11.000 tỷ đồng thiệt hại vì bão số 10
Ban chỉ đạo PCLB Trung ương cho biết, bão số 10- Wutip đã làm 12 người chết; 2 người mất tích và 225 người bị thương. Siêu bão cũng khiến 193.702 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 30.118 nhà bị ngập và 528 nhà bị sập, đổ, cuốn trôi. Bên cạnh đó, hàng nghìn hecta hoa màu bị ngập, đổ.
Về giao thông, có 365.372m3 đường giao thông bị sạt lở, vùi lấp. Hiện đường sắt Bắc Nam, QL1A, đường Hồ Chí Minh và các tuyến quốc lộ qua các tỉnh cơ bản đã thông xe. Ước tính thiệt hại tại các tỉnh miền Trung do bão số 10 gây ra lên tới con số 11.000 tỷ đồng. Trong đó, Quảng Bình thiệt hại lớn nhất với 8.000 tỷ đồng; Nghệ An thiệt hại gần 1.300 tỷ đồng…
Theo ANTD
Video đang HOT
Thiệt hại do bão số 10 đã tăng gấp đôi, gần 10.500 tỉ đồng
Trong đó, Quảng Bình bị thiệt hại nặng nhất với 8.069 tỉ, Quảng Trị (2.114,26 tỉ) và Thừa Thiên - Huế (314,8 tỉ).
Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm PCLB khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đến sáng 4-10, tổng thiệt do bão lũ số 10 gây ra cho 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình lên đến 10.498 tỉ đồng (tăng 5.583 tỉ so với ngày trước).
Trong đó, Quảng Bình bị thiệt hại nặng nhất với 8.069 tỉ, Quảng Trị (2.114,26 tỉ) và Thừa Thiên - Huế (314,8 tỉ).
Thiệt hại do bão số 10 đã tăng gấp đôi, gần 10.500 tỉ đồng
Hiện nay, lũ trên các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi tiếp tục lên. Ở Quảng Ngãi, mực nước các sông dao động ở mức BĐ2 đến dưới BĐ3; các sông ở Quảng Nam, từ Bình Định đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên dao động ở mức BĐ1 - BĐ2.
Các hồ chứa ở các tỉnh Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế đần đã đầy hoặc sắp đầy. Hiện có 6/55 hồ chứa hồ đã đầy và qua tràn như: Tiên Lang, Minh Cầm, Trung Thuần (Quảng Bình); Phú Dụng (Quảng Trị); Hòa Mỹ (Thừa Thiên - Huế); Khe Tân (Quảng Nam).
Các hồ chứa các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum đến Đắk Nông) đang ở mức cao, hầu hết trên 80% dung tích thiết kế. Hiện có có 5/13 hồ lớn đã đầy và qua tràn như: Đắk Uy, Đắk Yên (Kon Tum); Biển Hồ, Tân Sơn (Gia Lai); Buôn Yong (Đắk Lắk).
Hiện có 6 trên tổng số 21 hồ thủy điện lớn gần đầy và xả tràn mức cao như Thủy điện A Lưới (Thừa Thiên - Huế); Đắk Mi 4A (Quảng Nam); Sông Ba Hạ (Phú Yên); Sê San 3, Sê San 4, Sê San 4A (Gia Lai); Yaly. Một số hồ xả tràn để điều tiết như: Hương Điền (Thừa Thiên - Huế); Pleikrông (Kon Tum); Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Sêrêpôk 3 (Đắk Lắk).
Trước đó, lúc 12 giờ ngày 2-10, thủy điện Đắk Mi 4 (Quảng Nam) đã xả lũ với lưu lượng 2.744 m3/s làm cho mực nước các sông vùng hạ du lên nhanh bất thường. Vụ việc sao đó được báo lên Ban chỉ đạo PCLB Trung ương và cơ quan này có chỉ đạo phía thủy điện Đăk Mi 4 giảm lưu lượng xả lũ xuống 814m3/s.
Theo Người Lao Động
Trâu, bò, lợn, gà, thóc lúa mất sạch rồi, lấy gì sống đây? Cái đói, cái khổ của người lớn có thể gắng kìm nén nhưng sách vở của các em đều rã nát trong lũ, biết làm sao để tiếp tục đến trường? Những ngày này, người dân một số xã thuộc huyện Quỳnh Lưu và Hoàng Mai (Nghệ An) đang phải sống trong cảnh cực kỳ khốn khổ. Điện mất kéo dài, nước lũ...