11 NÊN để vùng kín luôn khỏe mạnh
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là cách tốt nhất phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, herpes sinh dục, giang mai, lậu.
Bất cứ phụ nữ nào cũng từng ít nhất 1 lần gặp các vấn đề về phụ khoa, nhưng không phải ai cũng quan tâm và có ý thức bảo vệ sức khỏe vùng nhạy cảm này. Đối với trẻ em gái, ở các nước phát triển ngay từ tuổi thiếu niên, trẻ em đã được dạy và học cách hiểu về cơ thể và bảo vệ vùng kín của mình.
Vậy âm đạo là gì, làm thế nào để bảo vệ và duy trì sức khỏe cho bộ phận quan trọng này? Các chuyên gia sản phụ khoa cho rằng, âm đạo là khu vực có tính axit tự nhiên, thường tiết ra chất dịch có tác dụng tự làm sạch, là nơi chứa lượng lớn các vi khuẩn trong đó có nhiều vi khuẩn có lợi, bảo vệ âm đạo khỏi các bệnh nhiễm trùng, duy trì độ pH. Khi âm đạo có những dấu hiệu sau, bạn cần tìm gặp chuyên gia sản phụ khoa:
Vùng kín rất quan trọng đối với phụ nữ
- Ngứa ở âm hộ và âm đạo.
- Ra quá nhiều chất dịch.
- Đỏ, sưng tấy, đau, dịch đổi màu.
- Xuất hiện tổn thương.
- Mùi khó chịu.
- Chảy máu bất thường.
- Chảy máu sau khi quan hệ tình dục.
- Âm đạo khô.
Vậy làm thế nào để giữ cho vùng kín của bạn khỏe mạnh, hãy áp dụng một số cách sau:
1. Bảo vệ cân bằng độ pH ở âm đạo, không thụt rửa bên trong âm đạo
Thụt rửa âm đạo có thể làm ảnh hưởng tới độ pH của âm đạo, làm giảm độ axit của vùng này từ đó làm cho âm đạo dễ bị nhiễm khuẩn.
Thông thường, pH ở âm đạo từ 3,8-4,5. Nếu âm đạo của bạn có mùi hãy đi khám ở bác sĩ chuyên khoa. Không sử dụng các chất có tính tẩy rửa mạnh ở vùng âm hộ hoặc bên trong âm đạo vì có thể ảnh hưởng một sự cân bằng pH.
Video đang HOT
2. Không ăn thức ăn nhanh
Theo TS Rebecca Booth, để bảo vệ sức khỏe cho ‘cô bé’, nên tránh đồ ăn nhanh bởi hàm lượng đường, muối cao, năng lượng nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn ảnh hưởng tới vùng kín, làm âm đạo dễ bị nhiễm nấm men. Nên ăn trái cây, rau quả giúp tăng cường sức khỏe cho vùng kín.
Thức ăn nhanh có hại có sức khỏe phụ nữ
3. Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh có lợi cho sức khỏe âm đạo
Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bạn đặc biệt là vùng âm đạo. Nên bổ sung đủ nước qua đường ăn uống để duy trì độ ẩm cho vùng kín. Nước ép nam việt quất và sữa chua giúp tăng vi khuẩn có lợi cho cơ thể, có thể làm âm đạo tránh bị nhiễm nấm men đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bệnh phụ khoa.
Nếu gặp vấn đề khô âm đạo, các chuyên gia sản phụ khoa khuyên phụ nữ nên ăn nhiều các sản phẩm từ đậu nành để bổ sung estrogen sẽ cải thiện tình trạng này.
4. Tình dục an toàn
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là cách tốt nhất phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, herpes sinh dục, giang mai, lậu, mụn cóc sinh dục, và chlamydia. Có một số bệnh như HIV hiện chưa có thuốc chữa.
Bao cao su còn có tác dụng ngăn lây nhiễm các loại mụn cóc sinh dục, gây viêm âm đạo ở phụ nữ.
5. Dừng hút thuốc
Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới phổi mà các hóa chất trong thuốc lá như nicotine còn tác động lên hệ vi khuẩn trong cơ thể. Điều này sẽ hủy hoại phổi và cả khu vực âm đạo của phụ nữ, nơi chứa nhiều vi khuẩn có lợi.
Hút thuốc có hại cho bản thân và những người xung quanh
6. Hạn chế dùng thuốc kháng sinh
Cũng như khói thuốc lá, kháng sinh thường diệt các vi khuẩn có lợi của cơ thể, đồng thời cũng diệt luôn cả vi khuẩn ở đường âm đạo. Từ đó người phụ nữ mất hàng rào tự nhiên bảo vệ ‘cô bé’ khỏi bị nhiễm bệnh như nhiễm nấm.
Trong trường hợp bạn phải sử dụng kháng sinh, cần bổ sung cho cơ thể sữa chua hay các loại thực phẩm lên men để duy trì khả năng kiểm soát của âm đạo.
7. Điều trị ngay nếu phát hiện vùng kín nhiễm bệnh
Ba loại bệnh phổ biến nhất ở vùng kín là: nhiễm nấm, nhiễm khuẩn âm đạo, và nhiễm Trichomonas.
Khi phát hiện mắc bệnh ở vùng kín, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị đúng mới khỏi bệnh, tránh để bệnh kéo dài. Các bệnh phụ khoa hiện đều có thuốc điều trị.
8. Chọn quần áo khô
Khu vực âm đạo cực kỳ nhạy cảm. TS Rebecca Booth cho rằng, phụ nữ nên mặc quần vải mềm, hút ẩm như vải 100% cotton, các loại vải tổng hợp thường chứa chất gây dị ứng, thậm chí nhiều hóa chất, gây phản ứng cho vùng da nhạy cảm này.
9. Khám phụ khoa định kỳ
Nên duy trì lịch khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các vấn đề ở âm đạo. Theo các chuyên gia sản phụ khoa, người phụ nữ nên bắt đầu đi khám phụ khoa từ 21 tuổi, nếu có sinh hoạt tình dục nên đi khám sớm hơn.
Xét nghiệm Pap được khuyến cáo nên thực hiện trong mỗi lần phụ nữ khám phụ khoa định kỳ bởi đây là một xét nghiệm tế bào đơn giản, dễ thực hiện và có khả năng phát hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm ở phần phụ của phụ nữ.
Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh vùng kín
10. Vệ sinh vùng kín bằng nước
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều nước vệ sinh phụ nữ, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng rửa thường xuyên, liên tục và kéo dài. Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, nên sử dụng nước sạch để vệ sinh vùng kín là đủ.
11. Cẩn thận với xà phòng
Không sử dụng xà phòng để vệ sinh vùng kín bởi nó sẽ làm thay đổi độ pH ở khu vực này. Ngoài ra xà phòng còn làm khô da. Việc sử dụng xà phòng vệ sinh vùng kín dễ làm âm đạo mắc bệnh.
Theo SKĐS
Những hành động 'cấm' tuyệt đối ở vùng kín
Vùng kín khỏe mạnh là điều mà mọi người phụ nữ đều mong muốn nhưng không phải lúc nào 'cô bé' cũng được như mong muốn của bạn.
Nếu gặp các vấn đề với các bệnh phụ khoa, chị em cần tìm đến bác sĩ ngay. Tuyệt đối không được làm 4 điều sau để tránh cho 'cô bé' đã ốm lại gặp thêm bệnh.
Xông hơi vùng kín
Nếu 'cô bé' đổ bệnh, chị em cần tránh việc đi xông hơi, mặc dù đây là việc có lợi cho sức khỏe. Vì trong quá trình xông hơi, vùng kín sẽ bị tăng nhiệt, mặt khác hơi nước quá nóng cũng dễ làm cho 'cô bé' bị bỏng.
Nguy hiểm hơn nữa, nếu các chủng nấm, vi khuẩn gây bệnh phụ khoa gặp hơi nước sẽ làm chúng nhanh chóng sinh trưởng khiến cho viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Cách tốt nhất là chị em nên làm theo lời khuyên của bác sĩ để nhanh chóng khỏi bệnh.
Tắm nắng
Ánh nắng là nhân tố quan trọng giúp tổng hợp vitamin D cho cơ thể nhưng không phải tắm nắng luôn tốt cho sức khỏe. Vùng kín cũng cần Vitamin D để khỏe mạnh nhưng chị em cũng cần biết rằng vi chất này không chỉ có từ 'ông mặt trời'.
Các nguồn thực phẩm bổ sung hoặc các loại thức uống vitamin cũng có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể. Tắm nắng quá nhiều có thể gây ra một số tác hại cho vùng kín. Thêm vào đó, ánh nắng gay gắt cũng chính là nhân tố gây ung thư da và các khối u ác tính.
Thụt rửa
Nhiều bạn gái nghĩ rằng, cứ thụt rửa hàng ngày sẽ giúp cho 'cô bé' luôn sạch và phòng chống được các bệnh viêm nhiễm. Thực tế thì các bác sĩ luôn khuyên phụ nữ không nên thụt rửa âm đạo quá nhiều.
Vì sao lại như vậy? Đơn giản là âm đạo của phụ nữ được thiết kế để tự có cơ chế làm sạch. Vùng kín có cơ chế cần bằng độ pH để cho các vi khuẩn không thể sinh sôi được. Thụt rửa quá nhiều, vô tình đã làm cơ chế tự làm sạch bị ảnh hưởng, cân bằng pH mất đi.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra cùng một quan điểm. Việc thụt rửa thường xuyên là một trong những nguyên nhân làm cho vi khuẩn và nấm dễ dàng xâm nhập vào vùng kín hơn. Nhẹ thì chỉ viêm nhiễm, ở thể nặng, có thể dẫn đến vô sinh do vùng chậu bị vi khuẩn tấn công.
Đeo khuyên cho 'cô bé'
Nhiều chị em đeo khuyên cho vùng kín để chứng minh sự cá tính hoặc nghĩ nó giúp làm tăng sự hưng phấn trong 'chuyện ấy'. Nhưng thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được điều này. Thậm chí, đeo khuyên cho 'cô bé' còn gây khó cho việc quan hệ tình dục. Những chiếc khuyên có thể gây ra đau đớn hoặc chảy máu vùng kín khi chúng bị một lực mạnh từ bên ngoài tác động. Đó chính là rào cản trong mối quan hệ gần gũi của phụ nữ.
Mặt khác, đeo khuyên còn làm tăng khả năng gây ra các bệnh nguy hiểm cho phụ nữ lẫn đối tác như: Uốn ván, HIV, giang mai, lậu... Nguyên nhân là do những chiếc khuyên không đảm bảo sạch sẽ, làm rách 'áo mưa' trong quá trình quan hệ hoặc làm trầy xước gây chảy máu. Do vậy, chị em nên cân nhắc kỹ càng trước khi sắm cho 'cô bé' một chiếc khuyên nhìn có vẻ cá tính.
Theo Tinngan
Hậu quả đáng sợ khi các cặp đôi quan hệ bằng miệng Khi 'yêu' bằng miệng, những vết lở loét ở miệng, nướu... sẽ tạo điều kiện để các loại bệnh như giang mai, lậu, HIV xâm nhập vào cơ thể. Hơn thế, khi quan hệ bằng miệng, nguy cơ cao mắc các bệnh tình dục ở miệng họng như nấm vòm họng nấm miệng, sùi mào gà, lậu... Để tránh được các bệnh lây...