10X vẽ chân dung Bác Hồ từ hàng nghìn chữ ‘Bác’ mừng ngày Quốc khánh 2/9
Hòa trong không khí chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, một bức họa chân dung Bác Hồ vô cùng ý nghĩa đã được thực hiện. Điều đặc biệt, bức chân dung được vẽ nên từ hàng nghìn chữ ‘Bác’.
Bức chân dung Bác Hồ được vẽ nên từ hàng nghìn chữ ‘Bác’
Người vẽ nên bức chân dung Bác Hồ là Nguyễn Văn Cường (sinh năm 2005, quê Bắc Ninh). Cường cho biết, bức chân dung Bác được vẽ trong vòng một tuần để chuẩn bị chào mừng ngày 2/9.
Để thực hiện được bức tranh này, Cường đã dựng hình trước sau đó đánh bóng bằng cách viết chữ lên. Vùng nhạt thì dùng bút 2B, vùng đậm thì dùng bút 6B-8B. Bức tranh được Cường vẽ lên bằng hàng nghìn chữ ‘Bác’ chồng lên nhau.
Video đang HOT
Cường đã vẽ khung, sau đó sử dụng nhiều chữ ‘Bác’ đè lên nhau để hoàn thiện bức vẽ
Cường cho hay, bức tranh chân dung này được vẽ bằng cả tâm huyết. Khi nhìn vào bức vẽ, mọi người mọi lần nữa tưởng nhớ về Người – vị cha già dân tộc.
Đồng thời, 10X cũng muốn mọi người có cái nhìn khác về vẽ tranh, về cách truyền tải thông điệp qua từng nét vẽ.
10X muốn truyền tải thông điệp qua từng nét vẽ
‘Trước đó, mình đã từng vẽ Sơn Tùng MTP bằng những con chữ rồi. Nên bây giờ mình quyết định vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng 1945 chữ ‘Bác’. Thật ra bản thân mình cũng không thể đếm nổi số chữ xuất hiện trong bức tranh, nhưng mình muốn lấy con số 1945 để đúng với năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
Mình cảm thấy rất bất ngờ và vui mừng khi được mọi người quan tâm và đón nhận nhiệt tình như vậy. Bố mẹ mình cũng rất mừng và ủng hộ nhiệt tình’, Cường chia sẻ.
Hiện tại, bức chân dung Bác Hồ đầy ý nghĩa này vẫn đang nhận được sự quan tâm, khen ngợi từ cộng đồng mạng.
Người kéo cờ trong lễ độc lập qua đời
Giáo sư Lê Thi, người kéo cờ Tổ quốc trong lễ Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình tháng 9/1945 qua đời ngày 28/8, hưởng thọ 94 tuổi.
Bà Lê Thi tên thật là Dương Thị Thoa, sinh năm 1926, ở Văn Giang, Hưng Yên, là con gái nhà giáo nổi tiếng, hiệu trưởng trường Bưởi, liệt sĩ Dương Quảng Hàm.
Năm 17 tuổi, sau khi tốt nghiệp trường Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương, Hà Nội), bà sớm giác ngộ cách mạng. Công việc của bà là cùng đội phụ nữ cứu quốc đi tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ cách mạng.
Sáng 2/9/1945, bà Thi đến từng gia đình vận động người dân tham gia cuộc mít tinh vào buổi chiều. Đúng 14h, bà dẫn đầu đoàn phụ nữ cứu quốc tiến về quảng trường Ba Đình.
Trong cuộc gặp gỡ với phóng viên VnExpress năm 2010, bà Thi từng chia sẻ: "Tôi dẫn đầu, đi ở ngoài hàng, vừa đi vừa hô Một hai, một hai, thi thoảng lại hô khẩu hiệu Ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Việt Minh!. Vậy là chị em lại hô theo: Việt Minh, Việt Minh!".
Bà Lê Thi (trái) và bà Đàm Thị Loan, hai người phụ nữ cùng nhau kéo cờ trong lễ độc lập ở quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Ảnh: Tư liệu.
Hôm ấy bà mặc áo dài trắng, đi dày ba ta trắng. Đoàn phụ nữ được đứng vị trí đầu tiên. Gần 14h30, một cán bộ trong Ban tổ chức đến thông báo cử một người lên kéo cờ. Tất cả ngơ ngác nhìn nhau, không ai xung phong lên. Cuối cùng, mọi người đồng thanh hô bà Thi lên.
Bà Thi từng nhớ lại, cột cờ ở phía trên bục lễ đài, đường lên ở phía sau. Bà phải bước lên nhiều bậc cầu thang gỗ để tiến đến chân cột cờ. Khi đến nơi, có một nữ giải phóng quân mặc áo chàm chờ sẵn. Nhìn lá cờ khá to, chị kia lại thấp hơn mình nên bà Thi phân công: "Chị thấp, chị nâng cờ, em cao, để em kéo cờ". Vừa lúc đó nhạc quốc ca cất lên, hai người bắt đầu kéo cờ. Khi nhạc quốc ca vừa dứt thì cờ đỏ sao vàng cũng lên tới đỉnh cột, tung bay phấp phới.
Sau ngày độc lập, năm 1956, bà Lê Thi được cử đi học lớp lý luận cao cấp đầu tiên của trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Tốt nghiệp loại ưu, bà được giữ lại làm giảng viên.
Bà được phong giáo sư triết học, sau đó làm Viện trưởng Viện Triết học Việt Nam. Khi về hưu, bà cùng một số người sáng lập trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình, sau này chuyển thành Viện Gia đình và Giới.
Thủ tướng yêu cầu giữ gìn tuyệt đối an toàn thi hài Bác Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong thực hiện nhiệm vụ giữ gìn tuyệt đối an toàn, lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Ban Quản lý Lăng Chủ...