngày đầu là thời điểm xuất hiện sớm phản ứng nặng
Liên quan các phản ứng sau tiêm, TS Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi T.Ư, cho biết thông qua kết quả thực nghiệm và triển khai trên thế giới, tình trạng này ở nhóm trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi không khác biệt nhiều với trẻ lớn và người trưởng thành.
Cụ thể, trẻ có thể gặp một số phản ứng tại chỗ như sưng, đau tại điểm tiêm nhưng biểu hiện thoáng qua và rất nhanh. Một số phản ứng toàn thân cũng được ghi nhận như mệt mỏi tương tự cúm hay sốt nhẹ trong vài ngày. Ngoài ra, tỷ lệ phản vệ sau tiêm vắc xin ở nhóm trẻ 5 đến 12 tuổi khá thấp.
Theo TS Hải, việc theo dõi sau tiêm vắc xin cần được chú trọng và thực hiện sát sao hơn với trẻ 5 đến dưới 12 tuổi, phụ huynh không để trẻ một mình sau khi tiêm.
"Cha mẹ, người thân phải thường xuyên bên cạnh trẻ trong ít nhất 3 ngày sau tiêm để nhận ra các phản ứng, đặc biệt liên quan tim mạch, phản ứng phản vệ hay tình trạng tương tự viêm đa cơ quan như: phát ban, tổn thương niêm mạc. Đây là các dấu hiệu sớm để cảnh giác khi trẻ tổn thương những cơ quan khác" TS Đỗ Thiện Hải lưu ý.
Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi tại TP.HCM được tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 như thế nào?
Theo các chuyên gia về vắc xin và tiêm chủng của Bộ Y tế: nếu trẻ nhiễm Covid-19 thì ít triệu chứng và triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn. Tuy nhiên, mắc Covid-19 dù ở lứa tuổi nào thì cũng có các biểu hiện từ không triệu chứng, có triệu chứng nhẹ, nặng và tử vong.
Hơn nữa, khi mắc Covid-19, một số em có các triệu chứng kéo dài, có tình trạng sau Covid-19, một số em có di chứng cấp tính của Covid-19, có trường hợp viêm đa hệ nghiêm trọng.
Dù rằng các ca nặng hiếm khi xảy ra ở trẻ em hơn so với người lớn nhưng nó vẫn là mối đe dọa với sức khỏe của trẻ. Khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, không chỉ bảo vệ sức khỏe cho trẻ mà còn giảm sự lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng.
Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy có những trẻ vài tháng sau khi khỏi bệnh mới gặp hội chứng hậu Covid-19 vì vi rút gây tổn thương đa cơ quan, vật liệu di truyền vi rút để lại trong cơ thể gây phản ứng ở đa tạng. Do đó, kể cả khi trẻ đã khỏi bệnh thì vẫn nên tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Các em bé có kháng thể ngừa Covid-19 dù chưa tiêm vắc xin, không nhiễm bệnh Nhiều trẻ của các bà mẹ được tiêm vắc xin công nghệ mRNA (Pfizer, Moderna) có kháng thể ngừa Covid-19 khi được 6 tháng Một nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy, khi được 6 tháng tuổi, trẻ có mẹ đã tiêm vắc xin Covid-19 trong lúc mang thai nhiều khả năng có kháng thể chống lại virus hơn so với trẻ có...