11 bài thuốc chữa bệnh từ cây cơm cháy
Cây cơm cháy, tên khác là tiếp cốt thảo (cỏ nối liền xương) cây thuốc nam giúp đẩy lùi triệu chứng đau nhức cơ thể, hỗ trợ điều trị phong thấp, chữa nhiều bệnh.
Cơm cháy, tên khoa học Sambucus javanica Reinw, thuộc họ Cơm cháy ( Caprifoliaceae). Đây là một loại cây nhỏ, cao từ 1,5-7m; cành nhẵn, màu lục nhạt; lá mềm, mọc đối, kép lông chim lẻ gồm 3-9 lá chét, dài 8-15cm, rộng 3-5 cm, mép khía răng cưa.
Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim, nom như tán kép. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ sau đen, chứa 3 hạt dẹt. Hoa cây cơm cháy thường nở vào tầm tháng 5 đến tháng 9.
Để làm thuốc, thu hoạch cả cây vào tháng 11 hàng năm, dùng tươi hoặc sấy khô.
1. Công dụng của cây cơm cháy
Theo Đông y, cây cơm cháy có vị chua, tính ấm; có tác dụng khử phong trừ thấp, hoạt huyết tán ứ; dùng chữa phong thấp đau nhức, phù do viêm thận, cước khí phù thũng, kiết lỵ, hoàng đản, viêm khí quản mạn, phong chẩn, đơn độc, mụn nhọt lở loét sưng đau, gãy xương, chấn thương.
Cây cơm cháy giảm đau nhức cơ thể.
Tại một số địa phương, người ta dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả làm thuốc thông tiểu, ngâm rượu uống làm thuốc nhuận, thải độc cơ thể, chữa lỵ và thấp khớp.
Hoa được dùng làm thuốc lợi tiểu, ra mồ hôi, dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc xông. Vỏ cũng dùng làm thuốc nhuận và thông tiểu.
2. Một số đơn thuốc dùng cây cơm cháy
- Giúp giảm nhẹ triệu chứng đau nhức tứ chi, bán thân bất toại: Mùa lạnh dùng rễ (giã nát), mùa nóng dùng cành lá cây cơm cháy, sao nóng, xoa và đắp lên rốn hoặc chườm vào vị trí đau. Mỗi liệu trình kéo dài khoảng 7-10 ngày.
- Giảm đau do chấn thương, bầm tím, đau nhức, toàn thân không nằm được: Dùng rễ cây cơm cháy 20g, bóc bỏ vỏ, giã nát vắt lấy 1 chén nước cốt, hòa thêm 1 chén rượu, hâm nóng lên, uống dần vào lúc đói bụng, thấy hơi buồn nôn thì ngừng. Mỗi liệu trình kéo dài khoảng 5-7 ngày.
- Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp: Rễ cây cơm cháy 30g sắc với 600ml nước, còn 200 ml nước, uống trong ngày.
Cây cơm cháy hỗ trợ điều trị phong tê thấp, chân gối sưng đau…
Video đang HOT
- Chữa cước khí mới phát, chân gối sưng đau: Rễ cây cơm cháy 3 phần, giã nát, bã rượu 1 phần, trộn đều, sao nóng, đắp lên những chỗ sưng rồi dùng băng cố định lại, ngày thay thuốc 2 lần.
- Chữa phù thũng do viêm thận: Cành lá cây cơm cháy 30g, sắc nước uống trong ngày.
- Chữa hoàng đản ( vàng da): Rễ cây cơm cháy nấu với thịt ba chỉ cho bệnh nhân ăn.
- Chữa tiểu khó, tiểu tiện nhỏ giọt: Rễ cây cơm cháy 90-120g, hầm với thịt lợn hoặc dạ dày lợn, chia ra ăn nhiều lần trong ngày.
- Chữa sưng vú: Lá cơm cháy sao nóng đắp vào chỗ sưng đau.
- Chữa đòn ngã chấn thương, đau nhức: Rễ cây cơm cháy 20g, sắc với nửa phần rượu, nửa phần nước, lọc bỏ bã, thêm 30g đường trắng trộn đều uống.
- Thuốc gãy xương giúp giảm đau: Vỏ rễ và lá cây cơm cháy giã nát đắp vào chỗ xương gãy rồi băng lại cho cố định.
- Chữa ngứa toàn thân mẩn đỏ: Cành lá cây cơm cháy, sắc lấy nước đặc rửa, tắm.
3. Lưu ý khi dùng cây cơm cháy
Liều dùng của cây cơm cháy có thể thay đổi tùy theo từng thể bệnh. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý… Do đó, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng.
Thuốc từ cây cơm cháy nếu quá liều, có thể có thể dẫn tới tiểu tiện liên tục, đại tiện lỏng, buồn nôn.
Cây cơm cháy có thể làm giảm chức năng gan, phân hủy một số loại thuốc. Dược liệu cũng có tác dụng như thuốc lợi tiểu… Vì vậy, trong trường hợp bạn đang có phác đồ điều trị bệnh lý khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Việc tự ý kết hợp có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.
Lá trầu không có tác dụng gì?
Trầu không là loại lá quen thuộc của người Việt Nam, không chỉ để ăn, trầu không còn là vị thuốc tốt cho sức khoẻ.
Từ xưa, cây trầu không đã là loại cây gắn liền với cuộc sống của người phụ nữ, đặc biệt là với những chị em hay ăn trầu. Không chỉ để ăn, trầu không còn có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ. Dưới đây là những tác dụng của lá trầu không bạn không nên bỏ qua.
Tổng quan về cây trầu không
Lá trầu không rất quen thuộc với người Việt Nam, không chỉ ngoài đời sống mà còn đi vào trong thơ ca, âm nhạc, truyện cổ tích. Rất nhiều người không biết rằng, ngoài tên gọi trầu không, loài cây này còn được gọi bằng các cái tên khác như trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng.
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, cây trầu không thuộc họ hồ tiêu và có tên khoa học là Piper betle L, cây thân leo và có cành hình trụ, rễ cây bén ở các mấu, lá trầu không mọc so le, hình tim tròn đôi khi không cân xứng.
Cây trầu không ưa ẩm và ánh sáng nên phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Lá trầu không thường được thu hoạch để ăn trầu, làm thuốc hoặc để cúng gia tiên trong các ngày lễ mùng một, ngày rằm,... hoặc các sự kiện quan trọng như cưới hỏi.
Trầu không rất tốt cho sức khoẻ.
Trong 100g lá trầu không có thành phần như sau:
Năng lượng: 44 kcal.Nước: 85,6g.Protein: 3,1g.Lipid:0,8g.Muối khoáng: 2,3g.Chất xơ: 2,3g.Cacbohidrat:6,1g.Canxi: 0,5g.Sắt: 0,007gVitamin A: 2,5mg
Ngoài ra, lá trầu còn chứa một số dưỡng chất như vitamin nhóm B, axit ascorbic, caroten, tinh dầu.
Lá trầu không có tác dụng gì?
Dưới đây là những tác dụng lá trầu không bạn không nên bỏ qua:
Hoạt động như một chất làm lạnh
Làm món lá trầu trộn với hạt thì là, dừa nạo, đường phèn và cốc nước sẽ giúp bạn đánh bay cái nóng mùa hè hiệu quả.
Ngừng chảy máu mũi
Mùa hè nóng nực nhiều người dễ bị chảy máu mũi (chảy máu cam)...lá trầu có thể giúp ngăn ngừa hay cầm máu mũi, chữa say nắng.
Lá trầu không giúp điều trị các vấn đề về da
Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn nên nó có thể giúp giải quyết các vấn đề về mụn trứng cá để có một làn da sạch sẽ, mịn màng.
Ngoài ra, nó còn giúp chữa và ngăn ngừa dị ứng da, mẩn ngứa do khô da. Thậm chí, ngay cả những đốm đen và cháy nắng cũng có thể được điều trị bằng lá trầu không.
Chứa nguồn Vitamin C phong phú
Lá trầu rất giàu vitamin như vitamin C, riboflavin, thiamine, niacin và carotene. Ngoài ra, chúng cũng là một nguồn canxi tuyệt vời.
Giúp giảm đau
Lá trầu không đóng vai trò quan trọng trong việc giúp giảm đau. Bột lá trầu có thể được sử dụng để điều trị các vết cắt và vết bầm tím để giúp giảm đau.
Uống nước ép lá trầu cũng giúp giảm đau bên trong. Đồng thời, nó cũng giúp giảm sưng và cũng được sử dụng để điều trị viêm nhiễm.
Giảm lượng Cholesterol xấu trong máu
Trong lá trầu không có chất eugenol tác dụng ức chế và trung hòa các gốc tự do hình thành cholesterol xấu giúp ngăn ngừa các bệnh lý như mỡ máu, bệnh tim mạch và gan nhiễm mỡ.
Điều trị đái tháo đường
Mức oxy hóa cao khi căng thẳng khiến lượng đường huyết tăng vọt ở người bệnh tiểu đường, sử dụng lá trầu không có tác dụng chống lại các oxy hóa này và giúp duy trì sự ổn định lượng đường trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác dụng tích cực khi sử dụng lá trầu không điều trị đái tháo đường tuýp 2.
Điều trị hôi nách
Hôi nách gây ra nhiều khó chịu và những tình huống khó xử cho cả nam giới và nữ giới. Nếu bạn đã thử rất nhiều cách nhưng không có hiệu quả khả quan thì hãy thử sử dụng lá trầu không nhé. Hãy kiên trì sử dụng lá trầu không giã nát lấy nước cốt và lau lên vùng nách, mỗi tuần thực hiện 2 - 3 lần và bạn sẽ thấy được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị say nắng
Mùa hè nắng nóng khiến tình trạng say nắng thường xuyên xảy ra. Bạn có thể nhanh chóng khắc phục bằng cách sử dụng lá trầu không trộn với một nắm tóc rối, một tí dầu hỏa bọc vào trong một cái khăn và chà xát dọc vùng lưng, bụng để điều trị say nắng.
Điều trị nấm da
Bạn có thể sử dụng lá trầu không giã nát đắp lên vùng da bị nấm hoặc đun lấy nước rửa hằng ngày.
Trên đây là những tác dụng của lá trầu không với sức khoẻ. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn.
4 dấu hiệu khi tắm cảnh báo vấn đề sức khỏe chớ đừng chủ quan Tắm giúp thư giãn và làm sạch cơ thể. Thế nhưng nếu khi tắm mà bạn gặp phải những triệu chứng này thì cần cảnh giác với các vấn đề sức khỏe. Da bị ngứa Tắm đúng cách giúp làn da sạch sẽ, bớt ngứa ngáy do bụi bẩn, mồ hôi. Thế nhưng, một số người lại cảm thấy da ngứa ngáy khó...