11 tác dụng của trà hoa cúc khiến ai cũng thích sử dụng thường xuyên
Trà hoa cúc có nhiều lợi ích như hỗ trợ tiêu hóa, điều trị các vấn đề như hội chứng ruột kích thích. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tác dụng của trà hoa cúc rất có lợi trong việc giữ mức đường trong máu thấp.
Ngoài ra, trà hoa cúc có chứa flavonoid như apingen, là hợp chất chống ung thư cực kỳ mạnh, giảm tiến triển ung thư.
Thành phần dinh dưỡng của trà hoa cúc trong 100g:
- Năng lượng: 1 Kcal
- Carbohydrate: 0,20 g
- Chất đạm: 0 g
- Tổng số chất béo: 0 g
- Cholesterol: 0 mg
- Chất xơ: 40,3 g
- Axit folic:1 mcg
- Niacin: 0 mg
- Pyridoxin: 0 mg
- Riboflavin: 0,004 mg
- Thiamin: 0,010 mg
- Vitamin A: 20 IU
- Vitamin C: 0 mg
- Vitamin E: 0 mg
- Vitamin K: 0 mg
- Natri: 1 mg
- Kali: 9 mg
- Canxi: 2 mg
- Đồng: 0,015 mg
- Sắt: 0,08 mg
- Magie: 1 mg
- Mangan: 0,044 mg
- Kẽm: 0,04 mg
Trà hoa cúc đã được sử dụng trong hàng thập kỷ vì lợi ích cho sức khỏe. Nó có tác dụng an thần, được kiểm chứng qua hàng ngàn năm có công năng như một phương thuốc chữa giấc ngủ tự nhiên. Các đặc tính chống viêm của trà hoa cúc có thể giúp điều trị chứng chuột rút kinh nguyệt bằng cách làm giảm co thắt cơ và co thắt. Hãy cùng tìm hiểu thêm những ích lợi thú vị khác dưới đây.
11 tác dụng của trà hoa cúc có thể bạn chưa biết
Video đang HOT
1. Điều trị chứng mất ngủ
Trà hoa cúc là một giải pháp tự nhiên tuyệt vời cho những người bị khó ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Loại trà này có tác dụng làm dịu và an thần, tạo cơn buồn ngủ. Sử dụng thường xuyên trà hoa cúc có thể giúp bạn ngủ ngon, giải quyết các vấn đề liên quan đến giấc ngủ của bạn.
2. Giảm triệu chứng co thắt dạ dày
Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm bớt kinh nguyệt và các chứng co thắt dạ dày. Trà làm thư giãn các cơ do đó giúp giảm đau. Nó hoạt động bằng cách tăng mức glycine trong cơ thể, giúp giảm cường độ co thắt cơ bắp.
3. Hỗ trợ tiêu hóa
Chamomile làm giảm co thắt ở lớp lót bên trong của dạ dày, do đó giúp giải phóng khí không cần thiết và đầy hơi trong đường tiêu hóa. Tác dụng của trà hoa cúc được thể hiện qua việc điều trị các vấn đề tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích. IBS là một trong những rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất, và trà hoa cúc giúp điều trị tình trạng này. Uống trà hoa cúc thường xuyên giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa trong thời gian dài.
4. Có lợi ích cho tim mạch
Trà hoa cúc chứa flavonoid đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đau tim. Trà hoa cúc rất giàu chất chống oxy hóa và cũng có đặc tính chống viêm. Điều này chứng minh rất có lợi trong việc giữ cho trái tim khỏe mạnh mẽ và hoạt động một cách nhịp nhàng.
5. Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Bằng cách giúp điều chỉnh nồng độ glucose và insulin trong cơ thể, trà hoa cúc có thể ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng uống trà hoa cúc rất có lợi trong việc giữ mức đường trong máu thấp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, vì họ cần duy trì lượng đường trong máu một cách ổn định.
6. Giảm lo âu căng thẳng
Chamomile được sử dụng từ thời cổ đại để giúp điều trị chứng lo âu. Chất chamomile trong trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cơ thể, đưa bạn vào trạng thái thư thái, có thể giúp làm dịu các dây thần kinh do đó làm giảm lo lắng. Uống trà hoa cúc hàng ngày có thể hạn chế đáng kể sự lo lắng.
7. Chăm sóc da tốt hơn
Một lần nữa, chất chamomile với các chất chống oxy hóa có tác dụng giúp chống lại các gốc tự do. Điều này hữu ích trong việc ngăn ngừa vi khuẩn gây ra mụn trứng cá, do đó cải thiện sức khỏe làn da của bạn.
Ngoài ra, nếu dùng trà hoa cúc hàng ngày thói quen đó sẽ giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da của bạn từ sâu bên trong. Trà hoa cúc cũng có thể được sử dụng trong các công thức làm đẹp tự chế để cải thiện và duy trì sức khỏe làn da.
8. Điều trị vết thương và nhiễm trùng
Chamomile không chỉ có thể được sử dụng như một loại thảo dược mà còn có thể được dùng tại chỗ để điều trị vết thương trên da. Chà một lượng nhỏ trà hoa cúc lên vết xước và vết bỏng có thể giúp chữa lành chúng nhanh hơn, làm dịu nhẹ vết thương.
9. Giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp và ung thư vú
Trà hoa cúc có chứa flavonoid như apingen, hợp chất chống ung thư cực kỳ mạnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống trà hoa cúc hàng ngày có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn. Tiêu thụ thường xuyên trà hoa cúc cũng có thể thu nhỏ các khối u ung thư cũng như ngăn chặn sự tấn công của bệnh tuyến giáp.
10. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Nếu bạn bị cảm lạnh và ho thường xuyên, trà hoa cúc sẽ là giải pháp hữu hiệu. Trà hoa cúc có đặc tính kháng khuẩn, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp hoạt động một cách có hiệu quả. Dùng trà hoa cúc thường xuyên có thể làm giảm khả năng bị cảm lạnh và ho.
11. Điều trị cảm lạnh
Một trong những tác dụng của trà hoa cúc là hóa giải cảm lạnh cực tốt. Khi có các triệu chứng như ho, sốt, nhức đầu, chảy nước mũi… bạn nên uống một tách trà hoa cúc nóng và để nó phát huy công dụng. Bạn cũng có thể hít hơi nước từ trà với chất chamomile sẽ giảm bớt mũi tắc nghẽn, chảy nước mũi và đau họng.
Những lợi ích của trà hoa cúc với sức khỏe đã được y khoa công nhận
Công dụng của trà hoa cúc với làm đẹp da
Trong số nhiều phương pháp giúp trẻ hóa làn da ở nữ giới, việc uống trà hoa cúc cũng là một biện pháp vừa đơn giản lại mang lại hiệu quả sức khỏe cho làn da không hề nhỏ.
Theo báo cáo của các nghiên cứu giống hoa cúc đều tốt cho da. Hoa cúc hay các sản phẩm liên quan (trong đó có trà hoa cúc) được sử dụng để điều trị kích ứng da, đỏ và chàm. Beta-carotene có nhiều trong hoa cúc tham gia vào quá trình trao đổi chất và duy trì sức khỏe ổn định, tái tạo làn da. Chất này cũng phân hủy thành vitamin A để mang nhiều lợi ích khác nhau cho da.
Vitamin A thể hiện dưới dạng chất chống oxy hóa cùng với flavonoid có trong hoa cúc, giúp chống lại các gốc tự do. Uống trà hoa cúc hoặc sử dụng nó trên da của bạn sẽ làm giảm nếp nhăn và tình trạng da xỉn màu, đồng thời giúp giảm sự đổi màu da, loại bỏ bọng mắt. Với tác dụng sát trùng và chống viêm, lợi ích khi uống trà hoa cúc thường được sử dụng để giúp giảm sưng và đỏ của mụn trứng cá cho da mặt.
Một số công thức từ trà hoa cúc rất tốt cho làn da bạn nên áp dụng để lấy lại được nét trẻ trung, rạng ngời.
Mặt nạ hoa cúc và lòng trắng trứng:
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị là 5 g hoa cúc khô, 1 lòng trắng trứng. Bạn tiến hành đổ 50 ml nước nóng lên hoa cúc và đợi cho nước nguội, hoa mềm ra. Bạn khuấy đều lòng trắng trứng với hoa cúc trộn đều (hoa cúc nát nhuyễn thì càng tốt), sau đó thoa hỗn hợp lên mặt giữ trong khoảng 10 phút cho đến khi khô, rửa sạch bằng nước sạch và thoa kem dưỡng ẩm. Tác dụng của hoa cúc lúc này là giảm nếp nhăn, làm mềm da, ức chế hiệu quả việc sản xuất melanin.
Đá viên hoa cúc: Đây là phương pháp làm khá độc đáo khi bạn dùng 50 g hoa cúc khô đun sôi với nước khoảng 20 phút, chắt lấy nước và để vào khay làm đá. Khi nước hoa cúc đóng thành viên, bạn dùng những viên đá nhỏ từ nước hoa cúc này chà lên những mụn trên mặt, thực hiện 2 lần/ngày để hiệu quả cao bạn nhé.
Nên uống trà hoa cúc vào thời điểm nào?
Việc thưởng trà hoa cúc đôi khi là do sở thích. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng của trà hoa cúc bạn nên chú ý đến thời điểm uống để đạt công dụng cao nhất.
- Uống trà hoa cúc sau các bữa ăn chính: Nhiều người thưởng trà hoa cúc sau bữa ăn chừng 20 phút. Thói quen đó hoàn toàn đúng đắn và có lợi bởi nó hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, khi uống vào bữa tối có thể giúp định tâm, an thần, tạo giấc ngủ sâu và thức dậy khoan khoái.
- Uống trà hoa cúc vào các mùa trong năm: Riêng về các mùa, bạn có thể chọn lựa uống trà hoa cúc quanh năm khi nó đều phát huy công dụng của mình. Mùa hè có thể làm mát cơ thể, thanh nhiệt và giải độc. Mùa đông uống trà hoa cúc giúp giữ ấm cơ thể, tạo độ ẩm cho da, làm giảm vết nhăn do thời tiết.
Một số tác dụng phụ của trà hoa cúc
- Dị ứng/viêm da nhạy cảm: Phấn hoa, lá, hoa và thân, hoặc toàn bộ thân cây dẫn đến dị ứng ở một số người. Ngoài ra, chất alantolactone trong hoa cúc có thể gây nên tình trạng kích ứng da và gây ra các triệu chứng đỏ, viêm da khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Cảm giác buồn nôn: Sử dụng trà hoa cúc với liều lượng lớn có thể gây ra tác dụng phụ buồn nôn, sưng họng, khó thở, nổi mẩn da và sốc phản vệ, đặc biệt nếu trà có chứa nồng độ hoa cúc cao.
- Tăng mức độ hen suyễn: Một số chất kích ứng có trong hoa cúc khiến cơn ho của bệnh nhân hen suyễn tái phát, mức độ trầm trọng hơn.
- Tương tác với thuốc: Tránh uống trà hoa cúc nếu bạn dùng thuốc chống đông máu như warfarin, heparin, clopidogrel, ticlopidine hoặc pentoxifylline. Chamomile chứa các hợp chất làm loãng máu tự nhiên có thể gây nguy cơ chảy máu. Không thay thế hoa cúc cho thuốc chống đông máu của bạn, vì các chất bổ sung thảo dược không có nghĩa là để thay thế lợi ích của thuốc thông thường.
Thei Eva
Khuôn mặt sưng vù, một mắt không thể mở được nhưng bác sĩ chỉ khám chưa đầy 10 phút, người phụ nữ suýt mất mạng
Trish Ellis, một phụ nữ 54 tuổi sống tại London, hoàn toàn có thể đã chết sau những chẩn đoán sai của bác sĩ đã khám cho cô.
Hãy tưởng tưởng trường hợp: Bạn thức dậy với cơn đau đầu dồn dập, sưng vù khắp mặt và buồn nôn quá mức. Bạn cố gắng dùng chút sức lực còn lại để đi khám thế nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 10 phút, bác sĩ đã cho bạn ra về với một hói thuốc giảm đau kèm theo lời dặn phải nghỉ ngơi.
Các chuẩn đoán của bác sĩ thường là đúng bệnh nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu họ chẩn đoán sai? Làm sao bạn có thể biết rằng mình có phải là một trong số những bệnh nhân phải lãnh hậu quả nặng nề chỉ vì đánh giá quá nhanh các triệu chứng và chẩn đoán sai bệnh của bác sĩ hay không.
Trish Ellis, một phụ nữ 54 tuổi sống tại London, hoàn toàn có thể đã chết sau những chẩn đoán không đúng của bác sĩ đã khám cho cô.
Trish Ellis, một phụ nữ 54 tuổi sống tại London, là một trong số những người không may mắn đó. Và cô hoàn toàn có thể đã chết sau những chẩn đoán không đúng của bác sĩ đã khám cho cô.
Một đêm tháng 11, cô đi ngủ sớm vì cảm thấy không khỏe. Cô cho rằng đó là do một cơn cảm lạnh tồi tệ. Thế nhưng, sáng hôm sau, cô tỉnh dậy với khuôn mặt sưng phồng và mắt phải bị dính chặt, không thể mở được ra. "Tôi không thể ngừng nôn và nhiệt độ lên cao đến mức nguy hiểm - 39,5 độ C", cô nhớ lại.
Cô Trish đã liên lạc với bác sĩ đa khoa. Bác sĩ nghi ngờ cô bị nhiễm trùng huyết chết người và đã gọi xe cứu thương để đưa cô đến phòng cấp cứu. Tại đó, cô được cho dùng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch để đề phòng. Tuy nhiên, mặc dù các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn nhưng cô vẫn được cho về nhà chỉ với một ít thuốc và giấy hẹn khám lại vào ngày hôm sau.
Trong 24 giờ sau đó, sự lây nhiễm thực sự chiếm lấy Trish. Hôm sau, cô vẫn có thể đứng vững nên đã chờ 5 giờ để được khám lại. Nhưng rồi đến lúc đó, cô bị nôn mửa liên tục và mê sảng. Cô được đưa vào khu cách ly và tiêm kháng sinh trong suốt 10 ngày. May mắn cô đã qua được cơn nguy hiểm tính mạng.
Các bác sĩ đã không phát hiện ra cô bị viêm mô tế bào quỹ đạo - một bệnh nhiễm trùng mô có khả năng gây tử vong xung quanh mắt. Nếu nó đến não có thể gây tử vong.
Trung tâm Chất lượng Dịch vụ và An toàn cho Bệnh nhân của Đại học Hoàng gia Luân Đôn cho biết có tới 1/6 bệnh nhân bị chẩn đoán sai.
Và dưới đây là một số bệnh thường bị bỏ qua cũng như chẩn đoán sai được các chuyên gia nhấn mạnh trên trang DailyMail.
Viêm mô tế bào quỹ đạo - một bệnh nhiễm trùng mô có khả năng gây tử vong xung quanh mắt. Nếu nó đến não có thể gây tử vong.
IBS... và ung thư
Gần một nửa số bệnh nhân ung thư buồng trứng bị chẩn đoán sai và nhầm lẫn rằng họ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Pauline Corry, 72 tuổi, đến từ Surbiton ở London, là một trong số đó. Năm 2014, cô đã phải chịu đựng bệnh trong suốt 6 tháng do các lần hẹn khám với bác sĩ không có kết quả.
Các triệu mà bà Pauline gặp phải là chướng bụng, đau bụng và táo bón. Thay vì được đề nghị xét nghiệm máu, đã nhiều lần bà Pauline được kê đơn thuốc nhuận tràng và cho về nhà. Nhưng khi bà ngã gục trong đau đớn thì việc chụp CT mới được tiến hành, kết quả cho thấy bà có 2 khối u.
Đáng buồn thay, câu chuyện Pauline là quá phổ biến. Tổ chức từ thiện Ung thư buồng trứng (Target Ovarian Cancer) cho biết có tới 41% bệnh nhân phải đến bác sĩ ít nhất 3 lần trước khi được kiểm tra ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp tăng tỷ lệ sống sót sau năm năm từ 50% lên 90%.
Tại sao lại có sự nhầm lẫn này?
Các triệu chứng ban đầu của ung thư buồng trứng bao gồm đau bụng, đầy hơi và đi tiểu thường xuyên - tất cả đều tương tự với IBS hoặc nhiễm trùng nước tiểu. Nghiên cứu cho thấy 40% phụ nữ khẳng định các bác sĩ gia đình không chú ý lắm đến các triệu chứng của họ.
Viêm mô tế bào ảnh hưởng đến mắt... có thể bị nhầm lẫn với viêm xoang
Viêm mô tế bào - nhiễm trùng vi khuẩn ở mô sâu, có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể nhưng khi nó ảnh hưởng đến mắt thì được gọi là viêm mô tế bào quỹ đạo. Theo một nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí y khoa JAMA Dermatology đã tìm thấy, bệnh này thường khó phát hiện và 1/3 bệnh nhân mắc bệnh thường bị chẩn đoán sai lúc ban đầu. Daniel Ezra, chuyên gia tư vấn phẫu thuật nhãn khoa tại Bệnh viện Mắt Moorfields ở London, cho biết bệnh có thể gây ra tình trạng mắt lồi, sưng và mí mắt và má, khó di chuyển nhãn cầu, mắt đỏ và mất thị lực.
Viêm mô tế bào có thể bị nhầm lẫn với viêm xoang - tình trạng bệnh phát triển khi xoang bị viêm hoặc nhiễm trùng, gây đau và sưng.
Tại sao lại có sự nhầm lẫn này?
Theo ông Ezra, các triệu chứng của viêm mô tế bào quỹ đạo thường bị nhầm với viêm xoang hoặc nhiễm trùng mí mắt như viêm mắt hoặc viêm kết mạc, do sự giống nhau của các triệu chứng. Nhưng viêm xoang có nhiều khả năng gây đau giữa mắt hoặc trán - hơn là ở chính nhãn cầu - và thường không gây sưng mí mắt.
Các hạt, mặc dù được kích hoạt bởi nhiễm vi khuẩn, thường chỉ giới hạn ở một nang lông mi trên mí mắt, chứ không phải trong suốt mắt. Và trong khi viêm kết mạc có thể làm cho mắt đỏ và mờ mắt thì nó thường không làm cho mí mắt bị sưng hoặc gây đau.
Tình trạng của cô Trish có thể tránh được nếu được chẩn đoán chính xác lúc ban đầu.
Chứng loạn nhịp tim... và kiệt sức
Chứng loạn nhịp tim mô tả một nhóm các tình trạng trong đó tim đập không đều do tín hiệu điện tim bị lỗi. Hình thức phổ biến nhất của chứng loạn nhịp tim là rung tâm nhĩ - ảnh hưởng đến ít nhất 1,2 triệu người Anh và là nguyên nhân chính gây đột quỵ. Tuy nhiên, 2/3 trong số này không có triệu chứng nào khác ngoài sự mệt mỏi nói chung và do đó có thể không được chẩn đoán đúng.
Tại sao lại có sự nhầm lẫn này?
Chứng loạn nhịp tim và kiệt sức tạo ra các triệu chứng rất giống nhau, bao gồm khó thở, chóng mặt và nhịp tim nhanh. Người già dễ bị ảnh hưởng về thể chất của mệt mỏi, do đó có thể có nguy cơ bị chẩn đoán sai nhiều nhất mặc dù họ cũng có nguy cơ mắc rung tâm nhĩ cao nhất.
Nhận xét về sức khỏe của bác sĩ Ellie Cannon: Không nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng là sai lầm của bác sĩ
Theo bác sĩ Ellie Cannon, hãy tin vào bản năng của bạn. Nói chung, khi bệnh nhân cảm thấy có gì đó không đúng, tức là họ đã đúng. Những câu chuyện như Trish rất khủng khiếp và việc không nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng trong một khoảng thời gian rõ ràng là sai lầm của bác sĩ, đặc biệt là nếu các triệu chứng đang xấu đi.
Tuy nhiên, tư vấn y tế là sự hợp tác giữa bác sĩ và bệnh nhân và mối quan hệ này rất quan trọng để chẩn đoán chính xác. Trong khi các bác sĩ cần cảnh giác, bệnh nhân nên nhận thức rõ ràng về các triệu chứng cụ thể mà họ muốn thảo luận, đến đúng giờ và đặt lịch hẹn theo dõi trong khoảng thời gian 2 tuần đều đặn.
Mặc dù các bác sĩ có thể không thể đưa ra chẩn đoán chính xác trong lần hẹn đầu tiên, nhưng họ nên tạo ra cái được gọi là "mạng lưới an toàn" - điều này rất quan trọng. Một mạng lưới an toàn là một kế hoạch, chuẩn bị cho bệnh nhân cho bất kỳ tình huống nào, bao gồm cả nếu các triệu chứng đột nhiên trở nên tồi tệ hơn hoặc thay đổi. Ngoài ra, hãy cố gắng theo khám 1 bác sĩ trong những lần hẹn bởi vì họ đã quen thuộc với một loạt các triệu chứng của bạn. Và đừng ngại ngần hỏi ý kiến từ một bác sĩ khác.
Theo Helino
Tập thể dục như thế nào tốt cho sức khỏe? Tập thể dục thể thao, dù chỉ 10 phút mỗi tuần, cũng cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Đây là kết luận của giáo sư dịch tễ học Bo Xi từ Trường Y tế Cộng đồng Đại học Sơn Đông (Trung Quốc). Trên British Journal of Sports Medicine, ông Xi cho biết đã xem xét dữ liệu của hơn 88.000...