11 bài thuốc Đông y từ thực phẩm ai cũng nên dùng trước khi uống thuốc
Sử dụng bài thuốc đông y chữa bệnh không còn xa lạ với nhiều người bởi phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như lành tính, không gây tác dụng phụ. Hãy áp dụng ngay 10 bài thuốc Đông y tuyệt vời này thay cho uống thuốc để có thể chữa những căn bệnh đơn giản hay hơn uống thuốc.
1. Vừng đen: Chữa táo bón
Chúng ta đã quen với nhiều tác dụng tuyệt vời của vừng đen (mè đen) nhưng có một tác dụng nổi trội này có thể nhiều người chưa tận dụng triệt để. Đó chính là chữa bệnh táo bón, làm nhuận tràng và thông tắc đường ruột.
Cách làm: Dùng 1 muỗng canh vừng đen nghiền thành bột, sau đó trộn vào một chút bột yến mạch, các loại rau hoặc sữa chua hay các thực phẩm khác rồi ăn hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.
2. Gừng: Chữa đau dạ dày
Gừng là một trong những vị thuốc tự nhiên chữa bệnh tốt nhất. Gừng chứa các thành phần kháng viêm cũng như có tác dụng chống oxy hóa. Sử dụng một lát gừng tươi sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi bị đau hay co thắt dạ dày.
Cách làm:
- Thêm một vài lát gừng thái nhỏ vào tách trà buổi sáng hoặc buổi tối, đặc biệt là trà xanh sẽ hạn chế được cơn đau dạ dày trong vòng 2-3 ngày.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một thìa nước cốt gừng tươi và một thìa nước chanh vào cốc nước lọc sau đó nguấy đều. Tiếp theo thêm một thìa mật ong vào hỗn hợp trên và uống đều đặn vào buổi sáng hàng ngày.
3. Hạt tiêu đen: Chữa bệnh viêm họng
Hạt tiêu đen có tác dụng kích thích tiết nước bọt, tăng dịch vị dạ dày, “bẻ gãy” các protein, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Hạt tiêu đen giàu chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột, ngăn ngừa khối u ung thư vú. Tác dụng tốt hơn nếu kết hợp cùng nghệ. Ngoài ra, hạt tiêu đen chữa cảm cúm rất hữu hiệu.
Cách làm: Lấy 1 thìa cà phê hạt tiêu đen cho vào cốc, đổ nước sôi vào đậy nắp, ngâm trong 10 phút, sau đó thêm 2 thìa canh mật ong trộn đều rồi uống.
Khi uống hỗn hợp này vào cơ thể, có thể giải quyết được tình trạng tắc nghẽn, mật ong chống vi khuẩn, vừa tốt cho sức khỏe lại giảm bớt đau họng.
Video đang HOT
4. Thì là: Phòng ngừa và điều trị bệnh hôi miệng
Theo Đông y, thì là giúp kích thích sản xuất và tăng tiết sữa, giảm trọng lượng cơ thể cho phụ nữ sau sinh. Là cây có chứa nhiều khoáng chất Fennel và các vitamin gồm vitamin C, chất xơ, mangan, kali, magiê, canxi, sắt, vitamin B3… giúp kháng khuẩn và rất hữu ích cho hệ thống miễn dịch.
Cách làm: Sau khi ăn xong, nhai khoảng 5-10 hạt thì là có thể ngăn ngừa hơi thở hôi. Dầu cây thì là cũng giúp tiêu hóa, loại bỏ các mùi khó chịu ở đường tiêu hóa.
5. Lá khế: Chữa mày đay
Theo đông y thì lá khế có vị chua, tính bình có công dụng mát gan, giải độc rất hiệu quả.
Cách làm:
Cách 1: bạn lấy 1 nắm lá khế tươi, sau đó cho lên chảo nóng sao cho héo. Dùng lá khế sao khi còn nóng chà sát nhẹ nhàng len vùng da mề đay, lặp lại nhiều lần đến khi hết triệu chứng ngứa. Tuy nhiên, bạn cần chú ý chỉ để lá hơi nóng không để nóng quá sẽ gây tổn thương cho da, bỏng da.
6. Tỏi: trị vết bầm tím
Tỏi là một kháng sinh tự nhiên, có đặc tính kháng khuẩn. Khi chẳng may bị trầy xước nhỏ có thể dùng một nửa thìa cà phê tỏi giã nát khuấy cùng một ít nước thành hỗn hợp bột nhão, rồi đắp lên vết trầy xước.
Hoặc bạn có thể dùng tép tỏi tươi cắt mỏng đắp lên vùng bị xước.
7. Thịt băm nhuyễn: Chữa muỗi đốt
Chất protein trong thịt băm nhuyễn khi đắp lên vùng da bị muỗi đốt sẽ có tác dụng hút các chất độc trong nọc muỗi để lại, làm giảm viêm và đau nhanh chóng.
Cách làm: Lấy một nửa muỗng cà phê thịt băm nhuyễn, thêm 2 muỗng cà phê nước và trộn đều, đắp lên vùng bị muỗi đốt trong 30 phút hoặc nhiều hơn, cho đến khi vết muỗi đốt bình thường trở lại.
8. Lá húng tây (cỏ xạ hương): Chữa bệnh hôi chân
Các thành phần chống nấm có trong lá húng tây có thể diệt nấm gây mùi, từ đó giảm mùi hôi chân hiệu quả.
Cách làm: Dùng 2 muỗng canh lá húng tây đun với nước sôi khoảng 10 phút. Để nước nguội trong nhiệt độ phòng. Dùng bông gạc nhúng nước này xoa đều vào chân, để khô tự nhiên là được.
Thực hiện một thời gian cho đến khi cảm thấy chân hết dấu hiệu “bốc mùi”.
9. Lá hương thảo (mê tuyển hương): Trị gàu
Lá hương thảo giúp ngăn ngừa da đầu sản sinh ra quá nhiều dầu, sinh ra gàu.
Cách làm: Cho lá hương thảo vào trong một cốc nước sôi, ngâm khoảng 20 phút, để nguội trong nhiệt độ phòng. Sau khi gội đầu xong, dùng nước lá hương thảo này gội lại lần cuối và để nguyên như vậy cho khô.
10. Lá ổi: Chữa đau bụng
Những cơn đau bụng kèm theo tình trạng đi ngoài có thể sử dụng lá ổi để chữa được. Mẹo dùng lá ổi, thực hiện những cách dưới đây cực hiệu quả.
Cách 1: Rất đơn giản, bạn chỉ cần nhai trực tiếp búp ổi non với vài hạt muối. Vì là mẹo nên cũng có lưu ý nam nhai 7, nữ nhai 9 búp.
Cách 2: Bạn lấy 20g lá ổi non rang nóng rồi cho vào nồi đun cùng với 500ml nước với 1 củ gừng nướng, vài vỏ quýt. Đun sôi đến tầm 200ml nước thì đổ ra uống ngày 3 lần.
11. Cá trê đậu đen: Món ăn dành cho mọi quý ông
Yếu thận, thận hư, nam giới thiếu dương là những khái niệm bệnh lý đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là nam giới. Do áp lực công việc và nhịp độ cuộc sống gấp gáp, các bệnh về thận vì thế mà không ngừng tăng lên.
Đã có nhiều người cần phải dùng thực phẩm hay thuốc để hỗ trợ với mong muốn duy trì phong độ ngày một khỏe mạnh hơn. Bài thuốc bổ thận từ thực phẩm sau đây vừa đơn giản, vừa dễ kiếm, được Đông y đánh giá cao.
Theo www.phunutoday.vn
Bổ thận tráng dương tức thì chỉ bằng một quả trứng gà: Bài thuốc quý ông nào cũng nên biết
Ăn uống được xem là một trong những cách tốt nhất để cải thiện tình trạng sức khỏe. Trứng gà kỷ tử - bài thuốc bổ thận giúp quý ông "khỏe" hơn chỉ sau 3-5 ngày sử dụng.
Theo các bác sĩ Đông y, nam giới bị yếu thận sẽ dẫn đến khả năng tình dục kém, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng, mà còn khiến cho không khí gia đình luôn luôn nặng nề, u ám.
Trứng gà kỷ tử là bài thuốc bổ thận tráng dương được chuyên gia Đông y nghiên cứu và khuyến khích sử dụng để cải thiện chức năng của thận, tăng khả năng tình dục cho nam giới.
Theo chuyên gia Đông y, hạt kỷ tử có tính ngọt, cân bằng, giàu carotene, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, niacin, sitosterol -, axit linoleic và kẽm.
Kẽm có thể làm cho sự hoạt động của men tăng lên cao hơn, từ đó làm tăng sự bài tiết tuyến yên gonadotropin và tăng cường hormone, có hiệu quả rất tốt đối với những người đang bị yếu thận.
Trong khi đó trứng gà cũng là loại thực phẩm bổ dưỡng vô cùng với rất nhiều loại vitamin và khoáng chất, rất thích hợp cho những người cần nâng cao sức khỏe.
Mỗi đợt áp dụng món canh trứng gà kỷ tử kéo dài tối thiểu 3-5 ngày, sau đó dừng lại rồi có thể tiếp tục ăn đợt mới tùy vào thể trạng bệnh cụ thể của mỗi người.
Cách chế biến trứng gà kỷ tử:
Món ăn bổ thận tốt nhất chỉ với trứng gà và kỷ tử
Nguyên liệu: Dùng 30gram hạt kỷ tử, 1 quả trứng gà.
Cách làm: Đầu tiên cho nước vào nồi luộc trứng cho đến khi trứng chín thì vớt ra, bóc vỏ trứng bỏ đi. Hạt kỷ tử có thể ngâm rửa qua cho sạch. Sau đó cho kỷ tử cùng trứng bóc vỏ và một ít nước vào nồi và nấu thêm một lúc thành canh trứng kỷ tử. Ăn liên tục như vậy từ 3-5 ngày mỗi đợt sẽ mang lại kết quả khả quan.
Theo Tri Thức Trẻ
Khám phá tác dụng chữa bệnh của cá trê Không chỉ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cá trê còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Cá trê là loài cá nước ngọt, sống ở ao, hồ, ruộng nước có nhiều bùn. Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 4 - 9, tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7. Không chỉ là loại thực phẩm...