11.000 diễn viên quần chúng đóng ‘The Dark Knight Rises’
Với kinh phí khổng lồ 250 triệu USD, đạo diễn Christopher Nolan thả sức tạo nên vô số hình ảnh mãn nhãn. Trong cảnh quay trận đấu bóng chày, sân vận động được độn lên và cho nổ thật.
The Dark Knight Rises là tập cuối cùng trong bộ ba phim về Người Dơi do đạo diễn Christopher Nolan thực hiện. Phim được xếp vào danh sách 10 tác phẩm điện ảnh đắt giá nhất mọi thời đại. Đạo diễn 42 tuổi người Anh tâm sự: “Mỗi một câu chuyện vĩ đại xứng đáng có một cái kết vĩ đại”. Với trí tưởng tượng của mình, Christopher Nolan đã mang tới những cảnh quay hoành tráng, được dàn dựng và quay thật chứ không vin vào công nghệ CGI (dựng hình ảnh bằng máy tính).
Cảnh quay gây ấn tượng mạnh nhất trong phim là khi nhân vật phản diện, Bane, cho nổ tung sân vận động thành phố Gotham. Có tới 11.000 diễn viên quần chúng vào vai cổ động viên của đội bóng Gotham Rogues. Sân vận động đã được độn lên và cho nổ thật một cách ngoạn mục trước sự chứng kiến của hàng chục nghìn người ngồi trên khán đài. Êkíp thực hiện cũng cho biết đây là cảnh quay phức tạp nhất của The Dark Knight Rises.
Sân vận động được độn lên (ảnh trên) và cho nổ thật (ảnh dưới) trong “The Dark Knight Rises”. Ảnh:Warner Bros.
Christopher Nolan và đội ngũ của mình cũng mất tới 8 tháng chuẩn bị cho cảnh xung đột giữa cảnh sát và đội quân lính đánh thuê trên đường phố, bao gồm cả việc làm việc với thành phố New York, với sở ngành để kiểm soát trường quay. Các nhà thiết kế sản xuất cho biết: “Chris muốn các cảnh quay càng thật càng tốt nên chẳng cần đến kỹ xảo đặc biệt để tăng thêm số người ở cảnh phim đó”.
Nếu như ở The Dark Knight năm 2008 chỉ có gần 30 phút quay bằng máy quay Imax thì sang tới The Dark Knight Rises, thời lượng cảnh quay được thực hiện bằng chiếc máy tối tân này tăng lên 72 phút. Khán giả sẽ cảm nhận được rõ nét nhất hiệu ứng hình ảnh tuyệt đẹp của bộ phim khi xem ở những phòng chiếu Imax có màn hình khổng lồ (hiện mới chỉ có gần 600 phòng chiếu tại 48 nước). Anne Hathaway, người thủ vai Selina Kyle, ví thế giới của Người Dơi như một nơi mà khán giả sẽ không hề cảm thấy lạc lõng.
Video đang HOT
Đạo diễn Christopher Nolan bên chiếc máy quay Imax. Ảnh: Warner Bros.
Đạo diễn Christopher Nolan kể lại: “The Dark Knight Rises chắc chắn là bộ phim lớn nhất tôi từng thực hiện, tính đến lúc này. Chúng tôi thực sự trở lại kỷ nguyên phim câm khi hình ảnh được tận dụng triệt để. Tất cả những gì bạn có là quy mô và tầm vóc của địa điểm với hàng chục nghìn diễn viên phụ. Tôi thích đi theo lối kể chuyện như vậy. Chúng tôi bấm máy tại Ấn Độ, rồi chuyển sang Anh. Sau đó lại sang Pittburg, Los Angeles, Manhattan”.
Trong cảnh quay mở đầu phim với sự xuất hiện của nhân vật Bane, đoàn phim đã cho nổ một chiếc phi cơ đang bay và cho các diễn viên mạo hiểm đu dây nhảy khỏi một chiếc phi cơ khác. Những diễn viên này đu lượn ngoài phi cơ, bắn vỡ cửa kính và tạo nên một khung cảnh hùng tráng trên không trung.
Hang động của Người Dơi ở phần cuối bề thế hơn nhiều so với phần đầu, “Batman Begins”. Ảnh:Warner Bros.
Hang động của Người Dơi được dựng tại một nhà chứa máy bay rộng lớn ở Cardington (Anh). Một hệ thống cống ngầm mới tại đây cũng được xây dựng nên để phục vụ cho bộ phim. So với Batman Begins thì ở The Dark Knight Rises, Batcave có phần hiện đại với trang thiết bị được mở rộng hơn. Chiếc máy bay The Bat mà Người Dơi điều khiển khi bay lượn trong thành phố Gotham dài 9m và rộng 21m. Siêu xe Batpod quen thuộc trong phần này được “chuyển giao” cho Catwoman ở trận chiến cuối phim.
The Dark Knight Rises đã thu về gần 550 triệu USD trên toàn thế giới sau hơn 10 ngày chiếu rạp. Phim đã khởi chiếu tại Việt Nam từ hôm 27/7.
Nguyên Minh
Theo VNE
Bật mí Cine: Cần 14 nghìn tỷ đồng để thành... Người Dơi!
Với cái giá "trên trời" thế này, thử hỏi có bao nhiêu người đủ can đảm làm người anh hùng nổi tiếng nhỉ?
Rất nhiều người đều biết Bruce Wayne/Batman là nhân vật giàu "nứt đố, đổ vách". Anh chàng người Dơi có trong tay tập đoàn Wayne thống trị thị trường kinh doanh toàn cầu, trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ điện tử, vận chuyển hàng hóa, truyền thông, quốc phòng.
Chắc chắn, Bruce Wayne là tỷ phú cỡ bự, và anh ta có đủ khả năng để trang bị cho mình những trang phục, cũng như thiết bị tối tân phục vụ cho mục đích của mình. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, để trở thành Batman thì phải tốn bao nhiêu không? Cùng xem những thống kê do trang Money Supermarket thực hiện để giải mã bí mật này nhé.
- Trang phục đặc biệt, kể cả mặt nạ, áo choàng, áo giáp: 1.058.600 USD.
- Siêu xe: 79,5 triệu USD (gồm Tumbler: 18 triệu USD, Batpot: 1,5 triệu USD và Bat: 60 triệu USD
- Tòa biệt thự của Wayne và Batcave: khoảng 600 triệu USD, tính ra tốn khoản 37.000 USD/năm cho chi phí bảo trì, cũng như thuê quản gia.
- Đồ dùng và vũ khí của Người Dơi gồm súng, bọ điện tử... khoảng 162.750 USD.
- Chi phí học hành và đào tạo: 1,5 triệu USD.
Tổng cộng: làm Người Dơi tốn khoảng 682.451.350 USD (khoảng 14.331 tỷ đồng).
Xem ra làm Người Dơi vừa khó khăn lại vừa tốn kém nhỉ!
Dịch ảnh: Tidus
Theo Đất Việt
Bật mí Cine: Lời chia tay cảm động của đạo diễn Người Dơi Bạn đã xem cả 3 phần phim Người Dơi mới chưa? The Dark Knight Rises đã mê hoặc khán giả toàn câu với cả những khen ngợi hêt lời lân kêt quả phòng vé đây ân tượng: 249 triêu $ doanh thu sau hơn 3 ngày phát hành. Tuy nhiên, đôi với đạo diên của bô phim Christopher Nolan, đó lại là môt...