11 sai lầm nấu ăn có thể gây ngộ độc thực phẩm
Những sai lầm khi nấu ăn có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí là ngộ độc thực phẩm và nguy hiểm đến tính mạng.
Sử dụng dầu ăn sai cách: Việc chiên rán ngập dầu sẽ làm tăng lượng chất béo bão hòa cho cơ thể. Đặc biệt, chiên ngập dầu làm tăng lượng cholesterol, là nguyên nhân chính gây tăng cân. Ngoài ra, việc dùng dầu chiên đi chiên lại sẽ tạo ra chất béo bão hòa có thể gây ung thư.
Nấu rau chín quá kỹ: Sai lầm nấu ăn này làm giảm lượng chất dinh dưỡng trong rau và không tốt cho sức khỏe. Các loại rau lá xanh và một số rau củ khác khi nấu quá lâu sẽ biến chất và gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây ngộ độc.
Nấu xong không ăn ngay: Sau khi nấu, rau sẽ mất đi khoảng 15% lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Lượng dưỡng chất này sẽ mất dần theo thời gian khoảng 25% sau 30 phút và 75% sau 1 giờ. Khi nấu xong, rau dễ bị vi khuẩn, mầm bệnh tấn công gây biến chất và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hâm lại thức ăn nhiều lần: Nhiều người vẫn thường tiếc thức ăn thừa nên hâm đi hâm lại đồ ăn mà không biết rằng việc đó có thể gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh. Việc hâm lại thức ăn nhiều lần làm biến đổi các chất trong thực phẩm, dẫn đến triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi…
Thêm nhiều muối: Việc thêm muối vào món ăn sẽ làm tăng hương vị món ăn. Muối có chứa natri và clorua giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng của cơ thể. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng nhiều muối vì nếu bạn lạm dụng, lâu dần sẽ gây độc cho cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Video đang HOT
Cắt rau trước khi rửa: Thói quen sai lầm khi chế biến rau này khiến vitamin có trong rau dễ bị hòa tan trong nước khi rửa. Ngoài ra, việc cắt, rửa rau xong mà không nấu ngay cũng khiến lượng vitamin này bị thất thoát khá lớn trong quá trình bốc hơi nước.
Nấu nhỏ lửa, nấu lại nhiều lần: Rau xanh sau khi nấu lại nhiều lần, các chất dinh dưỡng sẽ hoàn toàn biến mất và thậm chí là hình thành chất độc hại cho cơ thể. Điều này tương tự với việc chế biến rau nhỏ lửa cũng làm mất các chất dinh dưỡng và dễ khiến rau bị biến chất.
Nếm thức ăn để kiểm tra đã hỏng chưa: Bạn không thể nếm, nhìn thấy hoặc ngửi được mùi của các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Việc nếm dù chỉ một chút thức ăn bị ôi thiu cũng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Để đồ ăn đã nấu chín lẫn với thịt sống: Sử dụng chung dao, thớt để thái thịt sống và chín có thể dẫn đến nhiễm khuẩn chéo. Mầm bệnh hay các vi khuẩn từ thịt sống dễ dàng lây lan sang thực phẩm đã được nấu chín và gây ngộ độc thực phẩm.
Rã đông thực phẩm bằng nước nóng: Việc rã đông thực phẩm bằng cách để trong bồn rửa hoặc ngâm trong nước nóng có thể làm lây lan mầm bệnh có hại. Thay vào đó, hãy rã đông thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh, nước lạnh hoặc trong lò vi sóng.
Lưu trữ rau xanh quá lâu: Nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm. Tuy nhiên điều này không hề tốt cho sức khỏe khi rau xanh dù chưa chế biến nhưng để lâu ngày cũng mất dần chất dinh dưỡng. Ảnh: Internet.
Theo Thảo Nguyên/Kiến thức
An toàn vệ sinh thực phẩm trường học: Nỗi lo không của riêng ai
Thực phẩm bẩn xâm nhập vào bữa ăn bán trú của trẻ nhỏ đang trở thành "vấn nạn" khiến cộng đồng bức xúc và lo sợ. Đã có những vụ việc hàng trăm trẻ em phải nhập viện vì nghi ngộ độc thực phẩm.
Việc triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là vấn đề cấp thiết thu hút sự quan tâm của cộng đồng xã hội.
Liên tiếp các vụ trẻ nhập viện vì nghi ngộ độc thức ăn
Thời gian gần đây, rất nhiều phụ huynh rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ khi đón nhận thông tin về thực phẩm bẩn "xâm nhập" vào bữa ăn bán trú của trẻ em. Ngày 14-9-2019, có 82 học sinh của trường mầm non Thụy Liễu, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ cấp cứu tại trung tâm y tế huyện với các triệu chứng đau bụng, nôn, sốt, một số cháu bị đi ngoài... Với các triệu chứng này, bước đầu nhân viên y tế nghi do ngộ độc thực phẩm nhưng từ thực phẩm gì và nguồn nào thì vẫn chưa xác định được. Hiện cơ quan chuyên môn đã kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo ATVSTP của bếp ăn tập thể trường mầm non Thụy Liễu và đơn vị cung cấp thực phẩm bán trú cho nhà trường.
Trẻ nhập viện sau khi ăn tại bếp ăn tập thể ở trường mầm non Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội
Trong những năm gần đây đã có khá nhiều trường hợp hàng trăm trẻ mầm non ngộ độc thực phẩm. Sở Y tế Hà Nội cho biết, tháng 11-2108, gần 200 học sinh và giáo viên của trường mầm non Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội phải nhập viện sau khi dùng bữa tại bếp ăn tập thể. Cụ thể, ngày 14-11-2018, bếp ăn tập thể trường mầm non Xuân Nộn tổ chức nấu ăn cho 796 suất ăn trưa và bữa phụ lúc 14g chiều cùng ngày. Thực đơn bữa trưa gồm: Xúc xích, bò sốt vang, xôi lệ phố, cơm rang Dương châu, rau củ quả thập cẩm luộc, nước cam. Bữa phụ chiều gồm: Sữa chưa, bánh ngọt. Sau bữa ăn trên, có 3 giáo viên và gần 200 học sinh phải cấp cứu tại BVĐK Đông Anh và BV Bắc Thăng Long với các biểu hiện đau bụng, nôn, đi ngoài, đau đầu và sốt. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, nguyên nhân là nhiễm khuẩn tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm.
Đầu tháng 10-2018, 352 học sinh trường TH Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình đã phải nhập viện sau bữa trưa tại trường với triệu chứng đau bụng, buồn nôn. Sở Y tế Ninh Bình khẳng định, nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm do học sinh ăn món ruốc gà trong bữa trưa tại trường. Kết quả kiểm tra cho thấy, trong món ruốc gà có độc tố tụ cầu vàng, bắt nguồn từ thịt gà sống sử dụng làm ruốc. Độc tố này khi nấu chín vẫn không tiêu diệt hết được. Đây chính là nguyên nhân khiến các học sinh bị đau bụng, buồn nôn phải nhập viện.
Tháng 11-2017, trường mầm non Hương Lung, xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ cũng xảy ra sự cố ngộ độc thực phẩm khiến 133 trẻ phải nhập viện điều trị. BS Vi Văn Miên, GĐ BVĐK Cẩm Khê cho biết, vụ việc xảy ra vào hơn 19g ngày 16-11-2017. Vào khoảng thời gian trên, gần 100 cháu nhỏ được bố mẹ đưa đến cấp cứu tại BV trong tình trạng hoảng loạn. Trước đó, các cháu dùng bữa trưa tại trường mầm non Hương Lung, đến chiều thì nhiều cháu có dấu hiệu đau bụng, nôn khan, các gia đình lo lắng nên đưa con vào vào BV. Đánh giá về nguyên nhân dẫn tới vụ việc, BS Miên cho rằng, rất có thể trẻ bị ngộ độc thực phẩm, do cùng một triệu chứng sau khi ăn trưa tại trường.
Nguyên nhân và cách xử lý ATVSTP trường học
Kết quả xét nghiệm 13 mẫu thức ăn trong vụ ngộ độc thực phẩm tại trường mầm non Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội cho thấy có 1 mẫu bánh ngọt dương tính với vi khuẩn Salmonella gây nhiễm trùng đường suột, sốt, đau bụng tiêu chảy... Loại bánh ngọt này do Cty thực phẩm Bảo An cung cấp cho nhà trường. Tuy nhiên, bánh này lại do Cty CP sản xuất và thương mại Nguyên Cát tại phố Và, phường Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh sản xuất. Điều đáng nói, khi cơ quan chức năng kiểm tra thực tế hoạt động của Cty CP sản xuất và thương mại Nguyên Cát, các điều kiện ATVSTP của cơ sở này không bảo đảm.
Hơn 80 cháu bé của trường mầm non Thụy Liễu đã phải đi cấp cứu sau khi sử dụng thức ăn tại trường
Trường mầm non Xuân Nộn tự tổ chức bếp ăn cho thầy và trò, nhưng nguyên liệu do Cty thực phẩm Bảo An cung cấp. Tuy nhiên, Cty thực phẩm Bảo An lại nhập nguyên liệu từ bên thứ ba là Cty Nguyên Cát. Như vậy, ngay từ khâu đầu vào thực phẩm đã không rõ ràng nguồn gốc, không đảm bảo tiêu chí ATVSTP. Số lượng bánh nhiễm khuẩn đã lọt vào trường gây ra vụ ngộ độc cho hàng trăm trẻ dem dưới mác ATVSTP của Cty thực phẩm Bảo An.
Trong vụ việc 352 học sinh trường TH Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình phải nhập viện sau khi ăn trưa tại trường, món ruốc gà chính là nguyên nhân. Sở Y tế Ninh Bình cho biết, ruốc gà gây ngộ độc cho các học sinh được một hộ kinh doanh có địa chỉ tại thôn Bạch Cừ, xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình cung cấp cho nhà trường. Đây là hộ kinh doanh thường xuyên cung cấp thực phẩm cho nhà trường trong những năm trước. Điều đáng nói, hộ kinh doanh này không có giấy chứng nhận ATVSTP do cơ quan chức năng cấp.
Có thể thấy, tất cả các vụ ngộ độc thực phẩm tại trường học đều do sự chủ quan, lơ là với việc bảo đảm ATVSTP cho bữa ăn bán trú của học sinh. Các trường đã không thực hiện tốt quy trình tiếp nhận thức ăn an toàn, sử dụng nguyên liệu chế biến thực phẩm rẻ tiền, chất lượng kém. Nhân viên chế biến thực phẩm thiếu hiểu biết về ATVSTP. Cơ sở vật chất và điều kiện tại nơi chế biến, bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Việc để xảy ra mất ATVSTP tại trường học là vấn đề rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các học sinh không chỉ thời điểm sử dụng thực phẩm mà còn có nguy cơ gây hại đến sức khỏe về sau.
Ngoài việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về kiến thức ATVST và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục, Ban quản lý ATVSTP cần tổ chức tập huấn phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, kiến thức thực hành đảm bảo ATVSTP cho cán bộ quản lý, người trực tiếp làm công tác ATVSTP tại các trường học bán trú có tổ chức bếp ăn tập thể trên địa bàn. Bên cạnh đó, tăng cường công tác phối hợp kiểm tra giám sát các trường học có tổ chức ăn bán trú định kỳ 6 tháng/1 lần, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận bếp ăn đảm bảo ATVSTP. Thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành về ATVSTP nhằm chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm công tác ATVSTP trường học.
Xuân Thanh
Theo PLXH
42 công nhân nghi bị ngộ độc thức ăn phải nhập viện cấp cứu Đây là lần thứ 2 trong năm nay, Công ty TNHH Bodynits Tiền Giang xảy ra tình trạng nhiều công nhân bị ngộ độc phải nhập viện. Hôm nay 19/9, bác sĩ Nguyễn Văn Ngưu, Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, đơn vị vừa cấp cứu kịp thời 42 công nhân nhập viện nghi...