11 bức ảnh khó quên trong chiến tranh Việt Nam
Bé gái chạy bom napalm, lính Mỹ đốt nhà dân, máy bay rải chất độc da cam cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam hơn 40 năm trước.
Lính Mỹ đốt nhà dân tại khu vực gần Sài Gòn tháng 11/1965. Trong chiến tranh Việt Nam, binh sĩ Mỹ đã phạm nhiều tội ác như thảm sát dân thường, hãm hiếp phụ nữ. Việc Washington sa lầy vào cuộc chiến vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của chính dư luận trong nước và cộng đồng quốc tế.
Máy bay Mỹ rải chất độc da cam ở miền nam Việt Nam tháng 6/1966. Chiến dịch phun hóa chất cực độc để khai quang của Washington diễn ra từ năm 1962 đến 1971 với mật danh Ranch Hand. Mục tiêu của Nhà Trắng là tạo ra những vùng đất mà cây cối không thể mọc nhằm loại bỏ lớp ngụy trang tự nhiên của quân đội miền bắc tiến vào miền nam.
Lính Mỹ trườn sát mép ruộng ở miền nam Việt Nam năm 1966.
Thi thể một binh sĩ Mỹ được đưa lên trực thăng sơ tán ở Tây Ninh. Washington tổn thất nặng nề về người và của khi tham gia cuộc chiến ở Việt Nam. Khoảng 58.000 binh sĩ thiệt mạng cùng hơn 300.000 người khác bị thương trong cuộc chiến. Ngoài ra, nước này còn mất 9.000 máy bay, trực thăng và nhiều thiết bị khác.
Dàn chiến cơ Mỹ gần Sài Gòn cách đây gần 50 năm.
James E Callahan, quân nhân đến từ Massachusetts, hô hấp nhân tạo cho một đồng đội bị thương nặng ở chiến trường Việt Nam năm 1967.
Video đang HOT
Bức ảnh “Em bé napalm” của Nick Ut, nhiếp ảnh gia AP, mang tính biểu tượng về tính tàn khốc của cuộc chiến. Trong ảnh, cô bé Phan Thị Kim Phúc vừa chạy vừa khóc khi Mỹ dội bom napalm xuống Trảng Bàng, Tây Ninh, năm 1972. Sức nóng của bom khiến em không còn mảnh áo quần và lưng, tay bỏng nặng. Nhân vật chính trong tác phẩm để đời của Nick Ut sau này đã hội ngộ cha đẻ của bức ảnh. Hiện Kim Phúc sống tại Canada cùng chồng và con.
Người nhà mừng rỡ đón một quân nhân Mỹ trở về tại căn cứ không quân ở California. Theo Hiệp định Paris được ký ngày 27/1/1973, Washington rút quân khỏi miền nam Việt Nam, đóng các căn cứ quân sự và hai bên trao đổi tù binh.
Những nhân sự cuối cùng của Mỹ rời Sài Gòn trước khi chiến tranh kết thúc.
Hình ảnh xe tăng của bộ đội giải phóng húc đổ cổng dinh Độc lập ngày 30/4/1975 đi vào lịch sử.
Người dân nô nức đổ ra đường phố Sài Gòn mừng ngày thống nhất đất nước 30/4/1975. Việt Nam sang một trang sử mới.
Theo Tri Thức
Những dấu vết đặc biệt trên xe tăng 390
Xe tăng 390 cùng với xe tăng 843, "chứng nhân lịch sử" của Chiến thắng vĩ đại ngày 30-4-1975 đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Bên cạnh chiến công húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trong ngày 30-4-1975, xe tăng 390 đã đi một cung đường rất dài theo hình đất nước.
Trước đó, ngày 4-12-1971, nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn 203, xe tăng 390 hành quân từ Vĩnh Phúc, vượt Trường Sơn vào chiến đấu tại chiến trường Trị Thiên khốc liệt.
Ngày 15-5-1975, kíp xe 390 có vinh dự được xếp hàng đầu trong Lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại TP Sài Gòn.
Năm 1978, xe 390 lại hòa mình vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế trên nước bạn Cam-pu-chia.
Đến năm 1979, xe tăng 390 nhận lệnh lên tàu thủy, vượt biển ra Bắc và tiếp tục chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
Có thể nói, trong cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, xe tăng 390 luôn có mặt ở tuyến đầu, luôn ở mũi đột kích, liên tiếp lập nên những chiến công như huyền thoại.
Trải qua nhiều chiến dịch khốc liệt, xe tăng 390 dính không ít "vết thương" trên "cơ thể" cùng những bí mật riêng mà chỉ những chiến sĩ đã gắn bó máu thịt, từng kề vai sát cánh chiến đấu cùng nó mới biết.
Năm 1999, khi đến Bảo tàng Lực lượng Tăng-Thiết giáp thăm lại xe tăng 390, các cựu chiến binh Vũ Đăng Toàn, Ngô Sĩ Nguyên, Lê Văn Phượng và Nguyễn Văn Tập đã "bị" cán bộ, nhân viên Bảo tàng "kiểm tra":
"Các bác có khẳng định đây chính là chiếc xe đã cùng các bác húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975 không?".
4 cựu chiến binh nói: "Sườn trái tháp pháo của xe có 2 vết lõm, sâu khoảng 1cm; phía trên mặt tháp pháo có vết lõm dài chừng gang tay. Đó là những vết lõm do xe trúng bom, pháo địch. Nếu đúng các dấu vết đó thì đúng là xe 390".
Bác Ngô Sĩ Nguyên bổ sung: "Nếu số tháp pháo được đúc nổi trên sườn trái là 61-T-73, phía trái cửa trưởng xe vẫn là dãy số khắc chìm 73776 thì đích thị là 390".
Thiếu tá Mai Thị Ngọc, Giám đốc Bảo tàng cho hay: "Khi chúng tôi mở cửa đưa các nhân chứng đến "gặp" lại chiếc xe, các bác đã òa khóc vì sung sướng.
Từng vết lõm, từng số hiệu trên xe đúng chính xác như các bác nói. Đúng là qua bao nhiêu dâu bể của chiến tranh, xe 390 vẫn được giữ gìn nguyên vẹn".
Còn bác Vũ Đình Toàn xúc động: "Những vết lõm trên xe là chứng tích của những trận đánh khốc liệt, nhất là trong trận tiến công căn cứ Nước Trong ngày 29-4-1975.
Trong trận đánh ấy, xe chúng tôi trúng rất nhiều bom, pháo địch. Trong trận này, pháo thủ số 2 Đỗ Cao Trường bị thương, vì thế đồng chí Lê Văn Phượng là Đại đội phó kỹ thuật mới lên thay trong những trận đánh diễn ra ngày 30-4-1975.
Xe 390 có thể đã thành than tro khi chúng tôi tiến đến cổng Dinh Độc Lập. Trong thời khắc ấy, xe 843 của Đại đội trưởng Bùi Quang Thận húc vào cổng phụ và bị kẹt lại, nên tôi lệnh cho đồng chí Tập húc thẳng vào cổng chính, dù biết có thể hy sinh.
Vì chúng tôi biết địch bảo vệ cổng chính bằng hệ thống điện và mìn chống tăng rất kiên cố. Nhiệm vụ của xe 390 là phải mở cửa để đại quân vào chiếm Dinh Độc Lập. Truyền thống của bộ đội Tăng-Thiết giáp là "một người, một xe cũng tiến công".
Với lịch sử và chiến công như vậy, xe tăng 390 được công nhận là "hiện vật gốc, độc bản; là hiện vật ảnh hưởng tích cực đến sự kiện trọng đại của đất nước, biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân 1975".
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số hình ảnh về xe tăng 390.
Xe tăng 390 hiện được bảo quản, trưng bày tại Bảo tàng Lực lượng Tăng-Thiết giáp.
Phía trên mặt tháp pháo có vết lõm dài chừng gang tay.
Sườn trái tháp pháo của xe có 2 vết lõm, sâu khoảng 1 cm.
Xe tăng 390 và 843 thời điểm tháng 5-1975 (ảnh chụp lại).
Các cựu chiến binh thuộc kíp xe 390 ngày 30-4-1975 cùng lãnh đạo Tổng cục Chính trị, Binh chủng Tăng-Thiết giáp trong ngày lễ đón nhận danh hiệu "Bảo vật quốc gia" cho xe tăng 390.
Xe tăng 390 trong sân Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 (ảnh chụp lại)
Theo Trí Thức Trẻ
9 tấm ảnh cực hiếm về phi đội B-52 trong chiến tranh Việt Nam Trong chiến tranh VN, B-52 đã xuất kích 120.000 lần, ném hơn 3 triệu tấn bom. Thiệt hại do "pháo đài bay" này gây ra là không thể đo đếm nổi. Phi công lái máy bay B-52 họp nghe phổ biến công tác trước khi thực hiện nhiệm vụ. Các quả bom được kiểm tra và bảo dưỡng trước khi đưa lên máy...