11 tàu Trung Quốc ở trong quần đảo tranh chấp với Nhật
Tokyo hôm nay cho hay 11 tàu chính phủ Trung Quốc đã tiến vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong khi hàng chục ngàn người biểu tình bài Nhật đã biểu dương lực lượng khắp Trung Quốc vào ngày đánh dấu Nhật chiếm đông bắc Trung Quốc năm 1931.
Người biểu tình chống Nhật ở trước sứ quán Nhật tại Bắc Kinh ngày 18/9.
Những cuộc biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc hôm nay đã bước sang ngày thứ tám, làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra xung đột giữa hai trong 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi các công ty của Nhật phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.
Nhiều ngàn người hôm nay đã tụ tập bên ngoài sứ quán Nhật tại Bắc Kinh, với một số ném trứng, chai lọ nhựa, một số mang ảnh chân dung nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông.
“Trung Quốc không còn là một nước yếu nữa. Chúng ta đã mạnh và chúng ta không được để Nhật bắt nạt”, Jiu Longtou, một công nhân nhà máy cho biết. “Điếu Ngư là của người Trung Quốc và chúng ta phải bảo vệ đảo trước Nhật.”
Trong khi đó, người phát ngôn lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cho hay 10 tàu hải giám và 1 tàu ngư chính Trung Quốc đã tiến vào khu vực được gọi là vùng tiếp giáp quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong khi 3 chiếc tàu đã tiến vào vùng biển của quần đảo này.
Hiện các bộ và giới chức trách Trung Quốc chưa có bình luận gì về thông tin.
Video đang HOT
Tuy nhiên trước đó Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt cho biết Bắc Kinh đáng có quyền “hành động thêm” đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, song cũng hi vọng về “một giải pháp hòa bình và có thể thương lượng được”.
Hôm nay là ngày kỷ niệm sự kiện Mãn Châu 18/9/1931, trong đó lính Nhật đã cho nổ tung một đường ray ở Mãn Châu để lấy cớ chiếm toàn bộ vùng đông bắc của Trung Quốc. Sự kiện này được kỷ niệm hàng năm ở Trung Quốc.
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát hình ảnh còi rền vang vào 9h18, tượng trưng cho ngày 19/8, nhằm nhắc nhở mọi người “hãy nhớ về lịch sử và đừng quên nỗi đau của dân tộc”, đài truyền hình này cho biết.
Bất chấp căng thẳng, Trung-Nhật vẫn có mối quan hệ thương mại chặt chẽ, với vô vàn công ty Nhật đầu tư vào đất nước láng giềng rộng lớn hơn và thương mại hai chiều đạt 342,9 tỷ USD vào năm ngoái (theo số liệu của Trung Quốc).
Theo Dantri
Đài Loan triệu hồi đại diện tại Nhật Bản, biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc
Ngày 11/9, chính quyền đảo Đài Loan đã cho triệu hồi đại diện tại Nhật Bản để phản đối quyết định của Tokyo quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp. Cùng ngày, tại Trung Quốc đại lục cũng diễn ra các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối chính quyền Nhật Bản.
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Dương Tiến Thiêm.
Trong một tuyên bố, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Dương Tiến Thiêm nói:
"Chúng tôi lên án mạnh mẽ việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư Đài (theo cách gọi của Đài Loan, Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc Đại lục gọi là Điếu Ngư). Đây là hành động bất hợp pháp vi phạm chủ quyền lãnh thổ (của Đài Loan)".
Ông Dương Tiến Thiêm cho rằng hành động đơn phương của Nhật Bản không thể thay đổi chủ quyền thực tế của Đài Loan.
Trung Quốc cho biết hai tàu hải giám hiện đã ở trong vùng biển của Senkaku/Điếu Ngư.
"Chúng tôi hối thúc mạnh mẽ chính phủ Nhật Bản rút lại quyết định trên. Hành động đơn phương và bất hợp pháp của Nhật Bản không thể thay đổi thực tế là Đài Loan sở hữu quần đảo này", ông Dương tuyên bố.
Tuyên bố của cơ quan ngoại giao Đài Loan cũng cho biết đại diện của chính quyền Đài Loan tại Nhật Bản Shen Ssu-tsun đã trình thư phản đối lên Bộ Ngoại giao nước chủ nhà trước khi được triệu về nước để báo cáo cụ thể về tình hình căng thẳng quanh quần đảo tranh chấp
Dự kiến, ông Shen Ssu-tsun sẽ trở về Đài Bắc trong ngày hôm nay (12/9).
Động thái trên diễn ra sau khi chính phủ Nhật Bản tuyên bố đã hoàn tất việc mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ một gia đình chủ sở hữu tư nhân với mức giá 2.05 tỷ Yên (tương đương 26 triệu USD).
Trước đó, chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra những phản đối mạnh mẽ trước quyết định mua đảo của chính phủ Nhật Bản, trong khi làn sóng biểu tình chống Nhật bùng phát mạnh tại nhiều thành phố của nước này.
Mạng tin Sankei của Nhật Bản cho biết các cuộc biểu tình đã đồng loạt diễn ra trong ngày 11/9 ở thủ đô Bắc Kinh và các thành phố Thượng Hải, Quảng Châu, Sơn Đông. Tại thủ đô Bắc Kinh, khoảng 20 nhà hoạt động đã đứng trước Đại sứ quán Nhật Bản giương các biểu ngữ phản đối, đòi "trả lại Điếu Ngư" nhưng không xảy ra các hành động quá khích như đập phá hay ném đất đá vào bên trong Đại sứ quán.
Tại Thượng Hải và Quảng Châu, hàng chục người biểu tình cũng tụ tập trước Tổng lãnh sự quán Nhật Bản để bày tỏ phản đối. Nhiều hoạt động giao lưu nhân dân giữa hai nước dự kiến sẽ được tổ chức tại Trung Quốc trong thời gian tới cũng đang có nguy cơ sẽ bị đình lại vì tranh chấp biển đảo.
Ở ngoài nước, cộng đồng người Hoa ở Mỹ cũng kêu gọi trên mạng Internet triệu tập biểu tình phản đối Nhật Bản tại các thành phố San Francisco, Seattle, New York, Washington từ ngày 15-18/9.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cách đảo Đài Loan và tỉnh Okinawa của Nhật Bản 160 km. Từ lâu quần đảo này đã trở thành tâm điểm tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan vì án ngữ ngay tại tuyến hải vận quan trọng và ở khu vực được cho là có nhiều dầu mỏ.
Theo Dantri
11 tàu Trung Quốc tới gần đảo tranh chấp với Nhật Tuần duyên Nhật Bản hôm nay cho hay có 11 tàu chính phủ của Trung Quốc đi vào vùng nước quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Tàu hải giám của Trung Quốc hoạt động gần Senkaku/Điếu Ngư cách đây ít ngày. Ảnh: Xinhua "Tính đến 16h30, 10 chiếc tàu hải giám của Trung Quốc được nhìn thấy tại các vùng nước gần...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Châu Âu tham gia cuộc đua khoáng sản giữa các siêu cường

Anh cấp thêm thị thực cho lao động Ấn Độ, thúc đẩy thỏa thuận thương mại với News Dehli

Việt Nam trở thành biểu tượng hòa bình và phát triển sau chiến tranh

Mỹ: Tác động từ các biện pháp cắt giảm chi tiêu tới năng lực chống thông tin sai lệch

Mỹ, Ukraine thống nhất thêm chi tiết thỏa thuận đất hiếm

Philippines nâng mức cảnh báo sau khi núi lửa Bulusan phun trào

Thủ tướng Netanyahu tiết lộ Israel từng chặn máy bay Iran trên đường đến Syria

Mỹ tiếp tục đẩy mạnh tấn công lực lượng Houthi tại Yemen

Ấn Độ: Cảnh báo phạt nặng đối với công dân Pakistan lưu lại nước này

Ông Trump tìm cách trấn an người Mỹ về cuộc chiến thuế quan

Chủ tịch Triều Tiên cam kết xây tượng đài tưởng nhớ các binh sĩ đã hy sinh ở Nga

Bitcoin bật lên sau cú ngã, sớm chạm mốc 100.000 USD?
Có thể bạn quan tâm

Hojlund cứu MU khỏi trận thua
Sao thể thao
17:07:02 28/04/2025
Sau nhiều năm vướng nghi vấn bất hòa, Tạ Đình Phong bất ngờ bị tóm gọn hình ảnh ấm áp bên 2 con trai
Sao châu á
17:06:19 28/04/2025
Đang cấp cứu bé gái sốc phản vệ, bác sĩ bị người nhà đạp vào bụng
Tin nổi bật
17:04:44 28/04/2025
Thương Tín "Biệt động Sài Gòn": Trẻ nhận cát-xê bằng vàng, về già nghèo khó
Sao việt
17:03:42 28/04/2025
Nhóm OPlus: "Vợ không giữ tiền của chúng tôi từ lâu rồi"
Nhạc việt
16:58:55 28/04/2025
Thiếu nữ Việt được gọi là "bạch nguyệt quang trong truyền thuyết": 5 tuổi đã vào showbiz, 14 tuổi cao 1m70, visual đỉnh
Netizen
16:57:55 28/04/2025
DANAFF III tôn vinh "Nửa thế kỷ phim Việt Nam về chiến tranh"
Hậu trường phim
16:56:32 28/04/2025
Cửa chính nên bố trí mở ra ngoài hay hướng vào trong nhà để chuẩn phong thủy?
Trắc nghiệm
16:56:04 28/04/2025
Một nàng hậu đang có sự thăng hạng nhan sắc mạnh mẽ, đã vậy còn ngày càng mặc đẹp
Phong cách sao
16:55:44 28/04/2025
Loại đồ siêu thoáng mát nhưng nên cẩn trọng khi diện tới công sở trong mùa hè
Thời trang
16:52:08 28/04/2025