11 mẹo bạn nên nhớ để giày dép lúc nào cũng như mới
Thành phần kali có nhiều trong vỏ chuối có thể tận dụng như một loại xi đánh giày chuyên nghiệp, giúp da giày sáng, bóng.
Thoa sáp parafin hoặc nến lên bề mặt giày vải có tác dụng hạn chế thấm hút nước.
Nếu bạn trót mua một đôi giày hơi nhỏ so với chân, hãy thử cho túi nước vào giày và đặt chúng trong ngăn đá qua đêm. Khi nước đông thành đá chúng sẽ phần nào nới rộng đôi giày của bạn.
Hỗn hợp nước, oxy già cùng bột baking soda có khả năng làm sạch giày dép nhanh chóng.
Đối với phần đế cao su của giày thể thao bạn có thể dùng tẩy gôm để làm sạch.
Pha loãng giấm gạo với nước sau đó xịt hỗn hợp lên giày da và dùng bàn chải cọ nhẹ. Cách này giúp da giày sáng bóng trông chốc lát.
Các loại dầu tự nhiên và chất kali trong chuối có khả năng làm sáng, bóng da giày. Hãy thử dùng mặt trong vỏ chuối chà xát nhẹ lên bề mặt giày sau đó dùng vải mềm lau sạch để có đôi giày sạch đẹp như mới.
Đối với kiểu boots cao cổ, khi không sử dụng bạn nên lấy giấy báo cứng cuộn lại và đặt vào trong để không làm mất dáng.
Nếu trót để những đôi giày cao ngang mắt cá chân bị dính nước, hãy dựng ngược chúng lên miệng lọ thủy tinh có kích cỡ phù hợp để làm khô ráo và giữ dáng.
Video đang HOT
Trà túi lọc hoặc hạt cà phê là “bảo bối” giúp giày dép của bạn được thơm tho suốt cả ngày.
Chân ra nhiều mồ hôi có thể khiến bạn gặp nhiều rắc rối. Hãy khắc phục nhược điểm này bằng cách lót một miếng băng vệ sinh phụ nữ vào trong giày.
Nếu dính phải bã kẹo cao su bạn đừng vội cậy chúng ra vì có thể làm trầy xước đôi giày yêu thích. Hãy bình tĩnh lấy đá lạnh chà xát xung quanh, vết bẩn này sẽ dần cứng lại và dễ dàng loại bỏ hơn.
Theo Brightside
Bất ngờ với công dụng làm vườn cực đỉnh của gạch vụn, xơ mướp, sữa chua hết hạn,...
Việc làm vườn sẽ trở nên đơn giản rất nhiều lần nếu bạn biết tận dụng gạch vụn, xơ mướp, vỏ chuối, sữa chua hết hạn, trứng cút... giúp cây phát triển nhanh hơn.
1. Chống thối đất
Gạch vụn
Khi trồng cây trong chậu, cây không chỉ dễ bị thiếu chất dinh dưỡng mà đất còn cục, cứng, khó thoát nước. Điều này sẽ gây ngập úng, thối đất, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
Đặt gạch vụn dưới đáy chậu để giúp cây thoát nước tốt hơn.
Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, người trồng cây có thể lấy vài mảnh gạch cũ, đập nát rồi đặt vào đáy chậu. Cách này không chỉ giúp đất tơi xốp, thoát nước nhanh mà còn có thể giúp các tán lá xanh tươi hơn.
Xơ mướp
Khi mướp bị già, nhiều người thường thẳng tay ném chúng vào sọt rác. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dùng xơ mướp này để trồng cây.
Xơ mướp còn có thể dùng để trồng cây.
Để trồng cây bằng xơ mướp, bạn hãy cắt chúng ra thành từng đoạn nhỏ rồi đặt dưới đáy chậu. Xơ mướp có tính thấm hút rất tốt, giúp giữ độ ẩm cho cây, tránh tình trạng thối đất. Bên cạnh đó, khi xơ mướp bị hoai mục sẽ trở thành một loại phân bón, giúp cây phát triển tốt.
Trứng cút
Bạn có thể dùng vài quả trứng cút đặt dưới đáy chậu cây để thay cho phân bón. Bởi bón phân trong tiết trời nắng nóng của mùa hè rất dễ khiến đất bị thối, làm ảnh hưởng tới cây trồng.
Đặt trứng cút đã khoét vỏ dưới đáy chậu sẽ giúp cây phát triển tốt.
Để thực hiện phương pháp này, bạn hãy lấy đất đổ vào trong chậu sao cho lớp đất dày khoảng 2-3cm. Sau đó, lấy vài quả trứng cút, khoét một lỗ rồi đặt vào chậu. Tiếp đó phủ đất lên rồi trồng cây như bình thường.
Lưu ý, tùy theo kích thước chậu mà số lượng trứng cút đặt vào cũng khác nhau. Cách này sẽ khiến trứng lên men tự nhiên và lâu dần trở thành phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây.
2. Phòng trừ sâu bệnh
Dầu mè
Dầu mè giúp cây phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
Vào mùa hè, cây trồng rất dễ bị kiến, rệp và các loài sâu bệnh khác tấn công. Nhỏ vài giọt dầu mè xung quanh gốc cây sẽ khiến các loài côn trùng này không dám bén mảng tới gần.
Tỏi
Tỏi giúp cây đuổi kiến và ốc sên.
Tỏi không chỉ nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn có tác dụng phòng trừ sâu bệnh cho cây. Lấy vài tép tỏi, bóc vỏ, nghiền nát rồi đem chôn dưới gốc cây sẽ giúp đuổi kiến và ốc sên hiệu quả.
Nước hoa hồng
Phun nước hoa hồng pha loãng với nước lên cây sẽ khiến sâu rệp không dám tới gần.
Nước hoa hồng có thể đuổi muỗi, ngăn ngừa rệp tấn công cây trồng và giúp lá cây xanh tươi hơn. Pha nước hoa hồng với nước theo tỷ lệ 1:50 rồi dùng dung dịch này phun trực tiếp lên tán lá 4-5 lần mỗi ngày sẽ giúp cây không bị sâu bệnh tàn phá.
3. Chống vàng lá
Sữa chua hết hạn
Đừng vội vứt sữa chua hết hạn đi mà hãy dùng chúng để bón cây.
Khi cây bị thiếu chất dinh dưỡng, lá sẽ chuyển dần sang màu vàng. Tuy nhiên, bạn chớ lo lắng vì chỉ cần một hộp sữa chua hết hạn cũng có thể khắc phục được vấn đề này.
Lấy sữa chua hết hạn cho vào chai nhựa rồi đặt ở nơi có ánh sáng trong vòng một tuần. Sau đó dùng sữa chua này pha loãng với nước rồi dùng để tưới cây. Việc này sẽ giúp cây "uống" đủ chất dinh dưỡng, lá xanh tươi trở lại, kích thích hoa nở.
Giấm gạo
Cây lấy lại màu áo xanh nếu được tưới nước giấm pha loãng.
Khi lá cây bị vàng, bạn có thể lấy giấm gạo pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1000 để tưới cây. Giấm gạo rất giàu axit amin và vitamin sẽ giúp cây hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng, từ đó giúp lá cây lấy lại màu xanh vốn có và sáng bóng hơn.
Vỏ chuối
Vỏ chuối cũng giúp lá cây xanh tươi hơn.
Lấy vỏ chuối chà xát lên các tán lá không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn trên lá mà còn giúp lá cây xanh bóng hơn. Tuy nhiên, do vỏ chuối có chất nhầy nên dễ gây bít tắc các lỗ khí trên bề mặt lá. Vì vậy, bạn nên tưới nước sau khi dùng vỏ chuối chà xát lá cây.
Ngoài ra, vỏ chuối cũng có thể trở thành "thức ăn", cung cấp kali cho cây khi chôn chúng ở gốc.
Bia
Pha loãng bia với nước để tưới cây hoặc phun trực tiếp lên lá không chỉ giúp lá xanh tươi mà còn giúp cải thiện kích thước, năng suất và sức khỏe tổng thể của cây trồng.
Theo Khám Phá
5 phút tự làm nước lau kính tại nhà cực sạch lại an toàn Việc tự làm dung dịch tẩy rửa tại gia bằng những chất lành tính, dễ kiếm sẽ khiến bạn yêu thích công việc lau chùi dọn dẹp hơn hẳn! Dù bạn có yêu thích công việc cọ rửa vệ sinh nhà cửa hay không, thì đây vẫn là việc cần thiết hàng ngày để giữ tổ ấm của bạn luôn thơm tho và...