108 bức ảnh đời thường của nhiếp ảnh gia khiếm thị
Trong một cuộc sống đầy bóng tối, những nhà nhiếp ảnh nghiệp dư khiếm thị vẫn ghi lại được những hình ảnh đời thường với những cung bậc rất riêng.
108 bức ảnh của 105 nhiếp ảnh gia đặc biệt này đang được triển lãm với chủ đề “Một tôi khác” từ ngày 12 tới 22/9 tại Công viên Lý Thái Tổ, Hà Nội.
Những bức ảnh với khung hình có thể “chưa đúng chuẩn” nhưng rất nhân văn và đầy nghệ thuật.
Bức ảnh của chị Nguyễn Thị Hoa, một người khiếm thị ở Bình Dương, ghi lại cảm xúc vui vẻ của những người cùng cảnh ngộ với chị khi được nhận quà trong Ngày Toàn dân chăm sóc và bảo vệ người Khuyết tật Việt Nam 18/4.
Bức ảnh này của một người mù chụp về hoạt động trị liệu tâm lý “Tâm vận động”. Hoạt động này có khả năng giúp trẻ khuyết tật cải thiện được sức khỏe, ngôn ngữ, vận động. Trong ảnh là một bé gái bị liệt đang cố gắng leo lên những nấc thang khẳng định quyết tâm đứng lên từ chính đôi chân mình.
Ảnh chụp chị Bồ Kim Khánh (sinh năm 1985) là một người khiếm thị ở Bình Dương. Chị Khánh ước mơ giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh giống mình và điều này đã thành hiện thực vào năm 2009 khi một ngôi trường dành cho các em bị tự kỷ, chậm phát triển đã ra đời. Chị Khánh trở thành hiệu trưởng của ngôi trường này.
Video đang HOT
Thành công trong sự nghiệp, chị Khánh còn có một mái ấm hạnh phúc với người chồng sáng mắt là anh Vũ Ngọc Thương. Trước khi có được mái ấm này chị phải vượt qua nhiều trở ngại, trước hết là mặc cảm bản thân. Anh Thương luôn ở bên, sẵn sàng làm đôi tay, đôi chân, con mắt cho chị, giúp chị thấy được: “Một bàn tay nắm chặt một bàn tay. Cả vũ trụ như không còn đêm tối”.
Anh Huỳnh Hữu Cảnh, tác giả của bức ảnh, cho biết, anh rất ngưỡng mộ tình yêu của anh Thương, chị Khánh nên đã có ý định chụp ảnh họ khi cặp vợ chồng này đi picnic trong công viên. Anh lên ý tưởng là cảnh anh chị tình cảm với nhau cùng nâng niu bông hoa dưới ánh nắng mai thể hiện tình yêu trong trẻo. Sau đó, anh nhờ người chọn chế độ chụp. Lúc chuẩn bị chụp, anh bảo nhân vật cất tiếng nói, từ đó xác định được hướng.
Bà Nguyễn Phương Thảo, cán bộ ISEE (Ban tổ chức dự án Photo Voices), cho biết, khi xem những bức ảnh của người khiếm thị, nhóm đã quyết định không cắt cúp hay chỉnh sửa để mang đến cho người xem những không gian ánh sáng, cũng như thế giới nội tâm chân thật của người mù.
Ngoài những nhiếp ảnh gia khiếm thị, triển lãm còn trưng bày ảnh của người bán hàng rong, dân tộc thiểu số, nghiện ma túy, nhiễm HIV, đồng tính, người khuyết tật… Trong ảnh là một nông dân mãn nguyện với vụ mùa bội thu khi được các tổ chức phi chính phủ giúp đỡ về kỹ thuật, giống cây trồng.
Những bức ảnh của người đồng tính, song tính, chuyển giới cũng mang đến cuộc sống chân thực của chính họ – những người đang phải đối mặt với sự kỳ thị, miếng cơm, manh áo. Những con người yếu thế ấy được cất lên tiếng nói của mình thông qua hình ảnh khi tham gia chương trình Photo Voice của Viện Nghiên cứu Xã hội , Kinh tế và Môi trường (ISEE) phối hợp với 14 tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam.
Ý nghĩa của triển lãm “Một tôi khác” là đem tới sự tự tin cho những người có hoàn cảnh đặc biệt.
Phan Dương
Theo VNE
Còn nhiều điều chưa kể
Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Công an Hà Nội vì nhân dân phục vụ - Vì Thủ đô bình yên" đã chính thức khép lại bằng buổi lễ trao giải và triển lãm diễn ra hôm nay 7-9 tại Nhà triển lãm Thành phố, 45 Tràng Tiền. Các tác phẩm trưng bày đã giúp người dân hiểu hơn những gian khổ và hy sinh của các chiến sỹ Công an Hà Nội.
"Phân luồng giao thông" - tác phẩm đoạt giải Nhất. Ảnh: Ngô Lịch
Đi về các vùng sâu vùng xa để tác nghiệp
Chỉ vẹn vẻn trong vòng 1 tháng kể từ ngày phát động, cuộc thi ảnh nghệ thuật lần đầu tiên có sự phối hợp giữa Công an TP Hà Nội, Hội LHVHNT Hà Nội và Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội đã nhận được lượng ảnh phong phú và đa dạng về đề tài. Hội đồng giám khảo đã chọn ra 120 tác phẩm để trưng bày, trong đó có 21 tác phẩm đoạt giải. Chụp ảnh về đề tài lực lượng Công an luôn là một đề tài chứa đựng những thử thách và lòng kiên nhẫn. Vậy mà các tác phẩm tham dự cuộc thi lại cho thấy sự sinh động của những khoảnh khắc bấm máy, tính chân thật của những bức ảnh như những câu chuyện cảm động, kể cho người xem về người chiến sỹ Công an nhân dân giữa thời bình.
Bên cạnh việc tôn vinh những chiến công của lực lượng Công an Thủ đô, tận tụy hết lòng vì cuộc sống bình yên của nhân dân thì những góc máy cận cảnh, đặc tả đi sâu vào khai thác đời sống của mỗi người chiến sỹ lại mang đến những xúc động riêng cho người xem. Thông qua những tác phẩm ảnh nghệ thuật này, người xem có dịp hiểu thêm, thông cảm chia sẻ với những khó khăn vất vả, những hy sinh của cán bộ chiến sĩ Công an Thủ đô nhờ đó sẽ thêm tin cậy và yêu mến, giúp đỡ và đùm bọc trong công tác bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng Công an. Hơn thế, các tác phẩm ảnh nghệ thuật tham gia cuộc thi này còn là động lực tinh thần góp phần giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng tự hào của mỗi cán bộ chiến sĩ.
Việc xây dựng hình tượng người chiến sỹ Công an nói chung và Công an Thủ đô nói riêng bằng ngôn ngữ ánh sáng, đã được các nhà nhiếp ảnh tận tâm đầu tư thời gian, công sức không quản gian khó đến các vùng sâu vùng xa để ghi lại những hình ảnh đẹp về người chiến sỹ. Điều này chỉ có thể xuất phát từ lòng yêu mến và tin cậy đối với ngành Công an mới đủ sức khiến đôi chân người nghệ sỹ không biết mệt mỏi. NSNA Phạm Hùng Cường, người đoạt giải Ba của cuộc thi với tác phẩm "Chiến sỹ Cảnh sát cơ động" còn được biết đến là người có thâm niên 10 năm chuyên chụp về ngành Công an cho biết: "Tôi đã đi về những nơi hẻo lánh của Hà Giang, Tây Nguyên để ghi lại hình ảnh gian khổ của các chiến sỹ Công an trong khi làm nhiệm vụ. Vất vả là thế nhưng mỗi khi "bắt" được một hình ảnh đẹp thì bao cảm giác mệt nhọc đều tan biến. Cái khó của người cầm máy khi chụp về ngành Công an là biết khái quát để đưa vào ống kính".
"Vì dân" - Tác phẩm đoạt giải Nhì cuộc thi
"Chiến sỹ Cảnh sát cơ động" - tác phẩm đoạt giải Ba
Ảnh: Phạm Hùng Cường
"Cảnh sát hình sự đặc nhiệm - quả đấm thép của Công an Thủ đô"
- tác phẩm đoạt giải Khuyến khích
Ảnh: Nguyễn Phú khánh - Báo ANTĐ
Mong muốn nối dài cuộc thi
Với một người ngoại đạo, NSNA Ngô Lịch đồng thời là phóng viên TTXVN chỉ biết đến chụp ảnh về đề tài TTATGT nhưng lại rất có duyên với ngành Công an. Tác phẩm "Phân luồng giao thông" của anh đã đoạt giải Nhất cuộc thi ảnh lần này. Bức ảnh được chụp từ trên cao xuống làm mọi vật trở nên thật nhỏ bé nhưng hình ảnh của người chiến sỹ Cảnh sát giao thông lại trở nên thật ấn tượng khi một mình đứng giữa dòng người và xe cộ được xếp hàng ngay ngắn. NSNA Ngô Lịch tiết lộ: "Lực lượng Cảnh sát giao thông đứng phân làn làm giảm ách tắc giao thông. Hình ảnh đó hiện ra trước mắt mỗi người chúng ta rất nhiều. Là một người sáng tác, tôi không thể không chụp hình ảnh đó. Bởi hình ảnh giản dị này sẽ tô đậm thêm hình ảnh đẹp về người Cảnh sát giao thông, động viên khích lệ mọi người dân chấp hành luật lệ giao thông và làm cho xã hội của chúng ta đẹp hơn".
Cuộc thi diễn ra thành công nhưng điều khiến nghệ sỹ nhiếp ảnh còn đôi chút tiếc nuối là thời gian phát động ngắn. Các tác phẩm tham dự về mới chỉ nói lên một phần những gian khổ, hy sinh thầm lặng của lực lượng Công an Thủ đô, còn rất nhiều hình ảnh đẹp, những câu chuyện hay để các nghệ sỹ khai thác và đưa vào tác phẩm. Vì thế, phần đông các nghệ sỹ đều mong muốn cuộc thi ảnh nghệ thuật "Công an Hà Nội vì nhân dân phục vụ-Vì Thủ đô bình yên" sẽ được nối dài trong thời gian sắp tới cũng là một cách làm để người dân hiểu thêm về những người chiến sỹ Công an đang hàng ngày, hàng giờ giữ gìn bình yên cuộc sống.
Giải Nhất cuộc thi thuộc về tác giả Ngô Lịch với tác phẩm "Phân luồng giao thông". 2 giải Nhì thuộc về tác giả Nguyễn Xuân Chính với tác phẩm "Vì dân" và tác giả Vũ Quốc Hưng với tác phẩm "Mình vì mọi người". 3 giải Ba thuộc về tác giả Phạm Hùng Cường với tác phẩm "Chiến sỹ cảnh sát cơ động", tác giả Trần Thị Nguyệt Ánh với tác phẩm "Gương mặt nữ cảnh sát giao thông", tác giả Vũ Quốc Hưng với tác phẩm "Chiến sỹ CAND như người thân gia đình" cùng 15 giải Khuyến khích.
Phạm Thu Hương
Theo ANTD
Bố đâm con gái 4 tháng tuổi rồi tự sát Gọi mãi nhưng không thấy ai trả lời, người vợ cùng hàng xóm phá cửa xông vào phòng thì phát hiện chồng và con gái 4 tháng tuổi đang nằm trong vũng máu. Vụ việc xảy ra vào trưa 1/9 ở gia đình anh Kiều Huy Vũ (SN 1984) và chị Nguyễn Thị Hòa (xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội). Cháu...