11 lần hiến máu của chàng sinh viên năm cuối
Nguyễn Văn Cường, sinh viên năm thứ 5 Viện Cơ khí Động lực, trường Đại học Bách khoa Hà Nội không chỉ học tốt mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Cường đã 11 lần tham gia hiến máu trong đó có 4 lần tham gia Chủ nhật Đỏ.
Nguyễn Văn Cường với phần quà của mình tại Chương trình Chủ nhật Đỏ
Chia sẻ tại chương trình Chủ nhật Đỏ sáng nay, 17/1 tổ chức tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Cường cho hay ngay từ năm thứ nhất, em đã tham gia hiến máu tại Viện Huyết học truyền máu trung ương.
Video đang HOT
Tại đây, Cường biết được có rất nhiều bệnh nhân cần máu và việc tặng những giọt hồng là một nghĩa cử cao đẹp. Chính vì vậy, đều đặn hằng năm, Cường tham gia hiến máu hai lần, có năm 3 lần trong suốt những năm qua.
Bốn lần tham gia chương trình Chủ nhật Đỏ tổ chức tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Cường rất vui và cho biết năm sau, dù đã ra trường nhưng sẽ vẫn tham gia chương trình.
Tham gia tích cực các hoạt động xã hội, Nguyễn Văn Cường vẫn không quên nhiệm vụ chính là đảm bảo kết quả học tập. Sinh ra và lớn lên tại một huyện ngoại thành của Hà Nội trong một gia đình thuần nông nên từ năm thứ nhất Cường đã đi làm để có thêm kinh phí học tập. Mặc dù vậy em luôn đạt kết quả cao. Điểm tổng kết 4 năm qua của Cường ở top của lớp với mức điểm 3,14/4.
Với thành tích học tập cũng như tinh thần thiện nguyện, Cường là một trong 3 sinh viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội tặng phần quà có ý nghĩa là một chiếc xe đạp.
Kêu gọi hiến máu và tiểu cầu vì người bệnh
Chương trình hiến máu "Chủ nhật đỏ" lần thứ 13 được Báo Tiền Phong phối hợp Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức sẽ chính thức khai mạc ngày 17.1 tại Trường ĐH Bách khoa (Hà Nội).
Anh Nguyễn Trọng Hùng (ngồi, hàng đầu), người bệnh được điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư, chia sẻ mong muốn được tiếp nhận máu hiến của cộng đồng - LIÊN CHÂU
Dự kiến, "Chủ nhật đỏ" năm nay sẽ tiếp nhận hơn 50.000 đơn vị máu tại 80 điểm hiến máu thuộc 43 tỉnh, thành phố.
TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư, cho biết nhiều năm qua khan hiếm máu điều trị thường xảy ra trong các tuần trước, trong và sau Tết Nguyên đán, đặc biệt dễ thiếu hụt các chế phẩm máu có thời hạn bảo quản ngắn như khối tiểu cầu (chỉ có thể lưu trữ 3 - 5 ngày). Do đó, cùng với hiến máu toàn phần, các bác sĩ mong muốn người tình nguyện tham gia hiến tiểu cầu, để bù đắp kịp thời cho nhu cầu điều trị.
Theo TS Khánh, tiểu cầu là thành phần của máu, có vai trò cầm máu, chống xuất huyết. Với các bệnh nhân bị giảm tiểu cầu do mắc bệnh máu ác tính, nguy cơ tử vong do xuất huyết (trong đó, nguy cơ lớn nhất là xuất huyết không cầm) cần được truyền tiểu cầu kịp thời.
Tại Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư, trong giai đoạn 2010 - 2020 đã tiếp nhận 222.187 đơn vị tiểu cầu (tăng gấp 20 lần so với 10 năm trước đó), có những người đã hơn 100 lần hiến tiểu cầu. Cũng tại viện, các nhân viên, cán bộ đều đã, đang đăng ký hiến máu, hiến tiểu cầu cho người bệnh.
Mỗi người hiến tiểu cầu sẽ được sử dụng một bộ gạn tách riêng. Máu của người hiến đưa trực tiếp vào trong hệ thống máy gạn tách, tiểu cầu được tách ra đưa vào túi trữ, các thành phần máu còn lại được chuyển lại cơ thể. Toàn bộ quá trình lấy máu, ly tâm, tách tiểu cầu và truyền máu trả lại cơ thể là vòng tuần hoàn khép kín trong bộ lọc riêng, an toàn.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện Chiêu 15-1, tai Ha Nôi, Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc công tác vận động HMTN năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu phat biêu y kiên tai Hôi nghi. Với sự chỉ đạo sát...