11 loại ung thư đầu mặt cổ: Căn bệnh nào nguy hiểm nhất?
Vùng đầu mặt cổ có nhiều loại mô khác nhau và tế bào ung thư có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào.
Ung thư đầu mặt cổ là loại ung thư bắt đầu trong tế bào lót miệng, cổ họng ( hầu họng) và thanh quản.
Ngoài ra, ung thư đầu mặt cổ có thể hình thành trong xoang hoặc tuyến nước bọt nhưng ít phổ biến hơn. Ung thư đầu mặt cổ đôi khi lan đến hạch bạch huyết ở phần trên cổ và di căn ra bộ phận khác của cơ thể.
Ảnh minh họa.
Nam giới thường mắc ung thư đầu mặt cổ cao gấp 3 lần nữ giới. Tuổi tác cũng đóng vai trò quan trọng trong yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư này, cụ thể người trên 50 tuổi.
Một số yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá; uống quá nhiều rượu, nhiễm khuẩn HPV, nhiễm khuẩn EBV, người có hệ thống miễn dịch suy yếu, người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất trong công việc, tiếp xúc nhiều với bức xạ, vệ sinh răng miệng kém, gen di truyền.
Một số loại ung thư đầu mặt cổ phổ biến hiện nay, bao gồm: Ung thư vòm mũi họng; tế bào ung thư được tìm thấy trong mô ở phần trên hoặc giữa của cổ họng và sau mũi.
Tế bào ung thư phát triển trong mô thanh quản. Hầu hết, tế bào ung thư này bắt đầu trên bề mặt niêm mạc gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy. Người bệnh ung thư thanh quản xuất hiện triệu chứng gồm thay đổi giọng nói như khàn giọng, nuốt khó hoặc cảm thấy đau, thở phát ra âm thanh lớn, hụt hơi, ho dai dẳng, nổi khối u dai dẳng ở cổ.
Ung thư hạ họng
Tế bào ung thư được tìm thấy trong mô ở phần dưới của cổ họng hoặc phía sau thanh quản. Người bệnh ung thư hạ họng sẽ cảm thấy như có khối u ở cổ, đau họng dai dẳng và khó nuốt.
Ung thư khoang miệng – Ung thư tuyến nước bọt
Tế bào ung thư được tìm thấy trong tuyến nước bọt gồm ngay dưới lưỡi, 2 bên má, trước tai, dưới xương hàm. Ngoài ra còn có tuyến nước bọt ở các phần khác nhau của đường tiêu hóa trên. Thông thường, tuyến nước bọt giúp giữ ẩm cho miệng, hỗ trợ việc nuốt và tiêu hóa thức ăn.
Video đang HOT
Có 3 cặp tuyến nước bọt chính, gồm tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm.
Ung thư tuyến nước bọt thường ảnh hưởng đến tuyến mang tai nhất. Người bệnh ung thư tuyến nước bọt xuất hiện khối u hoặc sưng tấy trên hoặc gần hàm, trong miệng hoặc cổ. Tuy nhiên, hầu hết khối u không phải ung thư. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy tê một phần khuôn mặt và xệ một bên mặt.
Ung thư xoang mặt: Ung thư hình thành ở vùng rỗng bên trong mũi (khoang mũi) hoặc khoảng trống trong xương xung quanh mũi (xoang cạnh mũi). Triệu chứng ung thư xoang mặt giống nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn gây ra như cảm lạnh, viêm xoang.
Nghẹt mũi dai dẳng, thường ảnh hưởng 1 bên, chảy máu cam, giảm khứu giác, chất nhầy chảy từ mũi xuống cổ họng, khối u ác tính vùng đầu cổ
Đây là loại ung thư phát sinh từ tế bào hắc tố, tế bào tạo ra sắc tố hoặc màu sắc cho da. Khối u ác tính vùng đầu cổ là loại ung thư phát sinh từ tế bào hắc tố, tế bào tạo ra sắc tố hoặc màu sắc cho da.
Người bệnh ung thư khoang miệng có dấu hiệu như loét miệng, xuất hiện khối u dai dẳng, không rõ nguyên nhân và đều gây đau đớn.
Ung thư da tế bào vảy đầu cổ: Đây là một loại bệnh ác tính không phải khối u ác tính. Ung thư tế bào vảy đầu cổ thuộc dạng ung thư da phổ biến thứ 2. Tế bào ung thư dữ hơn và có thể phải phẫu thuật với diện tích lớn tùy vào vị trí và sự liên quan đến dây thần kinh.
Ung thư da tế bào đáy đầu cổ: Ung thư da tế bào đáy đầu cổ cũng là loại ung thư ác tính không phải khối u ác tính phát sinh từ tế bào đáy bất thường ở da.
Sarcoma vùng đầu mặt cổ: Tế bào ung thư được tìm thấy trong bộ phận mô mềm của cơ thể gồm: cơ, mô liên kết (gân), mạch máu, hạch bạch huyết, khớp và mỡ.
Ung thư đầu và cổ không rõ vị trí nguyên phát. Loại ung thư này thường biểu hiện dưới dạng khối hạch ở cổ. Đây là dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở cổ.
Loại ung thư đầu mặt cổ nào nguy hiểm nhất?
Ung thư tế bào vảy đầu cổ là loại nguy hiểm nhất vì thuộc dạng bệnh ác tính, không phải khối u ác tính. Bệnh này thuộc dạng ung thư da phổ biến thứ 2. Ung thư dữ nên việc phẫu thuật cần loại bỏ lượng lớn diện tích vùng điều trị. Hơn nữa, bệnh ung thư vảy đầu cổ cũng gây ảnh hưởng đến cả dây thần kinh.
Ths.Đoàn Minh Trông, Đơn vị Đầu mặt cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, một số phương pháp giúp tầm soát sớm ung thư đầu mặt cổ, bao gồm khám sức khỏe.
Theo đó, bác sỹ sẽ kiểm tra khoang miệng và mũi, cổ, cổ họng và lưỡi của người bệnh. Đồng thời bác sỹ còn sờ cổ, môi, nướu và má để tìm kiếm khối u hoặc dấu hiệu bất thường nghi ung thư đầu mặt cổ.
Nội soi: Bác sỹ sử dụng ống nội soi – ống mỏng, có đèn và camera để nhìn thấy khoang mũi, cổ họng, thanh quản hoặc khu vực khác xuất hiện dấu hiệu nghi bệnh ung thư đầu mặt cổ.
Kiểm tra hình ảnh: Một số phương pháp tầm soát sớm ung thư đầu mặt cổ như chụp X- quang, chụp CT, chụp MRI và chụp PET. Các phương pháp này đều tạo ra hình ảnh khu vực bên trong đầu mặt cổ của người bệnh. Bác sỹ sẽ quyết định xét nghiệm hình ảnh nào sẽ phù hợp để chẩn đoán tình trạng người bệnh.
Xét nghiệm: Bác sỹ sẽ lấy mẫu máu đi xét nghiệm để kiểm tra các loại vi-rút như HPV hoặc EBV. Ngoài ra, bác sỹ có thể thực hiện xét nghiệm dấu ấn sinh học để kiểm tra các protein phổ biến ở bệnh ung thư đầu mặt cổ. Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Sinh thiết: Bác sỹ sẽ lấy mẫu mô ở vùng bất thường mang đi kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Sinh thiết là cách duy nhất để chẩn đoán ung thư. Các phương pháp sinh thiết phổ biến được sử dụng để chẩn đoán ung thư đầu mặt cổ gồm chọc hút bằng kim nhỏ và sinh thiết bằng kim lõi.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư đầu mặt cổ là chìa khóa để điều trị ung thư thành công. Việc tầm soát sẽ giúp bác sỹ phát hiện được hầu hết bệnh ung thư đầu mặt cổ. Các phương pháp chẩn đoán sẽ cho bác sỹ đề nghị dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Một số biện pháp phòng ngừa ung thư đầu mặt cổ, bao gồm bỏ thuốc lá: Người bệnh hãy bỏ sử dụng tất cả dạng thuốc lá (thuốc lá, xì gà, tẩu… Giảm uống rượu: người bệnh giảm hoặc ngừng uống rượu bia để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư này.
Tiêm vắc-xin ngừa HPV: Loại này chống lại một số chủng vi-rút HPV, bao gồm cả chủng gây ung thư vòm họng. Bệnh ung thư đầu mặt cổ đều có thể điều trị được thông qua phẫu thuật và xạ trị nếu người bệnh phát hiện và điều trị sớm.
Hút thuốc, uống rượu bia nguy cơ ung thư tuyến nước bọt
Theo chuyên gia, hiện chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến nước bọt. Tuy nhiên các yếu tố, nguy cơ gây ra bệnh sẽ bao gồm hút thuốc lá và uống nhiều rượu, bia.
5 yếu tố nguy cơ gây ra ung thư tuyến nước bọt
Theo Bệnh viện K, ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Tuyến nước bọt là nơi để tạo ra nước bọt, tiết nước bọt. Nước bọt giúp cho chúng ta tiêu thụ thức ăn bằng cách nhai và nuốt, làm sạch vùng miệng. Ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh ung thư khu vực cổ con người. Ung thư tuyến nước bọt gây sự rối loạn trong quá trình ADN. Chính quá trình này đã làm cho sự rối loạn các tế bào tuyến nước bọt.
Ung thư tuyến nước bọt là loại ung thư thuộc vùng đầu cổ. Bệnh phổ biến ở tuyến mang tai và thường là dạng lành tính. Nếu tế bào ung thư xuất hiện ở những vị trí khác thì bệnh lý thường nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao hơn. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và khả năng sống sót thấp.
Hiện nay theo các chuyên gia thì vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến nước bọt. Tuy nhiên các yếu tố, nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến nước bọt như sau:
Tác động của môi trường: Môi trường tác động rất lớn đến tình hình sức khỏe của con người. Bao gồm môi trường sinh sống và làm việc tại các nhà máy, công xưởng chứa nhiều khí thải, bụi bẩn. Những môi trường ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Đặc biệt những công nhân thường làm trong các môi trường như mỏ than, sắt, nhựa đường... bệnh ung thư tuyến nước bọt lại càng tăng.
Tác động của rượu, bia: Rượu bia là một trong những nguyên nhân chính và không thể bỏ qua đối với ung thư tuyến nước bọt. Bởi trong rượu bia phải qua quá trình lên men và sử dụng một số chất kích thích độc hại vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy đây là một lí do khiến cho những người đàn ông hay uống nhiều rượu bia mắc phải bệnh ung thư tuyến nước bọt.
Hút thuốc: Trong khói thuốc chứa hàng ngàn chất kích thích độc hại khác nhau. Nó không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn gây hại đến tuyến nước bọt. Bởi như chúng ta biết trong thuốc lá chứa chất nicotin với hàm lượng cao gây nên sự đột tử là không thể tránh khỏi.
Tác động tia bức xạ: Có thể nói rằng tia bức xạ cực kì ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nó là nguyên nhân gây nên ung thư tuyến nước bọt và các loại ung thư khác. Các tia bức xạ thường có trong tia nắng mặt trời. Bởi vậy bạn nên hạn chế tối đa đi ra ngoài trời nắng vào khoảng từ 10h trưa đến 3h chiều.
Thói quen sinh hoạt: Rất nhiều thói quen xấu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chẳng hạn như bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng các chất thường xuyên độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người rất lớn. Ngoài ra với chế độ ăn uống không phù hợp, nạp vào cơ thể những lượng thức ăn không cần thiết. Các loại thức ăn chưa được chế biến chín, bị lên nấm mốc đều ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến nước bọt.
Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt
Triệu chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt thường không rõ rệt, nếu xảy ra, người bệnh sẽ thấy:
- Sưng miệng, khó nuốt, tê mặt là những triệu chứng thường gặp ở ung thư tuyến nước bọt
- Có khối sưng ở miệng, cổ hoặc gần hàm.
- Một phần mặt bị tê.
- Một bên cơ mặt có cảm giác yếu.
- Tuyến nước bọt đau dai dẳng không khỏi.
- Khó há miệng to và khó nuốt.
Trong số các bệnh ung thư vùng đầu cổ thì ung thư tuyến nước bọt chiếm tỷ lệ thấp, xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ càng cao. Bệnh cần được phát hiện sớm để nâng hiệu quả chữa trị. Nếu bệnh tiến triển nặng đến giai đoạn 3 thì sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Việc điều trị ở giai đoạn này phức tạp và khó khăn hơn. Tùy vào khả năng đáp ứng điều trị mà người bệnh có cơ hội sống sót khoảng 39% sau 5 năm.
Do đó, để phòng bệnh ung thư tuyến nước bọt, Bệnh viện K khuyến cáo người bệnh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống đủ ít nhất 2 lít nước/ ngày. Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế bia rượu và cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Mắc bệnh bạch hầu có thể khiến bệnh nhân tử vong trong vòng 6-10 ngày Bạch hầu là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể làm bệnh nhân tử vong trong vòng 6 - 10 ngày. Mới đây, Bộ Y tế đã ghi nhận 32 ca nhiễm/nghi ngờ nhiễm ở Mèo Vạc, Hà Giang, trong đó, 2 trường hợp bệnh diễn biến nặng và tử vong. Vậy người dân cần phải làm gì để phòng ngừa hiệu...