102 ca tử vong do tay chân miệng
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, đến nay cả nước đã ghi nhận 47.628 ca mắc tay chân miệng tại 61 địa phương, trong đó có 102 trường hợp tử vong tại 21 tỉnh thành.
Như vậy, tính từ 4/9/2011 đến nay, trong 16 ngày cả nước ghi nhận thêm 6.000 trường hợp mắc mới, trung bình mỗi ngày 375 ca mắc mới tay chân miệng được ghi nhận.
Các trường hợp mắc và tử vong do tay chân miệng từ đầu năm đến nay vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam chiếm 79,3% số mắc và 91,1% số tử vong của cả nước. Trong tổng số các ca tử vong thì có tới trên 96% là trẻ em dưới 5 tuổi.
Bệnh tay chân miệng lưu hành chủ yếu tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Ở thời điểm này đúng thời điểm bệnh bắt đầu có xu hướng tăng, lại đúng thời điểm đầu năm học của học sinh, vì thế, Bộ Y tế đề nghị các trường cần hết sức chú trọng công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong trường học khi bước vào năm học mới.
Video đang HOT
Theo dân trí
Bệnh viện tỉnh điều trị kém nên trẻ tay chân miệng dễ chết
Nhiều ca tay chân miệng ở tỉnh khi chuyển lên tuyến trên đã nguy kịch, nguyên nhân là do bệnh viện tuyến dưới chưa có kinh nghiệm điều trị và trang thiết bị không đầy đủ.
Họp bàn về tình hình phòng và điều trị bệnh tay chân miệng do UBND TP HCM chiều 8/9, bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho rằng, mối lo ngại tử vong trong điều trị dồn về các bệnh nhi được chuyển từ tỉnh lên.
"Hiện lượng bệnh nhi tay chân miệng nhập viện phần lớn là từ các tỉnh, rất nhiều trường hợp khi đến Nhi Đồng 1 thì đã quá nặng. Trước đó, bệnh nhân đã điều trị nhiều ngày tại bệnh viện tỉnh", ông Thượng nói.
Một bệnh nhi tay chân miệng chuyển từ tỉnh lên TP HCM trong tình trạng nguy kịch. Ảnh: Thiên Chương.
Việc thiếu kinh nghiệm chăm sóc và điều trị tay chân miệng của các bệnh viện tỉnh được bác sĩ Thượng cụ thể hóa bằng một số trường hợp mà theo ông, nếu bé được chăm sóc tốt và chuyển viện sớm hơn thì có thể đã không tử vong.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng nhận xét: "Trẻ mắc tay chân miệng ở TP HCM giờ ít tử vong do chúng tôi đã có kinh nghiệm điều trị. Chỉ lo tình hình ở các tỉnh".
Bác sĩ Hà Mạnh Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng cho rằng, bệnh nhân từ các tỉnh chuyển đến thường là những ca nặng.
Nguyên nhân khiến việc điều trị bệnh tay chân miệng ở các bệnh viện tuyến tỉnh còn hạn chế hơn so với TP HCM, theo các bác sĩ, ngoài nguyên nhân chủ quan do năng lực, còn xuất phát từ nguyên nhân khách quan như thành phố là nơi đầu tiên phát hiện và nghiên cứu cách điều trị nên đã có kinh nghiệm. Ngoài ra, các trang thiết bị điều trị ở các bệnh viện như Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cũng đầy đủ hơn.
Nhận xét diễn biến bệnh tay chân miệng tại TP HCM, các bác sĩ cho rằng hiện số ca mắc đang giảm hơn so với ba tháng 6-7-8, song tình hình vẫn có thể thay đổi bởi từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa dịch mới. Thêm nữa, bệnh đang tăng ca ở các tỉnh thành lân cận.
Đề phòng tình trạng bệnh có thể bùng phát vào các tháng tới, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo các quận huyện hiện và đã có số ca mắc cao trong địa bàn phải tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở để người dân nâng cao ý thức phòng bệnh.
Ông Thuận cũng nhắc nhở Sở Giáo dục đào tạo phối hợp với Sở Y tế phòng bệnh bằng các hành động cụ thể như lắp đầy đủ vòi nước cho các bé rửa tay, tập huấn kiến thức phòng bệnh cho 100% bảo mẫu và giáo viên khối mầm non.
Theo BĐVN
Dịch bệnh đe dọa trẻ dịp tựu trường Tay chân miệng, sốt xuất huyết tiêu chảy và hô hấp là những bệnh được các bác sĩ nhận định có nguy cơ sẽ bùng phát vào đầu năm học mới. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần lưu ý những bệnh do tâm lý gây nên. Chiều 5/9, ghi nhận của VnExpress.net tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi Đồng 2 (TP...