11 bệnh nhân Covid-19 nguy cơ tử vong rất cao
Trong 11 bệnh nhân nguy kịch nguy cơ tử vong rất cao, hiện 7 người thở máy xâm nhập, hồi sức tích cực, 4 phải sử dụng ECMO.
Chiều 4/8 tại Trung tâm Quản lý, Điều hành Trực tuyến Hỗ trợ Chuyên môn Chẩn đoán, Điều trị Covid-19, Tiểu ban Điều trị – Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch Covid-19, đã tiến hành hội chẩn lần thứ 7 về tình hình điều trị các bệnh nhân nCoV nặng.
Đại diện Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2, cho biết đến ngày 4/8, tại bệnh viện ghi nhận 3 trường hợp tử vong, đã được Bộ Y tế thông báo. 6 bệnh nhân đang trong tình trạng rất nặng, có nguy cơ tử vong. Bệnh viện hiện điều trị 23 bệnh nhân nặng, bao gồm 5 ca chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, 18 ca chuyển đến từ các bệnh viện Đà Nẵng.
Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2 bố trí một khu cách ly trung gian 20 giường, một khu cách ly 200 giường để điều trị cho bệnh nhân nặng, hoặc có tiền sử tiếp xúc bệnh nhân, hoặc đi lại các khu vực có dịch.
Bộ Y tế đã cử nhóm hỗ trợ bao gồm 10 chuyên gia đến bệnh viện, trong đó có phó giáo sư Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ông Hiếu cho biết một số bệnh nhân mắc biến chứng rối loạn đông máu nặng, do đó nguy cơ tử vong cao.
Các bệnh viện hội chẩn trực tuyến chiều 4/8. Ảnh: Lê Hảo.
Bệnh viện Đà Nẵng ghi nhận 3 trường hợp tử vong, đã được Bộ Y tế thông báo. Bệnh viện đang điều trị 5 bệnh nhân nCoV rất nặng, trong đó hai đang sử dụng ECMO. Tiên lượng các bệnh nhân này tiến triển nặng nhanh, cũng có nguy cơ tử vong cao.
Một số bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại bệnh viện này sẽ chuyển đến các bệnh viện khác. Chiều 4/8 đã chuyển 3 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo đến Bệnh viện Hòa Vang. Dự kiến sáng 5/8 thêm 4 bệnh nhân nặng đến Bệnh viện Lao và bệnh phổi Đà Nẵng. Các chuyên gia của Hội đồng hội chẩn đề nghị bệnh viện Đà Nẵng đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khi chuyển các bệnh nhân nặng, bệnh nhân chạy thận nhân tạo đến các bệnh viện được chỉ định.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đang điều trị 26 bệnh nhân Covid-19, trong đó ba ca tiến triển nặng lên. Bộ Y tế đề nghị Bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam thực hiện quy trình điều trị theo Phác đồ điều trị mới được Bộ ban hành.
Tiểu ban Điều trị kết luận, đến ngày 4/8 còn 284 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại 27 cơ sở y tế trong cả nước, trong đó 24 ca tiên lượng nặng, 4 ca nặng đang phải thở oxy. 11 bệnh nhân nguy kịch có nguy cơ tử vong rất cao, trong đó 7 thở máy xâm nhập, ICU, 4 phải sử dụng ECMO.
Tính đến chiều nay, Việt Nam đã ghi nhận 670 ca Covid-19, điều trị khỏi 378 bệnh nhân, 8 bệnh nhân tử vong.
Người bán hàng rong tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân Covid-19
Sau khi gặp bệnh nhân Covid-19, người này về nhà tiếp xúc với vợ con và nhậu cùng hàng xóm!
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu đang điều trị nhiều bệnh nhân Covid-19 . TRẦN THANH PHONG
Chiều 21.5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) thông báo nhanh về trường hợp người bán hàng rong tiếp xúc bệnh nhân (BN) dương tính Covid-19, có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Tiếp xúc nhiều lần
Cụ thể, khoảng 20 giờ ngày 19.5, một BN đang điều trị Covid-19 tại Khoa Nhiễm Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Bạc Liêu cung cấp hình ảnh chụp người bán hàng rong vào khu cách ly điều trị BN Covid-19 để bán hàng. BN gửi hình ảnh chụp được cho một điều dưỡng, sau đó điều dưỡng gửi cho Ban giám đốc BV. Ngay lập tức, lãnh đạo BV thông báo vụ việc cho Công an TP.Bạc Liêu để truy tìm tung tích người bán hàng cho BN Covid-19.
Bán trà, thuốc lá cho bệnh nhân Covid-19, cả gia đình người bán hàng rong ở Bạc Liêu đi cách ly khẩn
Qua xác minh, công an xác định lúc 17 giờ 30 phút ngày 16.5, ông T.K.V (32 tuổi, ngụ khu dân cư xóm Huế, phía sau BVĐK tỉnh Bạc Liêu) là người bán hàng rong (trà đường, cà phê...) đang từ nhà đi ngang qua khu cách ly thì ông H.H.T (33 tuổi, quê Hải Dương, BN Covid-19) đứng trong khu điều trị mở cửa sổ gọi ông V. bán cho 1 ly trà đường. Ông V. tiến lại gần, đứng phía bên ngoài bán cho ông T. 1 ly trà đường (cả 2 đều có mang khẩu trang).
Sau đó, ông T. nhờ ông V. mua 1 gói thuốc. Ông V. đến chỗ bà M. mua thuốc lá rồi mang vào đưa cho ông T. Ông T. đưa 500.000 đồng, được ông V. trả lại 450.000 đồng. Ông T. tiếp tục nhờ mua thêm 4 gói thuốc nữa nhưng ông V. không mua mà về nhà kêu con gái là cháu T.N.Y (9 tuổi) đạp xe đến chỗ bà M. để mua. Mua xong, Y. quay về đưa cho ông V. và ông này tiếp tục tới khu cách ly đưa thuốc lá cho ông T., được ông T. trả 100.000 đồng.
Sau khi tiếp xúc trực tiếp với BN Covid-19, về nhà ông V. tiếp xúc gần vợ, con; nhậu với người hàng xóm.
Kiến nghị cách ly khu dân cư
Ông Lê Hoàng Vinh, Phó chủ tịch UBND TP.Bạc Liêu, Phó trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Bạc Liêu, cho biết đã kiến nghị Ban chỉ đạo tỉnh xem xét cách ly cục bộ khu dân cư xóm Huế; xem xét cho học sinh Trường tiểu học Kim Đồng (nơi con ông V. đang học) nghỉ học đến hết ngày 24.5; phun thuốc sát khuẩn toàn trường và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Theo ông Vinh, lực lượng chức năng đã đưa 4 người, gồm: gia đình ông V. và ông T.B.H (50 tuổi, ở P.3, TP.Bạc Liêu) vào khu cách ly tập trung; đồng thời lấy mẫu xét nghiệm.
Theo ông Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu, người bán hàng rong đã vi phạm luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm một cách nghiêm trọng; đề nghị cơ quan chức năng xác minh, làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật. Sau khi phát hiện vụ việc, Sở Y tế đã triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, cách ly người bán hàng rong và 3 người tiếp xúc gần. Qua xét nghiệm nhanh, cả 4 người trên đều cho kết quả âm tính, do đó khả năng lây lan ra cộng đồng là rất ít. Ngành y tế sẽ tiếp tục theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm lần 2. Đối với khu cách ly chữa trị cho các BN Covid-19, tỉnh đã chỉ đạo tăng cường lực lượng công an, xây dựng thêm các chốt bảo vệ xung quanh.
Cũng theo ông Nam, Khoa Truyền nhiễm - nơi làm khu cách ly tập trung để chữa trị BN Covid-19 nằm một góc riêng, tách biệt hoàn toàn với các khoa khác của BV. Phía sau khu cách ly có phần đất trống, ao đìa, cây cối vẫn còn một số hộ dân sinh sống nằm trong phần đất của BV. Người bán hàng rong đang có nhà ở phía sau khu cách ly, do đó khi người này tiếp cận BN phía sau khu cách ly, lực lượng bảo vệ không phát hiện ra.
"Trách nhiệm trong việc để người bán hàng rong lọt vào khu cách ly tại Khoa Truyền nhiễm BVĐK Bạc Liêu thuộc lực lượng công an lập chốt, bảo vệ xung quanh khu cách ly này; còn y, bác sĩ BV chỉ có trách nhiệm chữa trị cho BN", ông Nam nói.
Tổng hợp tin dịch bệnh virus corona tối 21.5: Nỗi lo từ người bán hàng rong ở Bạc Liêu
Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra, chấn chỉnh
Trao đổi với PV Thanh Niên, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), cho rằng để xảy ra sự việc tại BVĐK tỉnh Bạc Liêu, người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm. Về nguyên tắc chung, khu cách ly điều trị BN phải được phân luồng riêng biệt, tuyệt đối không để người bên ngoài tiếp xúc. BV cần rà soát lại một cách nghiêm túc việc tổ chức cách ly, phân luồng, biển báo và bố trí lực lượng bảo vệ, người hướng dẫn để đảm bảo việc cách ly được tuân thủ nghiêm ngặt.
"Việc tiếp xúc như vậy là nguy cơ rất cao nhiễm bệnh cho người tiếp xúc, lây nhiễm ra cộng đồng. Qua hiện tượng này, ban chỉ đạo phòng chống dịch tại địa phương cũng cần chấn chỉnh công tác tổ chức phòng chống dịch; tăng cường truyền thông để người dân hiểu đầy đủ, không chủ quan, không lơ là tuân thủ các quy định phòng lây nhiễm Covid-19 cho bản thân và người thân, cộng đồng", PGS-TS Trần Đắc Phu nhận định.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Phó trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, cho biết sẽ giao Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) xác minh kiểm tra sự việc, kịp thời chấn chỉnh. Liên Châu
Việt Nam bước sang ngày thứ 36 không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng Tính tới 6h ngày 22/5, Việt Nam bước sang ngày thứ 36 liên tiếp không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, số người nhiễm virus corona vẫn là 324. Thông tin từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Việt Nam có tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức...