11 điều không bao giờ nên làm với tiền của bạn
Tránh xa những sai lầm lớn về tiền bạc này sẽ giúp bạn giữ được nhiều tiền trong ví hơn.
Rút hết tiền mặt ngay sau khi có lương
Bạn làm gì sau khi điện thoại nhận được tin nhắn báo lương về? Nếu bạn nhanh tay rút hết tiền mặt, bạn có thể sẽ nhanh chóng tiêu hết số tiền đó.
Barbara Friedberg, một nhà tư vấn tài chính cá nhân cho biết: “Bạn chắc chắn sẽ tiêu hết số tiền đó nếu rút hết tiền mặt thay vì để lại trong tài khoản ngân hàng. Sẽ tốt hơn khi bạn luôn cài đặt tự động chuyển một phần thu nhập sang quỹ tiết kiệm ngay khi có thu nhập phát sinh”.
Chỉ với một vài thao tác đơn giản, bạn có thể tự động hóa tiết kiệm đơn giản mà hiệu quả. Khi không nhìn thấy tiền, bạn sẽ hạn chế được việc chi tiêu nó.
Sa ngã vào các khoản chi tiêu bản thân không thể chi trả
Các ưu đãi tài chính như mua hàng trả góp với lãi suất bằng 0… cho một khoản mua sắm lớn có thể nhanh chóng khiến bạn động lòng và nghĩ rằng mình đang có được một đề nghị hời và “chốt đơn” ngay lập tức. Tuy nhiên những người tiêu dùng thông minh sẽ không làm như vậy.
Đừng mua một chiếc xe mới, điện thoại mới hay bất kỳ thứ gì khác chỉ vì người bán hàng nói rằng bạn chỉ cần trả góp số tiền ít ỏi mỗi tháng. Những giao dịch tài chính đó có thể hủy hoại bạn nếu bạn chỉ chăm chăm nhìn vào khoản thanh toán hàng tháng.
Trước khi quyết định mua bán hay ký vào hợp đồng nào, hãy xem tất cả những gì viết trong đó, về khoản thanh toán hàng tháng trong suốt quá trình thay vì chỉ chú ý tới khoảng thời gian đầu thường được ưu đãi lãi suất.
Sống trên khả năng của mình
Một trong những nguyên lý của việc xây dựng sự giàu có là sống dưới khả năng của bạn. Tiết kiệm và đầu tư là hai điều mà bạn nên đặt lên ưu tiên hàng đầu. Chúng sẽ giúp bạn có thể chi trả cho việc học hành của con cái cũng như những năm tháng nghỉ hưu thoải mái, không phải dựa dẫm vào ai sau này.
Chỉ mang duy nhất tiền mặt đi du lịch
Tất nhiên, việc mang theo và sử dụng tiền mặt sẽ giúp bạn gặp nhiều thuận lợi khi đi du lịch, đặc biệt với việc mua sắm giá trị nhỏ hay tại nơi không phổ biến thanh toán thẻ. Tuy nhiên hãy kết hợp cả hai khi bạn đi du lịch.
Video đang HOT
Việc mang theo hoàn toàn tiền mặt khi đi chơi có thể đưa bạn đến những tình huống không mong muốn. Bạn có thể làm mất nó hay tệ hơn là trở thành nạn nhân của một vụ trộm (điều này không phải là hiếm ở một số khu du lịch).
Chi tiền cho những thứ không ai cần
Những đợt giảm giá tại siêu thị và cửa hàng có thể khiến bạn bị hấp dẫn và muốn ring tất cả về nhà. Sản phẩm này giảm giá còn một nửa, sản phẩm kia cũng còn một phần ba, chẳng phải quá hời rồi sao? Vậy là bạn nhặt tất cả chúng vào giỏ hàng của mình cùng cái tặc lưỡi: “kiểu gì cũng có lúc dùng”.
Sự thật là bạn có thể sẽ không bao giờ động đến, thậm chí còn chẳng hề nhớ là mình đã mua những sản phẩm đó. Giảm giá kịch sàn cũng không phải là lý do bạn nên chi tiền cho những thứ mình không dùng đến. Hành động tưởng chừng khôn ngoan đó chính là lãng phí tiền bạc. Cho dù đó là chiếc điện thoại mới ra mắt với các chức năng bạn không cần đến hay món hàng tạp hóa nhỏ nào đó mà bạn sẽ vứt ở xó nhà, đó đều là lãng phí. Hãy mua thứ bạn cần dùng ngay và có thể sử dụng hàng ngày.
Mua sắm khi tâm trạng không ổn định
Tốt nhất bạn nên tránh mua sắm khi cảm thấy chán nản vì bạn có thể bị cám dỗ chi tiêu nhiều tiền hơn để đổi lại cảm giác tốt hơn. Bạn cũng nên tránh xa những người bán hàng khéo miệng, không ngừng ngợi khen bạn cùng sản phẩm của họ bởi bạn có thể sẽ chi tiền cho sản phẩm mình không đủ khả năng hoặc không thực sự cần thiết.
Bạn có thể cần nhận lời nhận xét của ai đó xem bạn mặc chiếc váy này trông ra sao nhưng sẽ tốt hơn khi bạn hỏi một người khách khác đang cùng xem hàng ở đó. Có rất nhiều cách để bạn giải tỏa tâm trạng mà không tốn tiền.
Làm ngơ trước tình hình tài chính của mình
Làm ngơ trước các khoản chi tiêu và thu nhập của bạn chắc chắn là điều không nên. Tuy nhiên, bạn có dám chắc rằng mình đang không làm như vậy?
Nhiều người luôn nói rằng bản thân muốn tiết kiệm nhưng sự thật là họ chưa từng dành sự chú tâm vào tình hình tài chính, để biết mình đang có bao nhiêu, tiêu bao nhiêu và vào những khoản nào. Để tiết kiệm và chi tiêu thông minh hơn, điều đầu tiên bạn phải làm chính là biết tình hình tài chính của mình thế nào.
Khoe tiền mình có lên mạng xã hội
Cho dù bạn là triệu phú hay thuộc tầng lớp lao động trung lưu thì bạn đều không nên chia sẻ tình trạng tài chính của mình lên mạng xã hội. Không ai thực sự quan tâm đến những gì bạn có trong tay hay chiếc túi đắt đỏ bạn vừa rinh về. Việc loan tin cho cả thế giới biết về việc mình có gì có thể khiến bạn trở thành mục tiêu của những kẻ đào mỏ (trong trường hợp họ thấy bạn giàu) hay bị nhiều kẻ khinh thường (trong trường hợp họ thấy bạn nợ nần chồng chất).
Cho người bạn không tin tưởng vay tiền
Hãy suy nghĩ thật lâu và kỹ càng trước khi quyết định cho ai đó vay tiền, ngay cả khi đối phương là người thân trong gia đình hay bạn bè của bạn. Giúp đỡ người khác là việc tốt song điều đó không có nghĩa rằng bạn luôn phải nói có với tất cả mọi đề nghị. Việc cho vay tiền trong trường hợp xấu có thể khiến bạn lao đao về tài chính cũng như đánh mất mối quan hệ tình cảm giữa đôi bên.
Kirk Chisholm, một nhà quản lý tài sản cho biết: “Thật khó để nói lời từ chối khi người đứng trước mắt bạn là bạn bè thân thiết, thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn không thể lấy lại số tiền đó thì sao? Bạn có thoải mái khi cho vay số tiền đó không? Cho người bạn không tin tưởng vay tiền không phải là quyết định khôn ngoan”.
Đầu tư số tiền bạn không thể đủ khả năng để mất
Hầu hết các chiến lược xây dựng sự giàu có thông minh đều bao gồm hoạt động đầu tư. Đầu tư là một cách giúp bạn khiến tiền đẻ ra tiền song luôn có một phần rủi ro mà bạn phải chấp nhận. Hãy biết thứ mình cần đánh đổi trước khi tiến hành đầu tư.
Pauline Paquin, một blogger tài chính cá nhân nổi tiếng cho biết: “Mọi khoản đầu tư đều có một mức độ rủi ro nhất định và bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với tình huống xấu nhất. Đừng đầu tư tất cả những gì bạn có hay số tiền có thể khiến bạn bị kiệt quệ tài chính khi bạn mất nó. Một sai lầm tài chính có thể gây tổn hại nghiêm trọng”.
Đặt niềm tin vào những trò may rủi
Thay vì phí tiền cho những trò may rủi đỏ đen, sẽ tốt hơn khi bạn chuyển số tiền đó vào tài khoản tiết kiệm. Bạn có thể nghĩ rằng vài chục nghìn có đáng là bao song nhiều khoản nhỏ như vậy sẽ trở thành khoản lớn. Cờ bạc, những trò đỏ đen có thể là thứ lấy đi tất cả những gì bạn có trong tay.
Quy tắc tiết kiệm hiệu quả cho người mới đi làm, dù lương thấp vẫn có được món tiền đáng kể trước tuổi 25
Quy tắc 6-3-1 là quy tắc lý tưởng dành cho người mới làm quen với quản lý chi tiêu.
Li Xun một youtuber người Đài Loan, có nhiều video chia sẻ về bí quyết tiết kiệm tiền, đầu tư và quản lý tài chính. Anh không lớn lên trong một gia đình giàu có, không có nền tảng tài chính từ trước nhưng đã tiết kiệm được 1 triệu tân đài tệ (khoảng 810 triệu đồng) trước tuổi 25.
Li Xun.
Qua kinh nghiệm của bản thân, bắt đầu tiết kiệm tiền từ khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, Li Xun đã đưa ra quy tắc quản lý tài chính hiệu quả cho người mới ra trường đi làm như sau:
Quy tắc 6-3-1 cho người mới làm quen với quản lý tài chính
Tiết kiệm tiền và vui vẻ, hạnh phúc với cuộc sống hạn chế chi tiêu không phải là điều dễ dàng ai cũng làm được. Chính vì thế bạn phải có thời gian làm quen dần dần. Quy tắc 631 là quy tắc lý tưởng dành cho người mới làm quen với quản lý chi tiêu.
Theo quy tắc này, dù mức lương của bạn nhiều ít ra sao, hãy phân bổ nó thành 3 phần:
- 60% lương dành cho chi phí sinh hoạt, bao gồm tất cả các khoản tiêu dùng.
- 30% lương dành để tiết kiệm. Khi số tiền tiết kiệm này đã đạt được con số nhất định, bạn có thể tiếp tục chia nhỏ nó ra thành 2 phần. 15% để tiết kiệm và 15% để đầu tư. Đầu tư là một cách giúp quỹ tiết kiệm của bạn tăng nhanh hơn nhiều lần.
- 10% còn lại dành cho đề phòng rủi ro, chủ yếu là mua bảo hiểm. Không may bị ốm hoặc gặp tai nạn, bạn sẽ phải chi trả phí y tế khá đáng kể. Nếu không có bảo hiểm hỗ trợ, bạn sẽ phải dùng đến tiền tiết kiệm của mình.
Trường hợp những người mới đi làm, dường như 60% chi phí tiêu dùng vẫn là chưa đủ. Thực tế lúc này 10% đề phòng rủi ro có thể được lên kế hoạch sau. Bạn hãy phân bổ 10% ấy cho 2 quỹ còn lại, được kết quả 65% lương dành cho mục đích tiêu dùng và 35% để tiết kiệm.
Có một điểm mấu chốt mà bạn cần nhớ đó là quỹ tiết kiệm không bao giờ được thấp hơn 30%, nếu không tốc độ tiết kiệm tiền của bạn sẽ rất chậm.
Quy tắc 4-3-3 cho giai đoạn sau
Sau khi đã có khoảng thời gian làm quen với quản lý tài chính và ý thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền, bạn có thể chuyển sang quy tắc 433.
Theo đó 40% đầu tiên bạn hãy dành để đầu tư sinh lời, 30% tiếp theo phục vụ việc tiết kiệm và 30% còn lại mới là để chi dùng.
Bạn đừng nghĩ rằng 30% cho tiêu dùng là thấp. Phần vì đã quen với các phương án chi tiêu tiết kiệm, bạn sẽ không còn quá nhiều ham muốn mua sắm. Phần nữa khi mức lương tăng lên, 30% lương lúc này không còn giống 30% lương lúc đầu nữa.
Trong giai đoạn này, công việc và cuộc sống của bạn đã ổn định hơn, cũng như bạn đã có được món tiền tiết kiệm nhất định. Ưu tiên hàng đầu khi đó không phải là tiết kiệm nữa mà là đầu tư. Có những kế hoạch đầu tư sáng suốt sẽ giúp tài sản của bạn tăng lên nhanh chóng.
Phân bổ tiền lương là yếu tố mấu chốt
Dẫu sử dụng quy tắc nào thì việc phân bổ tiền lương cũng là yếu tố mấu chốt giúp bạn tiết kiệm được tiền. Tránh trường hợp chi dùng quá mức, dù lương cao nhưng chẳng tiết kiệm nổi đồng nào. Bạn có thể sử dụng nguyên tắc phân bổ nêu trên với các nguồn thu nhập khác nhau, không nhất thiết phải là với tiền lương.
Đừng bao giờ làm 10 điều này với tiền của bạn Những thói quen xấu, quyết định sai lầm về tiền bạc có thể khiến bạn phải trả giá. Dưới đây là những lời khuyên tiền bạc được các chuyên gia tài chính đưa ra nhằm giúp bạn tránh được những quyết định sai lầm. Sống trên khả năng của mình Một trong những nguyên lý của việc xây dựng sự giàu có là...