107 doanh nghiệp có vốn Nhà nước làm ăn thua lỗ
Năm 2019, có 107/818 doanh nghiệp có vốn Nhà nước kinh doanh bị lỗ (chiếm 13%). Chính phủ cho rằng cần đánh giá khả năng phục hồi hoặc phương án xử lý dứt điểm với từng dự án.
Trong báo cáo gửi Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp năm 2019, Chính phủ cho biết tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2019, có 818 doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Trong đó, có 491 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (doanh nghiệp Nhà nước); 327 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
Tổng vốn Nhà nước đang đầu tư tại 818 doanh nghiệp là 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2018.
Tổng tài sản của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đạt 3,8 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với thực hiện năm 2018.
Có 107/818 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh bị lỗ (chiếm 13% tổng số doanh nghiệp có vốn Nhà nước).
Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước là 396.356 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện năm 2018.
Video đang HOT
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam báo lỗ lũy kế 3.003 tỷ đồng.
Xét về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước, theo báo cáo của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ – con, tổng doanh thu đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm 2018. Báo cáo của công ty mẹ, tổng doanh thu đạt 960.434 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2018.
Một số tập đoàn có doanh thu lớn gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (399.508 tỷ đồng), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (397.051 tỷ đồng), Tập đoàn Viễn thông quân đội (145.265 tỷ đồng), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (116.373 tỷ đồng); Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (55.656 tỷ đồng).
Tuy nhiên, theo đánh giá trong báo cáo, doanh nghiệp Nhà nước vẫn có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của nhóm này chậm hơn doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp FDI. Do đó, kết quả kinh doanh đã có tăng trưởng đáng kể nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm lực nguồn vốn Nhà nước đang đầu tư tại các các doanh nghiệp này.
Báo cáo hợp nhất có 12 tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ – con còn lỗ lũy kế là 7.448 tỷ đồng và 6 công ty mẹ còn lỗ lũy kế là 2.819 tỷ đồng.
Cụ thể, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lỗ 3.003 tỷ đồng; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lỗ 2.785 tỷ đồng; Tổng công ty Cà phê Việt Nam lỗ 819,6 tỷ đồng; Tổng công ty 15 lỗ 718,6 tỷ đồng; Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn lỗ 44,8 tỷ đồng; Tổng công ty Du lịch Hà Nội lỗ 40,8 tỷ đồng.
Ngoài ra, Tổng công ty Thái Sơn lỗ 25,5 tỷ đồng; Tổng công ty 319 lỗ 4,7 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô lỗ 2,4 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Đầu tư và PTNN Hà Nội lỗ 2,2 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV ITAXA lỗ 654 triệu đồng; TCT Đầu tư và Xuất nhập khẩu Cao Bằng lỗ 648 triệu đồng.
Chính phủ cho rằng cần đánh giá khả năng phục hồi hoặc phương án xử lý dứt điểm với từng dự án thua lỗ, kém hiệu quả; tách riêng việc phục hồi sản xuất hoặc phá sản, thanh lý tài sản của dự án với việc xử lý trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan.
Trong đó, những dự án có khả năng phục hồi thì triển khai đánh giá đúng giá trị hiện tại của dự án theo thị trường để làm cơ sở tổ chức phục hồi sản xuất, đi vào hoạt động; những dự án không có khả năng phục hồi thì kiên quyết thực hiện phá sản, bán thanh lý tài sản của dự án theo quy định.
Xác định giá trị thiệt hại do các cá nhân, tổ chức liên quan gây ra, trong đó tính đến giá trị thu hồi từ tổ chức, cá nhân gây ra thiệt hại đền bù, từ cơ quan bảo hiểm bồi thường và từ bán thanh lý tài sản của dự án. Trên cơ sở đó, xác định trách nhiệm của các bên liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ hội tăng vốn cho "Big 4" ngân hàng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng quốc doanh tăng vốn điều lệ.
Nghị định số 121/2020/NĐ-CP mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trường hợp được bổ sung là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Theo đó, "Big 4" ngân hàng bao gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribannk sẽ được tạo điều kiện tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và có dư địa phục vụ tăng trưởng. Hiện tại, BIDV là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống với 40.220 tỷ đồng. Theo sau lần lượt là VietinBank (37.234 tỷ đồng), Vietcombank (37.088 tỷ đồng), Agribank (30.641 tỷ đồng).
Top 10 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất
TS. Cấn Văn Lực- Chuyên gia tài chính- ngân hàng cho rằng, việc tăng vốn cho các ngân hàng quốc doanh càng trở nên khẩn thiết hơn bao giờ hết khi các ngân hàng này đang căng sức hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra. Nếu không tăng vốn kịp thời, khối ngân hàng này sẽ bị bỏ xa so với khối ngân hàng cổ phần.
Hiện trong 4 ngân hàng nói trên, Agribank và VietinBank là 2 ngân hàng cần cấp thiết tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ CAR theo quy định và tạo tiền đề tăng trưởng trong các năm sau. Trong đó, VietinBank đã không thể tăng vốn điều lệ kể từ năm 2014 đến nay, trong khi Agribank tăng vốn rất chậm, nhưng tiếp tục mở rộng tín dụng. Vietcombank và BIDV không quá cấp thiết như 2 ngân hàng nói trên do đã tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược.
Với Nghị định số 121/2020/NĐ-CP, VietinBank, Vietcombank và BIDV có thể được phép giữ lại lợi nhuận, chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Theo đó, Vietcombank dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức cho cổ đông năm 2018 với tỉ lệ 18%, đồng thời phát hành cổ phiếu riêng lẻ với qui mô 6,5% vốn điều lệ chào bán cho nhà đầu tư tổ chức có tiềm lực tài chính. Nếu hai kế hoạch này hoàn tất, vốn điều lệ của Vietcombank có thể tăng thêm hơn 9.000 tỉ đồng, lên tối đa ở mức 46.176 tỉ đồng.
BIDV cũng đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 6.230 tỉ đồng (tương ứng tăng 15,5%) lên 46.432 tỉ đồng thông qua phát hành cổ phần phổ đông để trả cổ tức và chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.
Trong khi đó, Agribank là ngân hàng 100% sở hữu của Nhà nước, chỉ có thể tăng vốn từ nguồn ngân sách. Ngân hàng dự kiến được bổ sung không quá 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ trong năm nay.
Năm 2019: Bổ sung 21.182 tỷ đồng vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước Trong năm 2019, có 88 doanh nghiệp được được đầu tư 21.429,83 tỷ đồng vốn nhà nước để bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang hoạt động và để duy trì tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ. Còn phải bổ sung hơn 166.300 tỷ đồng cho các DNNN Theo báo cáo của Bộ Tài chính về tình...