11 tỉnh công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Đến nay, đã có 11 tỉnh công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn: Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Gia Lai.
* Tại Bình Phước, để đối phó tình trạng ruộng khô hạn bỏ hoang, nhiều hộ dân đã chủ động chuyển diện tích đất canh tác lúa sang một số loại cây lương thực ngắn ngày, như ngô, cà tím, bí xanh, khổ qua…
* Tại Sóc Trăng, xâm nhập mặn đã làm gần 14 nghìn ha lúa bị ảnh hưởng và thiệt hại; trong đó, hơn 3.500 ha lúa bị thiệt hại từ 30 đến 70% và hơn 3.700 ha lúa bị thiệt hại hơn 70%, hơn 1.200 ha bị mất trắng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có hơn 6.500 ha mía tại Cù lao Dung bị ảnh hưởng, trong đó có gần 200 ha chết khô.
Video đang HOT
* Tỉnh Hậu Giang vừa chỉ đạo ngành nông nghiệp, chính quyền các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, thị xã Long Mỹ và thị xã Ngã Bảy thực hiện ngay các biện pháp cấp bách chống mặn xâm nhập để bảo vệ Vườn chim thuộc Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân và Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng.
* Tỉnh Đồng Tháp vừa chỉ đạo các sở, ngành liên quan, các huyện, thị xã, thành phố triển khai một số giải pháp công trình và phi công trình, bảo đảm đủ nước tưới cho hơn 232.900 ha gieo trồng trong năm 2016. Tỉnh đã huy động nguồn lực nạo vét khơi thông các kênh rạch bị cạn kiệt. Toàn tỉnh hiện có 21 công trình cạn kiệt cần nạo vét với chiều dài hơn 105 km, kinh phí dự tính khoảng 80 tỷ đồng.
* Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long kết hợp ba huyện: Trà Ôn, Vũng Liêm và Mang Thít, điều chỉnh cơ cấu sản xuất mùa vụ để khắc phục ảnh hưởng của tình trạng hạn, thiếu nước và xâm nhập mặn cho gần 50 nghìn ha cây lâu năm và hơn 3.200 ha rau màu vụ hè thu.
* Theo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, trên địa bàn đã có 400 trên tổng số 500 hồ đập thủy lợi khô cạn dưới mực nước chết. Tính đến ngày 14-3, trên địa bàn tỉnh có 1.192 ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp bị khô hạn, trong đó có khoảng 280 ha lúa bị mất trắng.
* Tại Bình Thuận, lốc xoáy xảy ra ngày 12-3 trên địa bàn xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh đã khiến hai người bị thương, tốc mái chín ki-ốt đang xây dựng tại chợ Đức Hạnh. Ngay khi thiên tai xảy ra, đơn vị thi công chợ Đức Hạnh đã đưa người bị thương đi cấp cứu kịp thời, hiện sức khỏe của hai người đã ổn định. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện đã đề xuất hỗ trợ cho người bị thương theo quy định.
Đồng Nai phát hiện bò tót nặng 800 kg bị chết Ngày 15-3, đại diện Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai cho biết, qua kết quả điều tra ban đầu, nguyên nhân dẫn đến con bò tót đực nặng 800kg chết tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai là do già yếu. Trước đó, vào chiều 14-3, lực lượng kiểm lâm phát hiện con bò tót bị chết tại khoảnh 2, tiểu khu 28 thuộc ấp 5, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Ngay sau khi phát hiện, các đơn vị chức năng đã đưa xác bò về Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai tiến hành giám định pháp y.
Theo_Báo Nhân Dân
Cà Mau công bố thiên tại hạn hán cấp độ 1
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định công bố thiên tai hạn hán cấp độ 1 trên địa bàn tỉnh.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tính từ trung tuần tháng 11/2015 đến nay, tỉnh Cà Mau có hơn 49. 000 ha lúa bị thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn. Trong đó, diện tích lúa trên đất tôm bị thiệt hại trên 25.000 ha, chiếm hơn 71% và gần 12.500 ha lúa Đông Xuân bị thiệt hại, chiếm hơn 25% diện tích gieo sạ.
Lúa chết do nhiễm phèn, xâm nhập mặn ở Cà Mau.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống thiên tai do hạn hán gây ra và thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất tại các vùng bị thiệt hại theo quy định. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh báo cáo, trình Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đầu tư kinh phí phòng chống xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh./.
Theo_VOV
Thiên tai lịch sử đang hoành hành miền Tây Người dân miền Tây đang hứng chịu trận thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Mùa mưa kết thúc sớm, dòng chảy thượng nguồn sông Mekong thấp nhất trong 90 năm là nguyên nhân khiến xâm nhập mặn xuất hiện sớm ở hơn chục tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Riêng Đồng Tháp và...