11 ca ghép gan là 11 câu chuyện cảm động và đầy tính nhân văn
Trong suốt hành trình 2 năm vừa qua, 11 ca ghép gan là 11 câu chuyện cảm động và đầy tính nhân văn từ người hiến và người nhận gan tại BV ĐHYD TPHCM. Những tấm lòng cao cả của người hiến cùng nỗ lực của các y bác sĩ đã giúp giành lại sự sống cho nhiều người bệnh xơ gan, ung thư gan.
11 ca ghép là 11 câu chuyện cảm động và đầy tính nhân văn
2 năm kể từ ca ghép gan đầu tiên vào ngày 16/06/2018,đến nay Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) đã thực hiện thành công 11 trường hợp. Đặc biệt, với 2 trường hợp gần nhất, Bệnh viện đã thực hiện mà không có sự hỗ trợ từ chuyên gia nước ngoài. Đây là một dấu mốc quan trọng cho quá trình nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ BV ĐHYD TPHCM trong lĩnh vực ghép gan.
Với việc thực hiện thành công ca ghép thứ 10 và 11 (từ người chết não và người cho sống), BV ĐHYD TPHCM đã trở thành một trong những bệnh viện đầu tiên của phía Nam có thể tự thực hiện kỹ thuật ghép gan, góp phần mang lại cơ hội sống, chất lượng sống ngày càng cao cho người bệnh xơ gan, ung thư gan cũng như giúp người dân thụ hưởng một phương pháp điều trị hiện đại, hiệu quả.
Bệnh viện Asan Hàn Quốc đào tạo chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho BV ĐHYD TPHCM
“ Chẳng lời nào có thể diễn tả hết cảm xúc của tôi lúc này. Tôi muốn gửi lời cảm ơn người phụ nữ đã hiến gan, cảm ơn các y bác sĩ đã hồi sinh sự sống cho tôi, cảm ơn gia đình đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình điều trị. Đó là một điều kỳ diệu, một sự may mắn quá lớn. Từ nay trở về sau, tôi đã có thể sống khỏe mạnh như người bình thường, có thể báo hiếu cho cha mẹ, cùng vợ mình chăm sóc 2 đứa con thơ. Đối với tôi chẳng có niềm hạnh phúc nào lớn hơn thế. Bất ngờ được nhận một món quà quá lớn, tôi cũng sẽ cho đi những điều mình có thể, sống ngày một có ích hơn cho gia đình và xã hội”. Đó là chia sẻ đầy xúc động của anh H.V.L. (37 tuổi, ngụ tại TPHCM) – ca ghép gan thứ 10 tại BV ĐHYD TPHCM.
May mắn được nhận trọn vẹn lá gan từ một người chết não tại Hà Nội. Với sự nỗ lực của các y bác sĩ, anh L. được thực hiện ghép gan ngay trong đêm lá gan được chuyển đến BV ĐHYD TPHCM. Sau phẫu thuật, sức khỏe anh L. hồi phục thần kỳ. Chỉ 5 ngày sau, anh đã được chuyển từ phòng Hồi sức sau ghép đến Khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy BV ĐHYD TPHCM để tiếp tục theo dõi. Tại đây, mọi hoạt động sinh hoạt của anh L. nhanh chóng trở lại bình thường. Và chỉ 2 tuần sau đó, anh L. đã có thể xuất viện trở về với gia đình.
Video đang HOT
Gia đình bà H
Bà H.T.P. (61 tuổi, ngụ tại TPHCM) dành cái nắm tay thật chặt cho con trai út của mình tại Phòng Hồi sức sau ghép: “ Tôi rất vui, rất tự hào vì có những người con hiếu thảo. Trong suốt quá trình điều trị, các con luôn ở bên cạnh động viên tôi chiến thắng bệnh tật. Và may mắn thay, con trai út đã có thể hiến gan và giúp tôi khỏe mạnh trở lại…“. Bà P. là trường hợp ghép gan thứ 11 tại BV ĐHYD TPHCM. Bà có tiền sử viêm gan C dẫn đến xơ gan giai đoạn nặng. Một tháng trở lại đây, bà P. có vài lần rơi vào hôn mê, tình trạng nhiễm trùng, rối loạn trong máu tăng và nguy cơ xuất huyết não dẫn đến tử vong.
Các bác sĩ đánh giá, nếu không được ghép gan kịp thời, tỉ lệ tử vong trong vòng 3 tháng có thể lên đến 50%. Với tình huống cấp bách như trên, ghép gan là phương pháp tốt nhất để bà có thể sống khỏe mạnh. Bằng sự hiếu kính dành cho mẹ của mình, cả 3 người con của bà P. đều mong muốn được hiến gan, nhưng chỉ người con út là anh T.H.N. (28 tuổi, ngụ tại TPHCM) phù hợp với các tiêu chuẩn về y học.
Những ca ghép gan thành công tại BV ĐHY Dược TP.HCM
TS BS. Trần Công Duy Long – Phó Trưởng khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy BV ĐHYD TPHCM chia sẻ, ghép gan là biện pháp triệt để cho các trường hợp người bệnh bị xơ gan, ung thư gan giai đoạn sớm và chức năng gan kém. Ghép gan giúp người bệnh có chất lượng sống tốt hơn. Đối với người hiến, sau khi hiến gan, các tế bào gan có thể tái tạo, phục hồi để đảm bảo chức năng hoạt động của gan giống với người bình thường.
“ Bệnh viện đã tiến hành đào tạo hơn 30 nhân sự bao gồm bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng, phẫu thuật viên, chuyên viên chẩn đoán hình ảnh, chuyên viên gây mê – hồi sức… Trong suốt quá trình thực hiện đề án, Bệnh viện còn liên tục tổ chức và tham gia các Hội nghị, Hội thảo về lĩnh vực Gan mật tụy nói chung và ghép tạng nói riêng, với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế từ Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ… nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ ghép tạng. Với sự hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Asan Hàn Quốc, Bệnh viện đã thực hiện thành công 9 ca ghép gan. Sau đó, trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, Bệnh viện đã có thể thực hiện kỹ thuật phức tạp này với minh chứng rõ nét nhất là sự thành công của 2 ca ghép số 10 và 11, mang lại lợi ích thiết thực về sức khỏe, kinh tế cho người bệnh và người nhà người bệnh”. GS TS BS. Trương Quang Bình – Phó Giám đốc BV ĐHYD TPHCM cho hay.
Để thực hiện ghép gan thành công đòi hỏi phải có nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm và thực hiện được các kỹ thuật phức tạp, mỗi cặp ghép đều khác nhau về chỉ định, bệnh lý và bệnh nền của người bệnh cũng rất khác nhau.
PGS TS BS. Nguyễn Hoàng Bắc – Giám đốc BV ĐHYD TPHCM chia sẻ: “ Để thực hiện ghép gan thành công đòi hỏi phải có nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm và thực hiện được các kỹ thuật phức tạp, moi cap ghep đều khac nhau ve chi đinh, benh ly va benh nen cua người bệnh cung rat khac nhau. Thanh cong hom nay la niem vui va hanh phuc cua đội ngũ y bác sĩ BV ĐHYD TPHCM nhưng cũng là động lực để chúng tôi nỗ lực, hoc hoi khong ngung. Thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiep tuc moi cac chuyen gia tu Han Quoc, My và cac Trung tam ghep gan co uy tin tren the gioi đen hỗ trợ, giúp Bệnh viện thuc hien cac ca ghep an toan hon cho người bệnh, đồng thời trien khai nhieu ky thuat ghep khac nhau, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Hai ca ghép gan thành công tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đã tự lực thực hiện thành công hai ca ghép gan từ tháng 5 đến nay. Người bệnh hồi phục, trở về cuộc sống thường nhật.
Đây là hai ca ghép gan đầu tiên do các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tự thực hiện, trong số 11 ca ghép gan tại đây kể từ năm 2018 đến nay, khi được Bộ Y tế cấp phép ghép gan từ người cho chết não và người hiến còn sống. 9 ca ghép gan trước, các bác sĩ bệnh viện thực hiện với sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài.
Anh Luân, 37 tuổi, ở Thủ Đức, bị xơ gan nặng, điều trị nhiều năm gan không có khả năng phục hồi. Các bác sĩ đánh giá, cách duy nhất là ghép gan, anh Lượng mới có thể khỏi bệnh và duy trì sự sống.
Ngày 18/5, khi Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội thông báo có người phụ nữ chết não hiến tặng một lá gan, các bác sĩ đã họp, đánh giá tạng hiến phù hợp với anh Luân. Ngay lập tức, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược đã ra Hà Nội, nhận lá gan hiến. Tối cùng ngày, tạng hiến về đến cảng hàng không Tân Sơn Nhất và được chuyển thẳng vào phòng mổ, nơi anh Luân đã được gây mê.
Sau 7 giờ phẫu thuật ghép, sáng sớm 19/5, bệnh nhân được đưa ra phòng hồi sức. May mắn, chức năng lá gan ghép nhanh chóng thích nghi và hoạt động tốt trong cơ thể anh Luân.
Anh Luân được xuất viện chỉ hai tuần sau ca ghép phức tạp. Ảnh Bệnh viện cung cấp
"Tôi thực sự trân trọng sự hy sinh cao cả của người phụ nữ đã tặng cho tôi lá gan của cô ấy. Nhờ có món quà này, tôi có thể cùng vợ tiếp tục nuôi dưỡng hai con còn nhỏ. Tôi hết sức biết ơn người hiến và các bác sĩ đã 'tái sinh' cuộc đời tôi. Mong rằng, gia đình người hiến và các bác sĩ luôn mạnh khỏe, bình an", anh Luân chia sẻ, chiều 30/6.
Bà Phương, 61 tuổi, là ca ghép gan thành công thứ hai do Bệnh viện Đại học Y Dược tự lực thực hiện. Bà Phương tiền sử viêm gan C dẫn đến xơ gan nặng. Một tháng trở lại đây, bệnh nhân hai lần rơi vào hôn mê, tình trạng nhiễm trùng, rối loạn trong máu tăng, nguy cơ xuất huyết não dẫn đến tử vong. Nếu không được ghép gan sớm, nguy cơ bà Phương tử vong trong vòng ha tháng có thể lên đến 50%. Ghép gan là phương pháp tốt nhất để bà có thể sống khỏe mạnh.
Người con trai út, 28 tuổi, có các chỉ số phù hợp, đã tình nguyện hiến một phần lá gan cứu mẹ. Ngày 15/6, ca phẫu thuật cho và ghép gan thành công. Người con khỏe mạnh, xuất viện chỉ sau 5 ngày. Còn bà Phương, phần gan mới đáp ứng tốt, các chỉ số sinh tồn ổn định, không có dấu hiệu thải ghép.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Công Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy, cho biết hai ca ghép gan trên được thực hiện trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Dịch Covid đã khiến giao thông quốc tế bị ngưng trệ, không thể mời các chuyên gia chuyển giao công nghệ ghép gan từ Hàn Quốc bay sang hỗ trợ. Trong khi đó, diễn tiến bệnh của các bệnh nhân ngày càng nguy kịch.
"Cả hai ca, bệnh nhân đều trong tình thế nguy cấp, chúng tôi không thể chần chừ hơn. Các bác sĩ đã được đào tạo, chuyển giao công nghệ bài bản, có kinh nghiệm thực hành nhiều lần nhưng chúng tôi vẫn hội chẩn kỹ lưỡng. Chỉ khi tiên lượng thành công cao mới dám làm", bác sĩ Long nói.
Bệnh viện Đại học Y Dược thực hiện ghép tạng. Ảnh Bệnh viện cung cấp
Trước đó, bệnh viện đã thực hiện 9 ca ghép gan từ người cho còn sống, là người thân trong gia đình bệnh nhân, có sự hướng dẫn của chuyên gia bệnh viện ASAN, trung tâm ghép gan lớn nhất Hàn Quốc. Hiện tại, tất cả bệnh nhân đều khỏe mạnh, hồi phục tốt. Nhiều người đã lao động, sinh hoạt trở lại bình thường.
Giáo sư, tiên sĩ, bác sĩ Trương Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, chia sẻ, ghép gan là biện pháp triệt để cho các trường hợp người bệnh bị xơ gan, ung thư gan giai đoạn sớm và chức năng gan kém. Ghép gan giúp người bệnh có chất lượng sống tốt hơn. Đối với người hiến, sau khi hiến gan, các tế bào gan có thể tái tạo, phục hồi để đảm bảo chức năng hoạt động của gan giống với người bình thường.
"Sự thành công của hai ca ghép gan tự lực là mốc quan trọng trong quá trình nỗ lực nâng cao trình độ của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược. Bệnh viện đang phấn đấu năm 2021 có thể ghép tim, 2020 được ghép phổi, hướng tới thành lập Trung tâm ghép tạng hiện đại hàng đầu ở miền Nam", bác sĩ Bình cho hay.
* Tên bệnh nhân được thay đổi.
Con trai hiến gan cứu mẹ bị xơ gan nặng Người con trai út đã hiến lá gan của mình để cứu mẹ 61 tuổi bị xơ gan giai đoạn nặng. Bệnh nhân được ghép gan là bà H.T.P (61 tuổi, ngụ TP.HCM), có tiền sử viêm gan C dẫn đến xơ gan giai đoạn nặng. Khoảng 1 tháng trước khi phẫu thuật, bà P. có vài lần rơi vào hôn mê, tình...