11 tài năng ưu tú là con của các huyền thoại bóng đá thế giới
Có không ít con trai của các huyền thoại bóng đá thế giới đã sớm chứng tỏ được tài năng, nhưng cũng gặp không ít áp lực vì có một người bố vĩ đại.
Tờ SunSport đã tổng hợp 11 tài năng trẻ là con trai của các huyền thoại bóng đá thế giới. Dù họ sớm bộc lộ tài năng thiên bẩm nhưng cũng gặp không ít áp lực khi phải tiếp bước sự nghiệp vĩ đại của cha mình.
1. Joe van der Sar, 22 tuổi
Joe là con trai của huyền thoại Hà Lan, Edwin van der Sar. Theo nghiệp của ông bố huyền thoại, Joe đã sớm thể hiện phẩm chất của một thủ môn tài năng. Anh đã ký hợp đồng với Ajax từ năm 2013, nơi Edwin đang làm Giám đốc điều hành.
2. Maxim Gullit, 19 tuổi
Maxim là con trai của Estelle Cruyff và Ruud Gullit, đồng thời gọi huyền thoại vĩ đại Johan Cruyff là ông ngoại. Hiện cầu thủ 19 tuổi này đang là trụ cột ở đội trẻ AZ Alkmaar và sắp được đôn lên đội một.
3. Luca Zidane, 25 tuổi
HLV Zidane có 4 cậu con trai và đều theo nghiệp bóng đá, nhưng Luca là người tiến xa nhất. Thủ môn 22 tuổi này đã được ra mắt Real Madrid vào tháng 3 năm ngoái, nhưng hiện tại đang được cho mượn ở Racing Santander.
4. Andri Lucas, 18 tuổi
Lucas là con trai của cựu tiền đạo Eidur Gudjohnsen, người từng chơi bóng cho nhiều CLB hàng đầu châu Âu như Chelsea, Tottenham hay Barcelona. Hiện Lucas đang được đào tạo ở học viện La Fabrica của Real Madrid tại Valdebas.
5. Tyrese Campbell, 20 tuổi
Tyrese là con trai của cựu tiền đạo Arsenal, Everton và West Brom, Kevin Campbell. Mới 20 tuổi nhưng Tyrese đã đá chính và là chân sút chủ lực của Stoke City ở mùa giải trước.
6. Harvey Neville, 18 tuổi
Con trai của huyền thoại M.U Phil Neville có thể đá tiền vệ hoặc chạy cánh. Hiện tài năng 18 tuổi này đang tập luyện và thi đấu ở lò đào tạo của “Quỷ đỏ”.
Video đang HOT
7. Maurizio Pochettino, 19 tuổi
Maurizio là con trai của HLV Pochettino. Dù HLV người Argentina đã bị Tottenham sa thải vào cuối năm ngoái nhưng con trai ông vẫn đang phát triển ở lò đào tạo Spurs. Maurizio mới được đội bóng Bắc London ký hợp đồng vào đầu năm nay.
8. Justin Kluivert, 21 tuổi
Con trai của huyền thoại Patrick Kluivert đã được Roma mua vào năm 2018 với giá 15 triệu bảng. Hiện Justin cũng đang được M.U theo đuổi sau khi ghi được 5 bàn và thực hiện 2 đường kiến tạo ở mùa trước.
9. Daniel Maldini, 19 tuổi
Khác với người cha Maldini, Daniel chơi ở vị trí tiền đạo. Tài năng 19 tuổi này đã có trận ra mắt Serie A trong màu áo Hellas Verona và được cơ cấu gia nhập AC Milan trong tương lai gần.
10. Giovanni Simeone, 25 tuổi
Trong số này, con trai của HLV Diego Simeone đã sớm thành danh. Mùa này, Giovanni đang chơi cho Genoa theo dạng cho mượn từ Fiorentina. Anh đã ghi được 11 bàn cho Genoa và cũng có bàn thắng cho tuyển Argentina.
11. Erling Haaland, 20 tuổi
Có lẽ Erling Haaland là cái tên nổi bật nhất trong danh sách này khi anh đang làm mưa làm gió ở Bundesliga trong màu áo Dortmund. Tiền đạo 20 này là con trai của cựu cầu thủ Man City, Alf-Inge.
Edwin Van der Sar - Món hời lịch sử của M.U
Trong cuốn tự truyện của Sir Alex Ferguson, ông đã dành hẳn chương bảy có tên "Những ngày tháng khó khăn" để nói về những thăng trầm, sự xáo trộn lực lượng mà M.U phải đối mặt trong những giai đoạn chuyển giao. Một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên ở những trang sách này đến từ vị trí thủ môn, đó là Edwin Van der Sar.
Van der Sar bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp tại Ajax khi đã 20 tuổi.
Mối lương duyên nở muộn với khung gỗ
Năm 1999, sau cú ăn ba lịch sử cùng "Quỷ Đỏ" thành Manchester, thủ môn huyền thoại Peter Schmeichel đã quyết định rời MU để tới Sporting Lisbon. Khi đó, Peter ra đi với tư cách là một huyền thoại của CLB cũng như là một trong những thủ môn xuất sắc nhất của Ngoại hạng Anh với 5 chức vô địch trong 8 năm khoác trên mình màu áo đỏ.
Sau sự ra đi có phần bất ngờ và vội vã của Schmeichel, M.U cuống cuồng đi tìm những cái tên thay thế nhưng rồi vẫn "chậm chân" trong việc chiêu mộ thủ thành đến từ Hà Lan, Edwin Van der Sar.
Khi đó, Van der Sar đang là thủ môn số một của đội tuyển Hà Lan và đã quyết định chuyển tới thành Turin để gia nhập Juventus, qua đó trở thành thủ môn người nước ngoài đầu tiên khoác áo "Bà đầm già" của nước Ý.
Thời gian này, tại nửa đỏ thành Manchester, sự ra đi của thủ môn người Đan Mạch Peter Schmeichel đã tạo nên một thách thức lớn với Sir Alex Ferguson trong việc tìm kiếm một sự thay thế xứng đáng cho vị trí người gác đền.
Thực tế cho thấy, mặc dù M.U giành tới 3 chức vô địch Ngoại hạng Anh cùng 1 cúp FA trong 6 năm tiếp theo, nhưng trong khoảng thời gian đó, không có một thủ môn nào có thể mang lại sự an tâm cho người hâm mộ "Quỷ Đỏ" như cách Peter Schmeichel đã từng làm.
Còn với Van der Sar, sau 2 năm với 71 trận bắt chính cho Juventus, thủ thành người Hà Lan vẫn không thể làm hài lòng những người Italia vốn kỳ vọng rất lớn vào đội bóng con cưng của mình. Bằng chứng là vào mùa hè năm 2001, Juventus đã mang về một bản hợp đồng kỷ lục dành cho thủ môn khi chi ra tận 32,6 triệu bảng Anh để có được chữ ký của Gianluigi Buffon - một thủ thành người Italy.
Và đương nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc Van der Sar phải ra đi.
Ở thời điểm này, đã có những nghi ngờ hướng về năng lực của Van der Sar. Hai năm không mấy thành công tại thành Turin đã khiến người ta quên mất những thành tích đáng nể của Van der Sar tại quê hương Hà Lan.
Edwin Van der Sar sinh ngày 29 - 10 - 1970 tại Voorhout, một thị trấn nhỏ nằm ở phía Tây Hà Lan. Edwin bén duyên với bóng đá trong vai trò của một cầu thủ tấn công và cũng tỏ ra là một chân sút khá nhạy bén tại CLB ở quê nhà.
Tình cờ trong một buổi tập, các thủ môn chính của đội đồng loạt chấn thương, thế rồi Van der Sar với chiều cao lý tưởng 1m97 đã được lựa chọn để làm một thủ môn "bất đắc dĩ". Buổi tập hôm đó đã trở thành định mệnh với Edwin bởi kể từ đó, anh chính thức đổi vị trí, từ một cầu thủ tấn công trở thành một người gác đền.
Đến năm 20 tuổi, Van der Sar mới được "Bông Tuilip thép" Louis Van Gaal để mắt đến và trao cơ hội gia nhập Ajax Amsterdam.
Những nỗ lực tập luyện và thi đấu ở đội dự bị đã giúp Edwin được trao nhiều cơ hội ra sân ở đội một Ajax từ mùa giải 1992/1993 và chính thức chiếm vị trí số một trong khung gỗ ở mùa giải sau đó.
Bắt đầu từ mùa 1993/1994, Van der Sar cùng Ajax vô địch quốc nội 3 mùa liên tiếp, đồng thời cũng là chủ nhân của danh hiệu thủ môn xuất sắc nhất Hà Lan trong 3 năm liền.
Đỉnh cao của Van der Sar và Ajax là chức vô địch UEFA Champions League ở mùa 1994/1995 - mùa bóng mà Van der Sar ẵm luôn cho riêng mình danh hiệu thủ môn xuất sắc nhất châu Âu.
Những năm tháng ở Ajax đã tạo nên thương hiệu một Van der Sar luôn xuất sắc ở những kỹ năng cơ bản của một thủ môn cổ điển: chọn vị trí chuẩn sắc, phán đoán tốt trước những quả tạt, hiếm khi biểu diễn khoa trương và luôn đề cao sự chắc chắn.
Món hời lịch sử của M.U
Bỏ lại những tháng ngày đáng quên ở nước Ý, Van der Sar chuyển đến Fulham với mức hậu đãi hấp dẫn cùng lời hứa hẹn sẽ biến đội bóng này trở thành Manchester United ở miền Nam nước Anh của Chủ tịch Mohamed Al-Fayed.
6 năm ở đội bóng thành London, thủ thành Hà Lan bắt chính cho Fullham tổng cộng 127 trận và luôn là lựa chọn số một trong khung gỗ. Màn trình diễn của Edwin van der Sar tại Craven Cottage một lần nữa thu hút sự chú ý của Manchester United cũng như Sir Alex Ferguson.
Mùa hè năm 2005, sau một mùa giải bết bát, Van Nistelrooy - đồng đội của Edwin tại đội tuyển Hà Lan khi đó đã có cuộc gặp với Ngài Alex và đưa ra đề xuất về việc chiêu mộ một thủ môn mới: "Tại sao chúng ta không mua Van der Sar nhỉ?" - "Van Gol" nói với Sir Alex.
Sau đó, Sir Alex Ferguson đã trả lời đề xuất của tiền đạo người Hà Lan bằng một bản hợp đồng trị giá 2 triệu bảng dành cho Edwin Van der Sar, người khi đó đã 35 tuổi.
Điều này khiến Sir Alex phải nhận những chỉ trích dữ dội khi mang về một thủ môn chỉ 5 năm nữa sẽ bước sang tuổi "tứ tuần" - độ tuổi mà hầu hết các đồng nghiệp cùng vị trí đã bắt đầu sa sút và tính đến chuyện nghỉ hưu.
Fulham khi nhận được lời đề nghị này cũng vội vàng "gật đầu" khi tưởng mình vớ được một món hời lớn.
Song, mãi đến sau này, tất cả mới nhận ra rằng món hời lịch sử năm 2005 hoá ra lại thuộc về Manchester United chứ không phải đội chủ sân Craven Cottage.
"Tôi đã nghĩ, cuối cùng tôi đã tìm được lý do cho việc đến London, đó là bước đệm để chuyển sang nấc thang tiếp theo. Ferguson nói với tôi rằng ông cần một người có khả năng dẫn dắt và chỉ đạo hàng phòng ngự. Ông ấy cũng bày tỏ sự tin tưởng với khả năng chịu áp lực của tôi", Edwin Van der Sar kể lại.
Ngày 10 - 6 - 2005, Van der Sar và "Quỷ Đỏ" thành Manchester chính thức tìm thấy nhau sau nhiều năm lạc lối. Thương vụ lịch sử này đã khiến Manchester United có được một món lợi ngoài sức tưởng tượng, đưa "Quỷ Đỏ" vào một giai đoạn rực rỡ từ 2005 đến 2011.
Trong 6 năm ở M.U, Van der Sar đã đóng góp công sức cho đội bóng này ở 4 lần đăng quang tại Premier League, 2 lần vô địch cúp Liên Đoàn, 3 lần giành siêu Cúp Anh và có lần thứ hai bước lên đỉnh châu Âu với chức vô địch UEFA Champions League mùa giải 2007/2008.
Van der Sar (giữa ảnh) là người cản phá thành công quả penalty đem về chiếc cúp "tai voi" thứ hai trong lịch sử M.U.
Đêm mưa tại Luzhniki năm 2008 chắc chắn là một trong những ký ức đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Edwin bởi chính anh là người cản phá thành công cú penalty cuối cùng của Chelsea, qua đó mang về chiếc cúp "tai voi" thứ hai trong lịch sử cho Manchester United.
Sự gắn bó và thành công của thủ môn này và đội bóng áo đỏ có thể nói là cái đích của một mối lương duyên. Đến muộn không bằng đến đúng lúc. Có duyên với nhau ắt sẽ gặp nhau dù xa nghìn trùng.
Cuộc đời là những thăng trầm...
Ở Old Trafford, Van der Sar cùng Rio Ferdinand và Nemanja Vidic tạo nên một bộ ba phòng ngự khủng khiếp bậc nhất trong lịch sử Premier League.
Từ kỷ lục giữ sạch lưới ở Ngoại hạng Anh của Petr Cech, rồi kỷ lục giữ sạch lưới toàn Anh, cho đến kỷ lục thế giới, tất cả đều bị bộ ba Edwin - Rio - Nemanja đạp đổ một cách ngoạn mục với thành tích 1.311 phút sạch lưới. Đây là thành tích đã ảnh hướng rất lớn đến việc lên ngôi vô địch lần thứ 11 của Manchester United.
Tuy nhiên, những năm sau đó, bộ ba này đã không còn sát cánh thường xuyên với nhau như trước bởi những chấn thương cứ thay nhau đến, đặc biệt là với hai trung vệ kỳ cựu của "Quỷ Đỏ". Lúc này, Chris Smalling, Johny Evans hay Phil Jones sẽ là những cái tên được lựa chọn để thay thế những người đàn anh mỗi khi họ chấn thương.
"Van der Sar đã chứng kiến nhiều thay đổi ở hàng phòng ngự. Cậu ấy phải quen với việc thi đấu cùng các trung vệ khác nhau và các hậu vệ biên mới. Trong những tình huống như vậy, Van der Sar đã cho thấy được tài năng của mình khi luôn tổ chức hàng phòng thủ rất tốt", cựu HLV trưởng của M.U viết trong tự truyện của mình.
Với Sir Alex, Schmeichel trước đây thường xuyên có những pha cứu thua xuất thần còn ở Van der Sar thì lại toát lên vẻ điềm đạm, bình tĩnh, khả năng xử lý bóng và đầu óc tổ chức tốt.
Edwin đã thể hiện được giá trị của mình khi luôn biết cách tạo những ảnh hướng tích cực lên những người xung quanh.
"Có một điều mà Edwin hơn tất thảy những thủ môn mà tôi từng chơi cùng, đó là sự bình tĩnh và điềm đạm. Anh ấy không bao giờ hoảng loạn hay bối rối. Anh ấy toả ra một vầng hào quang kiểu như: bình tĩnh đi các cậu, tôi đã từng trải qua điều này rồi", Rio Ferdinand nói về tầm ảnh hưởng của Van der Sar đối với hàng phòng ngự của Man United.
Nhưng cuối cùng, ở trận chung kết Champions League mùa 2008/2009, hàng phòng ngự vững chãi với người "anh cả" Edwin Van der Sar ở phía sau cũng phải sụp đổ trước Barcelona đang quá thăng hoa cùng Tiki-Taka gần như không có lời giải ở thời điểm đó.
2 năm sau, trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp của Edwin van der Sar diễn ra vào ngày 28 - 5 - 2011, nơi mà đại diện nước Anh gặp lại "Gã khổng lồ xứ Catalunya" Barcelona tại chung kết Champions League. Mối tình đẹp như mộng giữa Edwin và M.U đến cuối lại được kết bằng những nốt trầm đầy lặng lẽ khi Man United nhận thất bại 1 - 3 trước đại diện tới từ Tây Ban Nha.
Đoạn kết tuy có nét trầm buồn nhưng cũng đủ để tô rõ hơn về sự nghiệp lẫy lừng song chứa đựng đầy biến cố mà Edwin Van der Sar phải vượt qua. Một con người mạnh mẽ, rắn rỏi và luôn điềm tĩnh trước mọi khó khăn.
Đến nay, sau 9 năm giải nghệ, Van der Sar đang đi con đường khác với đa số những đồng nghiệp khi đóng vai trò Giám đốc điều hành tại CLB chuyên nghiệp đầu tiên của mình - Ajax Amsterdam.
Sir Alex Ferguson nói về bản hợp đồng tệ nhất của MU Huyền thoại Sir Alex Ferguson coi Owen Hargreaves là bản hợp đồng tồi tệ nhất trong sự nghiệp cầm quân của ông ở Manchester United. Trong suốt sự nghiệp hơn 20 năm dẫn dắt Manchester United, Sir Alex Ferguson đã đưa về Old Trafford nhiều bản hợp đồng rất thành công, tiêu biểu là Cantona, Cristiano Ronaldo, Ruud van Nistelrooy, Wayne Rooney, Roy...