11 hiệp hội kiến nghị miễn đóng kinh phí công đoàn 2020
Nếu đã phải cho nghỉ việc 50% tổng số lao động đóng BHXH thì doanh nghiệp đã kiệt quệ, “chết lâm sàng”, không thể trả các khoản phí
Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) cùng 11 hiệp hội vừa gửi tới Bộ KH&ĐT góp ý dự thảo Nghị quyết “về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid19 “.
Những góp ý này được coi là “hết sức cấp thiết” để hỗ trợ doanh nghiệp giữ được dòng vốn nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh và việc làm cho người lao động trước khi kiệt quệ, đổ vỡ và không thể nào khắc phục.
Đứng đầu trong các góp ý là đề xuất miễn đóng kinh phí công đoàn năm 2020.
Theo đó, ngày 25-3 vừa qua, thực hiện Chỉ thị 11 của Thủ tướng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành công văn số 245/TLĐ cho phép lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn 6 tháng đầu năm 2020 đối với các doanh nghiệp có 50% số lao động thuộc diện đóng BHXH phải nghỉ việc. Tuy nhiên, theo Ban IV và các hiệp hội, doanh nghiệp hầu như không thực hiện được chính sách này.
Vì nhiều ngành doanh thu gần như bằng 0 nhưng vẫn cố gắng sản xuất cầm chừng, phân chia ca kíp, trả lương tối thiểu… để ổn định đời sống cho người lao động… Doanh nghiệp hầu như không đạt tiêu chí “có 50% số lao động thuộc diện đóng BHXH phải nghỉ việc”.
Việc chứng minh thiệt hại cả về người và tài sản là hết sức phức tạp, mất thời gian, nhất là với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, vận tài hàng hóa đường bộ, logisitcs, du lịch, hàng không… Với các doanh nghiệp này, chỉ cần cắt giảm 20% lao động đã khiến hàng chục, hàng trăm nghìn người mất việc.
Mặt khác, doanh nghiệp cho rằng, nếu đã phải cho nghỉ việc 50% tổng số lao động đóng BHXH thì tương đương với tình trạng doanh nghiệp đã kiệt quệ, “chết lâm sàng”, không thể thu xếp tài chính để chi trả cho các khoản phí như trên. Cho nên, chính sách “hoãn đóng kinh phí công đoàn một số tháng trong năm 2020″ không đạt được mục tiêu chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp.
Vì vậy, Ban IV và các Hiệp hội kiến nghị Bộ KH&ĐT trao đổi với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để trình các cấp có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp miễn đóng kinh phí công đoàn trong năm 2020.
Đề xuất chậm nộp BHXH và các loại bảo hiểm bắt buộc khác đến 31-12-2020 cũng được nêu ra. Hồi trung tuần tháng 3-2020, BHXH Việt Nam cũng có công văn cho phép doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào quỹ tử tuất, quỹ hưu trí trong 12 tháng. Điều kiện là doanh nghiệp có “số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên, hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra”.
Theo các hiệp hội, chính sách này các doanh nghiệp không thực hiện được. Mặt khác, khoản tiền đóng BHXH và các loại bảo hiểm bắt buộc khác đang chiếm tỉ trọng chi không hề nhỏ trong quỹ tiền của doanh nghiệp.
Vì thế, các hiệp hội “đặc biệt đề xuất và mong sự chia sẻ từ phía nhà nước” với chính sách cho chậm nộp BHXH và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác đến hết 31-12
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương ngày 26-4 trả lời báo chí cũng đề xuất: “Hãy giúp doanh nghiệp nhiều hơn trong việc tăng cường tính tích luỹ, chia sẻ với họ gánh nặng chi phí thì phải miễn, giảm thuế, miễn nhiều loại phí, không phải chỉ một vài tháng mà phải kéo dài một vài năm. Ví dụ như phí công đoàn thì nên miễn 2-3 năm đối với doanh nghiệp, vì 2% là một khoản phí rất cao”.
Các cô giáo Trường mầm non Ngôi nhà trẻ thơ (quận 12, TP.HCM) bán hàng kiếm thêm thu nhập trong thời gian trẻ nghỉ học vì dịch COVID-19. Ảnh : HOÀNG GIANG
Tại Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ do Bộ KH&ĐT chủ trì soạn thảo, có một số khoản phí được miễn và có những khoản phí được đề xuất giảm để “tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19″
Chẳng hạn như lệ phí môn bài 2020 được miễn 100%; lệ phí trước bạ đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước giảm 50%; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước năm, phí bảo lãnh phát sinh các khoản vay Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp hàng không cũng được miễn…
Các biện pháp thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công cũng được tính đến.
Đặc biệt Dự thảo Nghị quyết đề cập đến việc Chính phủ quyết nghị trình UB Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định: giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã trong năm 2020; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến hết tháng 9-2020.
Chân Luận
Ông Nguyễn Đình Cung: Nền kinh tế đã chuyển sang một trạng thái khác
Kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng cao nhưng dịch Covid19 đã làm đảo lộn các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.
Đoàn tàu kẹt phanh
Kết thúc quý I năm nay, các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đều đạt thấp hơn khá nhiều so với kế hoạch. Tăng trưởng kinh tế đạt 3,82%, thấp nhất trong 10 năm 2011-2020. Sản xuất trên hầu hết các ngành, lĩnh vực đều suy giảm.
Một số ngành bị tác động trực tiếp một cách nghiêm trọng; thậm chí đến mức tê liệt như du lịch, vận tải hành khách, nhất là hàng không, lưu trú và ăn uống.
Theo ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, tác động của dịch Covid-19 trong quý II đối với nền kinh tế nước ta sẽ còn "nghiêm trọng hơn" và các tác động về xã hội sẽ bộc lộ "rõ ràng hơn".
Hàng trăm ngàn doanh nghiệp và hộ kinh doanh sẽ giải thể, tạm thời đóng cửa; phần lớn số còn lại có thể phải thu hẹp sản xuất kinh doanh; hàng triệu người có thể mất việc hoặc không có đủ việc làm; thu nhập giảm xuống đáng kể; đời sống của họ sẽ trở nên khó khăn hơn; một số có thể rơi vào tình trạng tái nghèo.
Hệ quả là các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020 rất khó để đạt được.
Ông Cung nói: "Thực trạng sản xuất kinh doanh và kinh tế vĩ mô của đất nước đã chuyển sang trạng thái mới và khác nhiều so với trước đây".
Mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020 rất khó để đạt được. Ảnh: Lê Anh Dũng
Có hàng loạt các yếu tố cho nhận định này. Tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn nhiều so với kế hoạch. Thu ngân sách giảm, chi ngân sách tăng, nhất là tăng chi cho phòng, chống dịch, chi an sinh xã hội, chi hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh chống chịu, vượt qua thời kỳ dịch bệnh.
Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác như lạm phát, lao động và công ăn việc làm, cung tiền, tín dụng và lãi suất, tỷ giá, nợ xấu, cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối,.v.v. sẽ thay đổi so với kế hoạch dự kiến từ đầu năm. Hay nói cách khác, điều hành ổn định kinh tế vĩ mô năm 2020 đã chuyển sang một trạng thái khác cả so với kế hoạch và cả so với 4 năm trước của nhiệm kỳ này.
Sản xuất, cung ứng dịch vụ gặp khó khăn, bị tác động bất lợi từ cả hai phía Cung và Cầu; trong nhiều ngành, nghề, nhiều địa bàn bị đình đốn, tê liệt trong thời kỳ dịch bệnh; đại bộ phận doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã và đang chuyển sang chiến lược chống chọi, cầm cự vượt qua đại dịch Covid-19. Thị trường chứng khoán, bất động sản, thị trường vàng và ngoại tệ, thị trường xăng dầu có biến động mạnh khó lường.
Số lượng, quy mô của các vấn đề an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội tăng lên đáng kể và phức tạp hơn.
Phản ứng chính sách
Trong bối cảnh đó, Tổ tư vấn về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Tổ tư vấn) ghi nhận các nhiệm vụ điều hành phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 01/NQ-CP (ngày 01 tháng 01 năm 2020) của Chính phủ đã có nhiều điểm thay đổi căn bản do dịch cúm Covid-19; và đã có chuyển hướng rõ nét như sau:
Ưu tiên chống dịch, dập dịch, bảo đảm sức khỏe, cứu chữa, bảo vệ sinh mạng người dân.
Tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng tưởng ở mức hợp lý; qua đó, ổn định tâm lý và thu phục niềm tin thị trường, người tiêu dùng.
Thực hiện các gói hỗ trợ sản xuất kinh doanh; tăng cường sức chống chịu của doanh nghiệp đối phó và vượt qua được thời kỳ đại dịch khó khăn.
Thực hiện các gói hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ, cứu trợ lao động thất nghiệp, lao động tạm thời thiếu việc làm, nhóm người thu nhập thấp, dễ bị tổn thương, v.v.
Hàng loạt nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối phó với đại dịch Covid 19.
Ngày 4 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg xác định 6 nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; trong đó, tập trung giải quyết khó khăn về vốn, thanh khoản; giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu, nhập khẩu, thông quan hàng hóa; giảm chi phí và hỗ trợ, tạo thuận lợi chuyển đổi số, phát triển các mô hình kinh doanh mới, v.v.. Có thể nói, vào đầu tháng 3 năm 2020, các nhóm giải pháp nói trên là khá toàn diện; là kịp thời và hợp lý. Ở trong nước, dịch bệnh được kiềm chế và kiểm soát; không có ca nhiễm mới trong thời gian khá dài.
Tổ tư vấn ghi nhận, các giải pháp theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đang được triển khai thực hiện như sau:
Đến cuối tháng 3 năm 2020, lãi suất tín dụng đã được điều chỉnh giảm từ 0,25 đến 1 điểm %/năm.
Doanh nghiệp dịch vụ vận tải hành khách, du lịch, lưu trú, nhà hàng và các ngành nghề đặc biệt khác có số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên, hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra được hoãn đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6 năm 2020.
Những vướng mắc, khó khăn trong thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu đường bộ và tiếp nhận lao động nước ngoài, nhất là các chuyên gia, lao động nước ngoài có tay nghề cao về cơ bản đã được giải quyết.
Dự thảo Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các đối tượng chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 về cơ bản đã hoàn thành, và sớm ký ban hành. Dự thảo Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đang được góp ý thông qua.
Ngoài một số kết quả nói trên, thì phần lớn các giải pháp còn lại đang trong quá trình chuẩn bị ở mức độ khác nhau; và số còn lại gần như chưa được triển được triển khai thực hiện.
Ông Nguyễn Đình Cung đánh giá, kết quả nói trên cho thấy doanh nghiệp mới chỉ được hỗ trợ ở mức độ nhất định về tiếp cận vốn tín dụng, hỗ trợ giảm khó khăn về thanh khoản; giảm lãi suất vay vốn. Doanh nghiệp chưa được hỗ trợ giảm chi phí, chia sẻ chi phí gia tăng do đại dịch đối với doanh nghiệp; chưa có hỗ trợ chia sẻ gánh nặng về chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động; và đặc biệt là chưa có các giải pháp hỗ trợ an sinh xã hội, tăng thêm sức cầu của nền kinh tế.
"Đây lại là những hỗ trợ hết sức cần thiết để họ cân đối lại nguồn lực, duy trì sức chống chịu trước tác động nghiêm trọng của đại dịch", ông nhận xét.
Thực tế nói trên cũng cho thấy mức độ khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 11 của Thủ tướng giữa các bộ ngành là không đồng đều; chưa có các khảo sát, đánh giá (dù là sơ bộ) để xác định đối tượng bị thiệt, mức độ thiệt hại, về mức độ chống chịu của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp. Điều đó đang làm chậm lại việc triển khai thực hiện nhiều giải pháp nói trên.
Tư Hoàng
Cách nào tháo 'ngòi nổ' lạm phát 2020? Theo báo cáo đánh giá tác động của COVID-19 đến nền kinh tế vừa được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố, kinh tế Việt Nam đang đứng trước một đợt suy giảm lớn xuất phát từ nguyên nhân phi kinh tế. "Ngòi nổ" giá thị lợn Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý 1/2020 tăng...