11 món ăn, đặc sản Việt Nam xác lập Kỷ lục châu Á
Mới đây, 11 đặc sản Việt Nam đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á chính thức công bố xác lập lần III – năm 2022, dựa trên đề cử của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings).
Căn cứ theo các Top Ẩm thực Đặc sản 63 tỉnh, thành phố Việt Nam đã công bố năm 2021 – 2022, cùng với sự đề cử của các địa phương, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã tiếp tục thực hiện các bộ hồ sơ đề cử đến Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận. Sau quá trình chọn lọc, 15 đề cử Kỷ lục Châu Á mới đã được VietKings thiết lập gửi đến Tổ chức Kỷ lục Châu Á.
Ngày 15/8/2022 vừa qua, 11 Kỷ lục Châu Á về ẩm thực, đặc sản Việt Nam đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á chính thức công bố xác lập Lần III – năm 2022, dựa theo bộ tiêu chí kỷ lục ẩm thực và đặc sản Châu Á.
Nhóm món ăn đặc sản:
1. Gỏi sầu đâu (An Giang)
Gỏi sầu đâu.
Gỏi sầu đâu là một đặc sản nức tiếng của vùng đất An Giang. Món ăn dân giã và là bài thuốc cho sức khỏe, là sự kết hợp tinh tế giữa vị đắng của lá sầu đâu, vị béo của thịt, vị ngọt của tôm, vị mặn của khô cá, vị chua của xoài, hương thơm nồng các loại rau thơm, ngò rí, đậu phộng, nước mắm tỏi ớt… tạo nên hương vị đặc trưng, lạ miệng và thơm ngon khó tả.
Người sành ăn món này cho rằng, khi mới ăn sẽ có cảm giác đăng đắng ở lưỡi, nhưng khi nhai thật kỹ nuốt vào thì lại cảm nhận được vị ngọt thanh trong cuống họng. Món ăn dân dã này mang đến cho người thưởng thức nhiều trải nghiệm thú vị. Đặc biệt là hương vị không giống với bất cứ loại gỏi nào.
2. Gỏi cá trích Phú Quốc (Kiên Giang)
Gỏi cá trích Phú Quốc
Gỏi cá trích được xem là món ngon đã định vị văn hóa ẩm thực cho vùng đảo Phú Quốc. Cái ngon và độc đáo được kết hợp với nhiều hương vị đặc biệt trong cùng một món ăn. Người Phú Quốc chế biến món này rất sành điệu, cầu kỳ và dĩ nhiên mang đến hương vị rất riêng.
Cá trích tươi được làm sạch, phi lê, cho vào nước chanh để khử mùi tanh và làm tái cá, sau đó để ráo rồi trộn với củ hành tây xắt lát mỏng, rau mùi, hành phi, dừa nạo băm nhuyễn… Gỏi cá trích được cuốn với bánh tráng, rau sống, dưa leo. Điều làm nên vị đặc biệt của món ăn này là nước mắm chua ngọt đậm đà, sóng sánh được pha theo cách riêng của người địa phương với thật nhiều đậu phộng rang giã nhuyễn. Thịt cá trích ngọt, kèm theo vị nồng nàn của nước chấm, béo ngậy của đậu phộng, dừa… làm nên hỗn hợp mằn mặn, chua, ngọt và béo ngậy rất độc đáo, khiến thực khách “quên lối về”.
3. Lẩu mắm U Minh (Cà Mau)
Lẩu mắm U Minh
Lẩu Mắm U Minh là món ăn “khai mở” toàn bộ giác quan của thực khách từ đến khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác. Món ăn này thể hiện rõ nét đặc trưng của ẩm thực Cà Mau và hội tụ nhiều đặc sản, sản vật của vùng đất mũi. Với mùi mắm cá sặc thơm nồng đặc trưng tưởng khó ăn nhưng một khi đã thử qua sẽ chinh phục mọi giác quan của người thưởng thức kết hợp cùng các loại hải sản đồng quê như lươn, cá lóc đồng, thịt cua, ốc lác cùng các loại rau ăn kèm, hội tụ đầy đủ các vị đồng quê đến hoang dã của U Minh trù phú như bông súng, cải xanh, rau đắng, càng cua hăng hăng, bắp chuối, đọt nhãn lồng, đậu bắp, đọt choai… Ngồi bên nồi nước dùng sôi sùng sục sóng sánh dưới ánh lửa thưởng thức và cảm nhận, vừa hít hà vừa nhai chậm rãi là một trải nghiệm khó mà quên được ở vùng đất này.
4. Các món ăn từ sen (Đồng Tháp)
Các món ăn từ sen
Tỉnh Đồng Tháp được mệnh danh là xứ sở Sen hồng với diện tích trồng sen lớn. Sen Đồng Tháp không chỉ dùng để trang trí mà còn được chế biến thành hàng trăm món ăn hấp dẫn, từ món nước đến món khô, từ món chay đến món mặn, từ món ăn liền đến những món được đóng gói mang làm quà cho du khách gần xa…
Gần như tất cả các bộ phận của cây Sen đều có thể chế biến thành món ăn hấp dẫn như củ sen, thân sen, hoa sen, hạt sen, lá sen… để tạo thành các món cơm, cháo, súp, canh; Món gỏi, trộn; Món nấu, hầm, tiềm; Món hấp; Món xào; Nhóm bánh – xôi, chè, mứt, kẹo cùng các loại thức uống khác nhau.
Đồng Tháp từng lập Kỷ lục với Sự kiện chế biến và công diễn nhiều món ăn về Sen nhiều nhất Việt Nam và Thế giới với 200 món ăn khác nhau năm 2022.
Video đang HOT
5. Các món ăn từ cá thát lát (Hậu Giang)
Các món ăn từ cá thát lát
Cá thát lát tại tỉnh Hậu Giang là loại cá có giá trị kinh tế cao, thịt ngọt, thơm ngon và đặc biệt thịt cá có độ dai dẻo. Cá thát lát được chế biến thành hàng trăm món ăn đa dạng với nhiều cách chế biến độc đáo như chiên, hấp, nấu lẩu, làm gỏi, cuốn chả giò, nấu canh…
Hê thống món ăn từ cá thát lát thơm ngon như: Chả cá thát lát, Lẩu cá thát lá khổ qua, gỏi cá thát lát, cá thát lát đút lò sốt phô mai, cá thát lát sốt kiểu Singapore… từng được ghi nhận Kỷ lục Việt Nam tại Sự kiện Chế biến và Công diễn các món ăn từ cá Thát lát nhiều nhất diễn ra vào tháng 7/2022.
6. Các món ăn từ cá ngừ đại dương (Phú Yên)
Các món ăn từ cá ngừ đại dương
Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được xem là cái nôi của nghề câu cá ngừ đại dương ở Việt Nam. Cá Ngừ đại dương của tỉnh Phú Yên nổi tiếng với các thành phần như phi lê, lườn, thăn, mắt cá… được chế biến thành hàng trăm các món ăn đa dạng.
Cá ngừ khi kết hợp các nguyên liệu khác của địa phương như lá é, sâm Phú Yên, chuối chát, lá é, lá sam bay có thể tạo thành các món kiểu Âu, kiểu Á và các món ăn đặc thù chỉ có ở vùng đất này như Súp cá ngừ nấu sâm Phú Yên, Thăn cá ngừ hấp lá é, Mắt cá ngừ tiềm thuốc Bắc…
Phú Yên từng xác lập Kỷ lục Việt Nam với Sự kiện Chế biến và Công diễn các món ăn từ Cá ngừ Đại dương nhiều nhất diễn ra vào tháng 7/2022 với 101 món ăn khác nhau.
7. Các món ăn từ dừa (Bến Tre)
Các món ăn từ dừa
Tỉnh Bến Tre hiện là địa phương dẫn đầu về diện tích trồng dừa tại Việt Nam. Cây Dừa nơi đây từ lâu đã đi sâu vào đời sống con người, đặc biệt là trong ẩm thực. Gần như các bộ phận của cây Dừa đều có thể chế biến thành món ăn ngon, từ trái dừa, cơm dừa, nước dừa, mộng dừa, củ hủ dừa… Dừa được sử dụng để thành các nhóm thức ăn như: gỏi, cuốn, chả giò, xào, nấu canh, kho, rang, rim, um, chiên, quay, hấp, nướng, nấu chè, làm bánh, làm kẹo,… Bến Tre từng lập Kỷ lục với Sự kiện chế biến và công diễn nhiều món ăn về Dừa nhất Việt Nam và Thế giới với 222 món ăn khác nhau năm 2022.
Nhóm đặc sản thiên nhiên:
8. Tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Tỏi Lý Sơn
Tỏi là đặc sản nổi tiếng của vùng đảo Lý Sơn, được người dân Lý Sơn trồng trên nền thổ nhưỡng đặt biệt cùng kinh nghiệm lâu đời của bà con nên mang lại hương vị rất riêng khác hẳn với tỏi được trồng ở nơi khác.
Tỏi vùng này được trồng trên đất đỏ của núi lửa pha trộn với cát mịn ven biển. Loại tỏi này được ví von như “vàng trắng” vì giá trị kinh tế cao và là vua của các loại tỏi.
Tỏi Lý Sơn có mùi thơm dễ chịu, vị dịu ngọt, ít cay và nồng như các loại tỏi thông thường, dùng để làm gia vị cho món ăn hoặc có thể ăn sống, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như ngâm với giấm, với đường… và được sử dụng hỗ trợ trong các trường hợp đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu…
8. Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang)
Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim
Vú sữa Lò Rèn được mệnh danh là “nữ hoàng” của xứ sở trái cây Vĩnh Kim, Tiền Giang, tạo nên thương hiệu riêng gắn liền với vùng đất này. Đặc điểm vú sữa Lò Rèn của Tiền Giang là kích thước to, tròn như chén ăn cơm. Khi bổ quả thường chảy ra ít nước màu trắng đục như sữa. Vú sữa Lò Rèn có mùi hương nhẹ, ăn vào “ngọt tận tâm can” nhưng cái ngọt thanh mát, không gắt. Quả vú sữa ngoài việc có thể ăn trực tiếp còn được chế biến thành nhiều món ngon như: sinh tố, kem, hoa quả dầm, chè… Theo Đông y, các thành phần trong quả vú sữa còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người.
Không chỉ vang danh trong nước, vú sữa Lò Rèn còn được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Hiện nay vú sữa Lò Rèn đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Nhóm đặc sản quà tặng:
10. Yến sào (tỉnh Khánh Hòa)
Yến sào
Tổ yến là loại sản phẩm dinh dưỡng giá trị cao được xếp vào hàng “bát trân” trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Yến sào Khánh Hòa nổi tiếng với nguồn tổ yến thiên nhiên lớn nhất cả nước. Nhờ vào yếu tố địa chất, khoáng chất của các hang động mà tổ yến Khánh Hòa có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị đặc trưng của tổ yến thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người.
Yến sào Khánh Hòa được khai thác từ yến tự nhiên hoặc yến nuôi với các loại như Huyết yến, Hồng Yến, Bạch yến… Yến sào được chế biến thành nhiều món ăn ngon dinh dưỡng như cháo yến, chè yến, súp yến…
11. Rượu sim Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)
Rượu sim Phú Quốc
Rượu sim Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang) được chế biến từ quả cây sim mọc ngay trên thành phố đảo. Rượu sim nơi đây nổi tiếng nhờ vào mùi thơm dịu, vị ngọt chát độc đáo, màu sắc bắt mắt vô cùng quyến rũ làm say lòng du khách.
Sim Phú Quốc có mùi thơm, ngọt thanh pha lẫn với vị chát, màu tím đậm đà. Rượu sim Phú Quốc được thực hiện với quá trình sản xuất khắt khe để có được nồng độ, hương vị thơm ngon, trở thành một đặc sản nổi tiếng của đảo ngọc, phù hợp làm quà sau mỗi chuyến đi. Không chỉ là một thức quà nổi tiếng, loại rượu này còn mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Người dân Phú Quốc có những công thức rất độc đáo để làm nên dư vị thơm ngon của đặc sản này với thành phần chính là trái sim rừng. Một sản phẩm rượu sim thơm ngon đến giọt cuối cùng cần trải qua nhiều công đoạn chuẩn xác, kỹ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu, thành phần liều lượng cho đến thời gian ngâm ủ.
Hành trình tìm kiếm và quảng bá các giá trị đặc biệt của Việt Nam, nhất là các giá trị về ẩm thực, đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) thực hiện trên chặng đường dài 12 năm kể từ năm 2010 cho đến nay, với sứ mệnh Mang tinh hoa Việt Nam nói chung và tinh hoa ẩm thực đặc sản Việt Nam nói riêng ra thế giới.
Trước đó, với sự đề cử của VietKings, năm 2012, 12 món ăn Việt Nam đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập theo Bộ tiêu chí Ẩm thực và Đặc sản Châu Á; tiếp đến trong năm 2013 là 10 món ăn được xác lập.
Các Kỷ lục Châu Á được công bố đã góp phần quảng bá hình ảnh “bản đồ ẩm thực” Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Trong khả năng của mình, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings mong muốn có thể quảng bá mạnh mẽ hơn nữa cho nền ẩm thực, đặc sản nước nhà. Bởi đó là một thế mạnh rất lớn của du lịch Việt Nam, ẩm thực hoàn toàn có thể trở thành cầu nối để quảng bá hình ảnh, vị thế của Việt Nam đến du khách trong và ngoài nước.
Dự kiến, bằng Kỷ lục Châu Á sẽ được Tổ chức Kỷ lục Châu Á ủy quyền cho VietKings trao tặng đến các địa phương vào dịp Hội ngộ Top diễn ra vào cuối năm 2022 tại TP Hồ Chí Minh.
Top 5 món ăn Việt trứ danh xác lập Kỷ lục châu Á
Năm 2022 được xem năm kết nối hành trình quảng bá giá trị ẩm thực và đặc sản Việt Nam ra thế giới. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam gọi tên các món ăn đặc sản nổi tiếng để xác lập kỷ lục châu Á.
Danh sách đề cử Kỷ lục châu Á món ăn đặc sản Việt Nam (2021 - 2022) gồm 5 món ăn đặc sản: Bánh mì Hội An (Quảng Nam); Bánh canh Nam Phổ (Thừa Thiên - Huế); Gỏi cá trích Phú Quốc (Kiên Giang); Lẩu mắm U Minh (Cà Mau); Gỏi sầu đâu (An Giang).
1. Bánh mì Hội An
Bánh mì Hội An được ví như là "bánh mì ngon nhất thế giới", nó là món ăn nhẹ hấp dẫn mà hầu hết khách du lịch đều muốn thưởng thức khi đến Việt Nam. Ổ bánh mì với nét đặt trưng truyền thống giản dị, làm tôn lên sự đậm đà của ẩm thực Việt Nam.
Bánh mì Hội An
Đến với Hội An, bạn không thể bỏ qua những quán bánh mì trứ danh như: Bánh mì Phượng ở 2B Phan Châu Trinh, TP. Hội An; Sum - Lò Bánh Mì Điện ở 149 Trần Hưng Đạo, TP. Hội An; Bánh mì Madam Khánh ở 115 Trần Cao Vân, TP. Hội An; Bánh mì Bích ở 51 Phan Châu Trinh, TP. Hội An; Bánh mì Phố cổ ở Vỉa hè 2 Lê Lợi (Gần Cafe Tình Thương), TP. Hội An; Bánh mì Lành ở 430 Cửa Đại, TP. Hội An.
2. Bánh canh Nam Phổ (Thừa Thiên - Huế)
Bánh canh Nam Phổ được đặt theo cái tên của làng Nam Phổ, Phú Vang (Thừa Thiên Huế). Không giống với những loại bánh canh khác, bánh canh Nam Phổ Huế có hương vị đậm đà, độc đáo, khiến bao nhiêu thực khách thưởng thức một lần là nhớ mãi.
Tô bánh canh hấp hẫn với màu trắng của bánh canh, màu đỏ của nhân tôm thịt, xen lẫn màu xanh mướt của hành lá. Khi dùng trộn thêm chút nước mắm ớt xanh cay cay ngon đúng điệu.
Bánh canh Nam Phổ
Bánh canh Nam Phổ Huế mang nét đơn giản, mộc mạc nhưng lại có sức hấp dẫn, lưu luyến bao nhiêu thực khách khi đến nơi đây. Nếu có dịp tới Huế, du khách có thể ghé qua các địa chỉ sau 16 Phạm Hồng Thái, 374 Chi Lăng, 54 Nguyễn Công Trứ... để thưởng thức món banh canh đầy hấp dẫn này.
3. Gỏi cá trích Phú Quốc (Kiên Giang)
Gỏi cá trích tuy là món ăn dân dân dã nhưng lại được chế biên rất kỳ công. Người nấu phải lựa cá còn tươi, để phần thịt thơm, béo ngọt, ít tanh. Sau đó, cá được đánh sạch vảy, bỏruột, đầu, vây, đuôi. Người nấu dùng dao mỏng lóc bỏ xương, lấy phần thịt hai bên.
Món gỏi cá trích ngon không thể thiếu chén nước chấm pha từ ớt tỏi băm, đậu phộng rang vàng bóc vỏ tán nhuyễn, pha với nước mắm Phú Quốc ngon, thêm ít đường, chanh...
Gỏi cá trích Phú Quốc
Khi thưởng thức, thực khách lấy miếng bánh tráng mỏng cho rau sống, dưa leo, gỏi cá, rồi cuộn tròn chắc tay, chấm cùng nước chấm chua ngọt. Vị tươi ngon của thịt cá trích ngậy béo với phần dừa nạo, mùi rau thơm hòa quyện cùng nước chấm cay nồng đậm đà sẽ làm thực khách nhớ mãi khi trải nghiệm.
4. Lẩu mắm U Minh (Cà Mau)
Nhắc đến Cà Mau, bên cạnh món cua Cà Mau nổi tiếng trứ danh thì Lẩu mắm chính làm món thực khách hay ví von một lần ăn là một lần nhớ mãi, sâu đậm không khác gì mối tình đầu. Nói vậy là biết lẩu mắm ngon và đặc biệt đến cỡ nào.
Cũng đúng thôi vì người ta cẩn thận trong mọi quy trình từ việc chọn loại mắm để cho nước dùng thật thơm đến việc chọn lựa các loại hải sản nhúng lẩu như lươn đồng, cá lóc đồng, cá rô mề, thịt cua, ốc lác để gia tăng thêm hương vị cho người dùng lựa chọn.
Lẩu mắm miền Tây
Ngoài ra, rau ăn kèm được xem như là "linh hồn thứ 2" của món lẩu. Dĩa rau hoành tráng có đắng, có chát, có bùi, có chua như biểu tượng cho sự trù phú của thổ nhưỡng. Sẽ có rau muống giòn rụm, có cải xanh rau đắng đồng đắng thanh, có càng cua hăng hăng, có rau ngổ ngò gai ngò ôm thơm thoảng thoảng, có bắp chuối sần sật hay đọt nhãn lồng xanh non... Bổ sung củ quả đậm đà như nấm rơm, đậu bắp, cà phổi...Tất cả cũng sẽ được trang trí gọn gàng đẹp mắt khơi gợi kích thích, tò mò nơi thực khách.
Lẩu mắm U Minh là món ăn thể hiện rõ nhất nét đặc trưng của ẩm thực Cà Mau và hội tụ nhiều đặc sản, sản vật của vùng đất mũi. Bởi nó không chỉ chinh phục mọi giác quan của thực khách mà còn toát lên vẻ bình dị thanh cao trong cách thưởng thức.
5. Gỏi sầu đâu (An Giang)
Gỏi sầu đâu là món ăn quen thuộc trong bữa cơm thường ngày của người Campuchia. Món gỏi này được du nhập vào Việt Nam thông qua các gia đình người Khmer sinh sống ven vùng biên giới ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu... Tuy nhiên, món gỏi sầu đâu được nhiều du khách biết đến là tỉnh An Giang. Món gỏi sầu đâu được chế biến khá nhanh và đơn giản nhưng cũng không kém phần hấp dẫn.
Gỏi sầu đâu
Nguyên liệu để làm món gỏi này gồm lá và hoa của cây sầu đâu cùng với thịt ba rọi, khô cá sặc hoặc khô cá lóc, dưa leo, xoài sống, thơm (dứa) pha loãng với nước mắm, me vắt, tỏi, ớt, thêm một ít rau thơm, ngò rí, đậu phộng giã giập, thêm vài lát ớt vào đĩa gỏi cho có màu sắc hấp dẫn.
Gỏi sầu đâu không chỉ là đặc sản An Giang nổi tiếng mà còn là một món ăn vị thuốc bổ ích. Được biết, các bộ phận trên cây sầu đâu từ vỏ, lá, quả và gỗ đều có chất đắng giúp chữa giun rất tốt. Ngoài ra, từ lâu cây sầu đâu đã được người Ấn Độ sử dụng làm thuốc chống viêm, kháng khuẩn, chữa sốt rét và nhiều bệnh khác. Riêng nước sầu đâu dùng uống có thể chữa các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, viêm khớp.
Tôn vinh ẩm thực và đặc sản miền Tây Tiếp tục hành trình quảng bá giá trị ẩm thực và đặc sản Việt Nam vươn ra thế giới, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) vừa đề cử đợt mới các đặc sản và quà tặng để xác lập Kỷ lục châu Á. iều thú vị là trong danh sách này, nhiều món ăn, đặc sản của người miền Tây đã được...