11 nguyên nhân khiến bạn bị đau dương vật
Cơn đau dương vật đôi khi do một số tổn thương vật lý nhưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh như hẹp bao quy đầu hay viêm niệu đạo. Nếu không xác định được nguyên nhân, bạn khó lòng chữa trị đúng cách.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây đau dương vật khiến bạn cảm thấy khó chịu khi nghỉ ngơi, quan hệ tình dục hoặc khi đi vệ sinh. Mặc dù đôi khi bạn có thể giảm cơn đau dương vật ở nhà, nhưng bạn vẫn cần đến bệnh viện để chữa trị tận gốc. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu xem những nguyên nhân gây đau dương vật có thể là gì nhé!
1. Đau dương vật do viêm quy đầu
Viêm quy đầu xảy ra khi đầu dương vật bị viêm. Tình trạng viêm này có thể xảy ra nếu bạn chưa cắt bao quy đầu, đặc biệt là nếu bạn không rửa hoặc làm khô khu vực bên dưới bao quy đầu đúng cách. Các nguyên nhân khác của viêm quy đầu có thể kể đến là:
Béo phìMắc bệnh tiểu đườngSử dụng xà phòng hoặc hóa chất mạnh lên dương vật
Các triệu chứng của chứng viêm quy đầu bao gồm:
ĐauSưngNgứaPhát banDương vật tiết dịch
Nếu bạn không điều trị viêm quy đầu, bệnh có thể dẫn đến tình trạng hẹp bao quy đầu.
2. Đau dương vật do bệnh Peyronie
Bệnh Peyronie xảy ra khi các mô sẹo tạo mảng bám tích tụ trên đầu hoặc gốc dương vật. Các vết sẹo này có thể là do bạn mắc một loại bệnh tự miễn (bệnh do hệ miễn dịch tự tấn công cơ thể) hay một chấn thương nghiêm trọng, lặp đi lặp lại ở dương vật. Các triệu chứng của bệnh Peyronie bao gồm:
Đau khi quan hệDương vật bị congBị u ở bên trong dương vậtDương vật trở nên hẹp hơn hoặc ngắn hơn bình thườngRối loạn chức năng cương dương hoặc đau khi cương cứng
Bệnh Peyronie đôi khi có thể biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Để giảm nhẹ bệnh Peyronie, bác sĩ có thể đề nghị bạn:
Uống thuốcTiêm thuốc để loại bỏ mảng bámDùng sóng siêu âm hoặc xạ trị để phá vỡ mô sẹo và giảm mảng bámÁp dụng liệu pháp sóng xung kích (sử dụng sóng điện giật để phá vỡ mô sẹo và giảm mảng bám)
3. Đau dương vật do bệnh Priapism
Bệnh Priapism gây ra sự cương cứng kéo dài dù không có bất kỳ kích thích tình dục nào và có thể khiến dương vật bị đau. Đôi khi, bệnh Priapism có thể do chấn thương bộ phận sinh dục hoặc tủy sống, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc do sức khỏe vùng chậu không tốt.
Bạn có thể thử tắm nước lạnh, chườm nước đá hoặc leo cầu thang để tạm thời giảm bớt sự cương cứng. Sau đó, bạn cần đến bác sĩ để điều trị y tế bằng cách:
Uống thuốc giảm đauTiêm thuốc để máu lưu thông bình thường hơnPhẫu thuật tạo ra một lỗ nhỏ để máu có thể lưu thông bình thường giữa dương vật và phần còn lại của cơ thể4. Đau dương vật do bệnh STI
Bạn có thể bị đau dương vật do nhiễm các chứng nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục (STI). Các triệu chứng của STI có thể bao gồm:
Đau khi quan hệĐau khi xuất tinhPhát ban hoặc ngứaCó khối u quanh bộ phận sinh dụcTiết dịch màu vàng, trắng hoặc trongĐau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
Bạn có thể điều trị STI bằng các cách:
Video đang HOT
Dùng thuốc để điều trị triệu chứng các viêm nhiễm do virus như herpes.Dùng kháng sinh để chữa các viêm nhiễm do vi khuẩn như chlamydia, lậu và giang mai.5. Đau dương vật do nhiễm trùng tiết niệu
Nếu vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Bệnh này phổ biến hơn ở nữ giới nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới. Nhìn chung, đây là một bệnh khá phổ biến. Ngoài đau dương vật, các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể bao gồm:
Đi tiểu thường xuyênCó máu trong nước tiểuĐau hoặc nóng rát khi đi tiểuLiên tục cảm thấy buồn tiểu dù không thật sự cần đi tiểu
6. Đau dương vật do viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt có thể gây đau dương vật và vùng chậu. Nguyên nhân gây bệnh có thể do bạn mắc các chứng nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm dây thần kinh hay chấn thương. Các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt bao gồm:
Khó tiểuĐau khi xuất tinhĐau hoặc rát khi đi tiểuĐau dương vật, tinh hoàn hoặc bàng quang
7. Đau dương vật do viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là viêm ống dẫn nước tiểu từ bàng quang qua dương vật. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo bao gồm:
Nhiễm virusChấn thươngNhiễm vi khuẩnDị ứng với chất diệt tinh trùng hoặc thuốc tránh thai
Các triệu chứng viêm niệu đạo có thể bao gồm:
Đi tiểu thường xuyênCảm giác nóng rát khi đi tiểuCó vết sưng nhỏ ở vùng hángDương vật ngứa, đau hoặc sưngĐau khi quan hệ tình dục hoặc xuất tinh
8. Đau dương vật do hẹp bao quy đầu
Chứng hẹp bao quy đầu xảy ra khi bao quy đầu thắt chặt quá mức đến nỗi bạn không thể kéo bao ra. Chứng bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng nó cũng có thể gây ra các triệu chứng đau ở thanh thiếu niên và người lớn.
9. Đau dương vật do bán hẹp bao quy đầu
Tình trạng bán hẹp bao quy đầu là khi bao quy đầu không thể quay trở lại đúng vị trí. Đây là một tình trạng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các triệu chứng bán hẹp bao quy đầu bao gồm:
Đau ở dương vậtSưng đầu dương vậtĐầu dương vật chuyển sang màu xanh hoặc đỏ
10. Đau dương vật do gãy dương vật
Tình trạng gãy dương vật xảy ra khi dương vật đang cương cứng bị bẻ cong và rách. Gãy dương vật thường xảy ra khi bạn quan hệ tình dục. Các triệu chứng gãy xương dương vật bao gồm:
Bị đauTiểu khóCó tiếng gãyChảy máu dương vậtCó máu trong nước tiểuMất cương cứng đột ngộtBầm tím và sưng dương vật
11. Đau dương vật do ung thư dương vật
Đau dương vật đôi khi có thể là triệu chứng của chứng ung thư dương vật. Đây là một bệnh nguy hiểm nên bạn cần gặp bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Dương vật bị uCó u ở da vùng hángSưng ở đầu dương vậtCó vết loét bị chảy máuChảy máu hoặc tiết dịch dưới bao quy đầuDa dương vật thay đổi màu sắc hoặc độ dày
Bạn có thể điều trị ung thư dương vật bằng các cách:
Hóa trịCắt bao quy đầuXạ trị để tiêu diệt tế bào ung thưPhẫu thuật để loại bỏ khối u ở dương vật
Nếu bạn bị đau dương vật dai dẳng hoặc nghiêm trọng, hãy đến bác sĩ ngay để chữa trị kịp thời. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng cần thăm khám ngay đấy.
Theo Hellobacsi
Làm rõ mối liên hệ giữa giãn tĩnh mạch thừng tinh với vô sinh
Nhiều nam giới có các tĩnh mạch ở bìu. Các bác sĩ gọi tình trạng này là giãn tĩnh mạch thừng tinh. Xuất hiện ở vị trí nhạy cảm, vậy giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không?
Sự thực là một số người thậm chí còn không nhận thấy triệu chứng hay bị bất cứ rủi ro nào do căn bệnh này, nhưng số khác lại gặp vấn đề với khả năng sinh sản.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng tương đối phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 10%-15% nam giới. Mối liên hệ giữa giãn tĩnh mạch thừng tinh với vô sinh vẫn còn là vấn đề được các chuyên gia tranh cãi.
Tổng quan về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Về cơ bản, giãn tĩnh mạch thừng tinh là một dạng giãn tĩnh mạch. Đa phần các trường hợp bị giãn tĩnh mạch ở chân, nhưng cũng không loại trừ khả năng bệnh giãn tĩnh mạch phát sinh ở các vị trí khác như thực quản, tay, hậu môn.
Giãn tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch chịu áp lực và bị nở rộng, xoắn lại, phồng to. Giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể không nhìn thấy các tĩnh mạch giãn. Theo thời gian, họ sẽ quan sát rõ được các tĩnh mạch phồng to ngay bên dưới da, nổi lên trên bề mặt da, màu xanh hoặc tím đậm.
Bạn có thể tham khảo thêm: Giãn tĩnh mạch thực quản là bệnh gì?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng xảy ra khi các tĩnh mạch bên trong bìu giãn nở rộng ra, bị xoắn lại thành khối. Bìu lúc này trông giống như một túi giun, với các tĩnh mạch phình to nhưng da không bị đổi màu. Nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh đôi khi cảm thấy sưng và đau bìu.
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh đến nay vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra do các van bên trong tĩnh mạch không hoạt động hiệu quả, khiến máu không lưu thông đúng cách. Các tĩnh mạch vì thế mà chịu áp lực, bị mở rộng, giãn ra, gây tổn thương tinh hoàn và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy đến trong giai đoạn dậy thì. Bệnh hay gặp ở phía bên trái, có lẽ do cấu trúc giải phẫu của bìu ở bên trái và bên phải có đôi chút khác biệt.
Triệu chứng của giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh hiếm khi gây đau cho bệnh nhân, nhưng cơn đau nếu có thì thường sẽ:
Đau nặng hơn khi đứng hoặc gắng sức vận động. Cơn đau sẽ giảm khi nằm ngửaThay đổi từ đau sắc nét đến đau âm ỉNgày càng nghiêm trọng hơn
Người bệnh cần đi khám bác sĩ nếu:
Tinh hoàn thay đổi bất thường về kích thước, hình dạng, màu sắcCó nốt uNgười bệnh gặp vấn đề về khả năng sinh sảnSưng ở bìuQuan sát thấy tĩnh mạch ở bìu sưng to, xoắn bất thường
Bạn có thể tham khảo thêm: Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Triệu chứng và cấp độ
Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh
Việc phân loại các cấp độ bệnh giúp chẩn đoán và điều trị dễ dàng hơn. Sau đây là hệ thống phân loại gợi ý:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0: Hiện tượng giãn tĩnh mạch không phát hiện được thông qua cảm quan, nhưng quan sát được khi siêu âm (giãn tĩnh mạch thừng tinh cận lâm sàng)Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Tình trạng giãn tĩnh mạch có thể được cảm nhận khi khám, khi bệnh nhân đang thực hiện thao tác valsalvaGiãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Khám được ngay cả khi không thực hiện thao tác valsalvaGiãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Giãn tĩnh mạch gây biến dạng bìu, và sự biến dạng này quan sát được. Bìu lúc này trông như một túi giun mềm.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cận lâm sàng là giãn tĩnh mạch thừng tinh chỉ có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm hình ảnh (đo nhiệt độ bìu hoặc xét nghiệm hồi lưu Doppler - một loại siêu âm).
Các xét nghiệm khác bao gồm phân tích tinh dịch và xét nghiệm hormone để phát hiện hormone kích thích nang trứng (FHS) cao và testosterone thấp. Các xét nghiệm này được thực hiện trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ có rối loạn chức năng tinh hoàn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh rất phổ biến và chúng thường không bị phát hiện trong suốt cuộc đời. Vì thế, có khả năng khoảng 80% nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn thụ thai được với bạn tình mà không cần can thiệp y tế. Hầu hết nam giới bị suy giãn tĩnh mạch không bị khó chịu hoặc gặp vấn đề về nội tiết tố.
Nói như vậy không có nghĩa là bệnh hoàn toàn không nguy hiểm, vì nó vẫn có khả năng gây ra biến chứng. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gây ra ba vấn đề chính: Suy giảm khả năng sinh sản, giảm sản xuất testosterone hoặc gây khó chịu ở bìu.
Suy giảm khả năng sinh sản: vô sinh
Vô sinh là biến chứng nghiêm trọng nhất có khả năng xảy ra.
Từ 35%-44% nam giới bị vô sinh nguyên phát, đồng thời bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng ảnh hưởng đến 45%-81% nam giới bị vô sinh thứ phát. Vô sinh nguyên phát là khi một cặp vợ chồng đã cố gắng sau 12 tháng mà vẫn chưa thụ thai thành công, còn vô sinh thứ phát là cặp vợ chồng từng thụ thai ít nhất một lần nhưng hiện tại không còn khả năng đó.
Nghiên cứu công bố năm 2016 cho thấy, trong số 7035 thanh niên khỏe mạnh tham gia khảo sát từ năm 1996 đến 2010, 15,7% bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Những người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng có chất lượng tinh binh kém.
Lượng máu tăng lên ở bìu làm tăng nhiệt độ của tinh hoàn, trong khi việc sản xuất tinh trùng thường chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi nhiệt độ ở khu vực này thấp hơn một chút so với nhiệt độ cơ thể.
Tinh hoàn co lại, gây khó chịu ở bìu
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có khả năng gây teo tinh hoàn (tinh hoàn co rút). Nếu các ống sinh tinh trong tinh hoàn bị tổn thương, tinh hoàn dễ bị teo nhỏ và trở nên mềm hơn.
Mất cân bằng nội tiết tố: Giảm sản xuất testosterone
Khi các tế bào phản ứng với sự gia tăng áp lực do lưu thông máu không thuận lợi, một sự thay đổi hormone sẽ xảy ra. Nồng độ hormone luteinizing (LH) tăng cao hơn. Hormone này có ở cả nam lẫn nữ. Ngoài ra, mức testosterone có khả năng thay đổi bất thường, hoặc vẫn ở mức bình thường tùy từng trường hợp.
Theo Hellobacsi
Vạch mặt thủ phạm gây nên tinh hoàn nhỏ ở nam giới Tinh hoàn nhỏ khiến không ít cánh mày râu lo lắng bởi sợ sẽ ảnh hưởng đến phong độ giường chiếu hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tinh hoàn có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Bên cạnh đó, hiện tượng tinh hoàn bên to, bên nhỏ cũng là điều khá phổ biến và bình thường. Nếu bạn đang...