1001 thắc mắc: Vì sao gián chết lại nằm ngửa?
Ông Coby Schal, giáo sư chuyên nghiên cứu về côn trùng học của trường Đại học Bắc Carolina đã có lời giải thích về hiện tượng này.
Có bao nhiêu loại gián?
Gián nhà (Danh pháp khoa học: Periplaneta) là một chi gián thuộc họ Blattidae, trong chi này có nhiều loài gián sống trong nhà của con người. Chúng đã thích ứng sống trong nhà ở và thường xuyên bắt gặp những loài này.
Gián nhà là chi côn trùng có cơ thể dẹt hướng lưng bụng, thông thường có đôi cánh ôm kín lưng. Kích thước cơ thể của chúng khác nhau theo loài, có thể dài từ 2 – 3mm đến 80mm. Toàn thân có thể màu nâu sáng hoặc đen (lúc mới sinh có màu trắng). Đa số các loài gián ít khi bay, song chúng bò rất nhanh.
Thực ra gián có tới ít nhất là… 5.000 loại, nhưng Periplaneta Americana và Blattella Germanica – hay còn gọi là gián Mỹ và gián Đức – là 2 loài phổ biến nhất (và cũng gieo rắc nhiều nỗi kinh hoàng nhất) đối với con người.
Americana là loài gián khá phổ biến ở những vùng có khí hậu ấm áp. Chúng rất yêu thích những khu vực rộng lớn, đặc biệt là những nơi mang tính công cộng như tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi hay nhà hàng…
Loài gián Mỹ này thích sống ngoài trời tại những nơi như xung quanh thùng rác, trên cây và trong gỗ.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể tìm thấy loài gián này ở những nơi dưới lòng đất như trong mương, ống dẫn hơi nước, tầng hầm hay cống rãnh. Khi mùa mưa tới, chúng sẽ thực hiện cuộc “đại di cư” đến xâm chiếm tòa nhà, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho mọi người.
Trong khi đó, anh em đồng chí của Americana, Germanica có vẻ “chảnh” hơn khi không thể sống thiếu con người và cuộc sống văn minh.
Loài gián này thường sống thành bầy lớn, tập trung ở những nơi tối tăm ẩm thấp, nhất là trong nhà bếp, trong tường, trong những ngăn kéo bỏ trống cũng như dưới bếp lò, máy giặt và máy rửa chén…
Gián nhà được coi là loài gây hại, có hại cho sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của con người. Chúng ăn nhiều loại đồ vật trong nhà như quần áo, giấy, thức ăn của con người và cả các chất thải trong thùng rác nhà bếp. Sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, vi khuẩn và động vật nguyên sinh có thể tồn tại trong hệ thống tiêu hóa của gián trong một tháng hoặc hơn. Sau đó, thực phẩm hoặc đồ dùng có thể bị nhiễm phân gián và nguồn bệnh được lan truyền khi gián di chuyển, kiếm ăn và thải phân.
Gián nhà có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hư hỏng một số vật dụng như quần áo, vải vóc, bìa gáy sách vở. Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi. Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, các tuyến trên cơ thể của gián có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua.
Chúng ăn gì để sống?
Gián không những gớm ghiếc mà còn sinh sản rất nhanh. Lấy ví dụ một quần thể Americana trong mỗi ống cống có thể lên tới con số 5.000 con! Theo đó mỗi gián cái sẽ đẻ 150 trứng trong 10 tháng, tập trung thành một cụm gần với nguồn thức ăn.
Còn loài Germanica, mỗi năm có thể sản sinh hơn 10.000 cá thể – theo thống kê từ ĐH Nông Nghiệp Penn State (Mỹ).
Video đang HOT
Do sinh sản nhiều như vậy, nên nhu cầu dinh dưỡng của chúng cũng rất cao. Sau khi trứng nở, gián con phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển để trở thành con trưởng thành, và mỗi giai đoạn đều cần một lượng lớn thức ăn.
Vì sao gián chết lại nằm ngửa
Giáo sư Coby Schal cho rằng có hai lý do cơ bản. Thứ nhất, gián có phần lưng hơi tròn, trơn và phần thân dẹt giúp chúng có thể co lại, trốn trong các khe hẹp và đường nứt. Thứ hai, gián có trọng lực cơ thể lớn nhờ 6 chân dài, như vậy hầu hết sức nặng của chúng tập trung xung quanh lưng. Khi gián đã già và chết đi, trọng tâm sẽ kéo lưng của nó quay xuống sàn nhà và làm nó lật ngửa. Cái lưng trơn tròn và các cơ đang yếu dần làm cho nó không thể lật lại được, đặc biệt là khi nó đang nằm trên bề mặt trơn.
Theo Newsobserver, các loại thuốc trừ sâu chúng ta sử dụng để diệt gián có thể có tác dụng tương tự. Hầu hết các thuốc trừ sâu có chứa độc tố thần kinh – chất độc có thể gây chấn động và co thắt cơ bắp, cuối cùng khiến cho gián phải nằm bật ngửa. Một con gián khỏe mạnh có thể dễ dàng lật trở lại, nhưng với những con gián dính phải chất độc thì điều đó là không thể do các cơ đã yếu dần, cộng với cái lưng trơn bóng và trọng lực cơ thể lớn.
Gián vẫn luôn là kẻ thù đối với chúng ta, nhất là trong phòng bếp. Một con gián cái có thể đẻ được 40 – 60 con trong mỗi kỳ sinh nở. Chúng không cần đến con đực để sinh sản. Không những thế, gián có thể sống được 2 năm trong điều kiện sống lý tưởng. Tuổi thọ của gián cũng tuỳ vào thức ăn và môi trường sống.
Chúng có thể sống tiếp mà không có đầu?
Theo các chuyên gia về động vật, loài gián có cơ thể khá kềnh càng, được kết hợp từ ba phần gồm đầu, ngực và bụng. Nâng đỡ cơ thể nặng nề đó là ba cặp chân nhỏ có lông, ngoài nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể còn giúp gián cảm nhận môi trường xung quanh, theo Dengarden.
Các cặp chân này khá linh hoạt, cho phép gián luồn lách ở những khe kẽ rất hẹp để kiếm ăn và lẩn trốn. Tuy nhiên, khi gián chết, nó mất khả năng kiểm soát cơ, gây ra tình trạng co rút ở cơ chân. Các chân bị co rút gập vào, khiến cơ thể gián mất trọng tâm và ngã ngửa dưới sức nặng của bụng.
Vẫn có trường hợp gián chết không nằm ngửa, giơ chân lên trời mà nằm úp sấp, tuy nhiên chết theo tư thế nằm ngửa là thuộc tính cố hữu của loài gián do hiện tượng co rút cơ.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng loài gián có nhiều đặc tính khá thú vị khác, chẳng hạn như chúng có thể sống tiếp mà không có đầu. Cả phần thân và phần đầu dù bị tách rời vẫn có thể phản ứng với các kích thích bằng cách ngọ nguậy râu và chân. Phần đầu chỉ có thể tồn tại trong vài giờ sau khi bị cắt rời, trong khi phần thân có thể sống tiếp đến vài tuần.
ĐỖ HỢP (T/H)
Theo tienphong.vn
Vì sao chim gõ kiến bổ tới tấp vào cây mà sao không bị vỡ não?
Nếu chẳng may bị va đập mạnh vào đầu, bạn có thể phá vỡ những mạch máu phía sau tròng mắt, đồng thời làm tổn thương những dây thần kinh khu vực này.
Vậy mà chim gõ kiến có ngày gõ đến 12.000 cú vào thân cây, lạ lùng là tại sao chúng lại chẳng hề bị nhức đầu.
Ivan Schwab, một giáo sư thuộc trường Đại học California Davis, là người đã giải đáp được câu hỏi lý thú này để giành giải Ig Nobel - giải Nobel cho những thành tựu thú vị đáng ngờ nhất trong các lĩnh vực khoa học "mà thoạt tiên gây cười, rồi sau đó buộc người ta suy nghĩ".
Nghiên cứu của giáo sư Schwab chỉ ra rằng chim gõ kiến đã gõ vào bề mặt cứng đến 20 lần một giây với lực gấp 1.200 lần trọng lực mà không chịu bất kì chấn động nào, cùng với đó võng mạc không bị thương, não bộ cũng không gặp phải vấn đề gì.
Ảnh minh họa.
"Nếu chẳng may bị va đập mạnh vào đầu, bạn có thể phá vỡ những mạch máu phía sau tròng mắt, đồng thời làm tổn thương những dây thần kinh khu vực này. Do đó, khi nhìn thấy những nạn nhân bị tai nạn xe hơi và nghe nói về hoạt động của chim gõ kiến, một câu hỏi lớn hiện ra trong tôi là vì sao những chấn thương lại không xảy ra với loài chim này", Schwab cho biết.
Chim gõ kiến sử dụng những cú gõ thẳng như tên vào ngay thân cây góp phần làm giảm lực phản hồi, tránh gây chấn động lên đầu. Ngoài ra, cơ thể của loài chim này cũng được thiết kế với những chi tiết đặc biệt để giảm thiểu tác động tiêu cực.
Một phần nghìn giây trước khi thực hiện cú gõ, những khối cơ dày đặc trong cổ chim co lại, trong khi mí mắt thì nhắm chặt làm cho một phần lực được giải tỏa xuống cơ ở cổ góp phần bảo vệ hộp sọ khỏi những cú đâm trời giáng.
Xương chịu nén ở sọ hợp lại tạo thành một lớp đệm bảo vệ. Đồng thời, mí mắt nhắm chặt giúp chim gõ kiến bảo vệ mắt khỏi bị các mảnh gỗ bắn vào và giữ con ngươi được cố định - tránh trường hợp lực tác động mạnh có thể làm văng hoặc lệch con ngươi.
"Mí mắt có tác dụng như dây an toàn trên xe ô tô giữ mắt khỏi bị bắn ra khỏi mặt. Nếu không, lực gia tốc có thể xé tan võng mạc", Schwab cho biết. Ngoài ra, ngay chính phần bên ngoài của mắt cũng rất chắc và căng đầy máu với nhiệm vụ bảo vệ võng mạc khỏi bị xô lệch.
Não chim rất chắc chắn để có thể đối mặt với những lần bổ đầu liên tiếp. Ở người, khi gặp những chấn thương lên phần đầu, bộ não sẽ bị va đập và lắc lư trong lớp chất lỏng tuỷ não. Tuy nhiên, chim gõ kiến không có lớp chất lỏng này, làm giảm nguy cơ tổn thương.
Ngoài ra, đuôi của chim gõ kiến có những gai nhọn để cắm chặt vào thân cây khi đu bám. Lúc đó, chim gõ kiến dùng móng chân bám chặt vào thân cây, kết hợp với đuôi đóng vai trò như một chân thứ ba giúp tăng thêm thăng bằng và chắc chắn cho cơ thể khi hoạt động.
Sự thật thú vị về loài chim gõ kiến
Đuôi có gai nhọn
Chim gõ kiến có khả năng trèo cây và cơ thể deo dai để thích ứng với cuộc sống trên thân cây. Đuôi của nó có những gai nhọn để cắm vào thân cây. Khi chim gõ kiến dùng móng chân báo chặt vào thân cây, đuôi của nó đóng vai trò như một chân thứ ba giúp nó bám chắc vào cây ấy.
Thông minh và khéo léo
Phần lớn các loài chim gõ kiến dùng mỏ đục thân cây để bắt côn trùng hay làm tổ, nhưng loài chim gõ kiến ăn hạt sồi ở khu vực Bắc và Trung Mỹ có những đặc tính khác hẳn. Chúng đục hàng trăm lỗ nhỏ trên thân cây để tích trữ hạt sồi và lấy ra sử dụng khi cần, đặc biệt là vào mùa đông giá lạnh.
Chim gõ kiến đất
Giống như tên gọi, chim gõ kiến đất thường kiếm ăn ở dưới đất thay vì trên cây. Chúng thường sống trên các vùng thảo nguyên ở Nam Phi, Swaziland và Lesotho.
Chúng cũng có bộ lông màu đất để hòa lẫn với môi trường xung quanh. Thức ăn chủ yếu của loài chim này mối và các loài côn trùng khác sống dưới đất.
Chân kiểu ngón trèo
Chim gõ kiến cấu trúc chân kiểu ngón chân trèo (zygodactyl), nghĩa là hai ngón chân hướng về phía trước, hai ngón chân hướng về phía sau. Đặc điểm này giúp chúng dễ dàng đậu chắc trên thân cây trong khi bắt mồi cũng như di chuyển trên mặt đất.
Quan hệ công sinh với chim ruồi
Một số loài chim gõ kiến ở khu vực Bắc Mỹ có quan hệ mật thiết với chim ruồi. Trong quá trình chim gõ kiến đục cây để bắt côn trùng, chim ruồi sẽ bay theo chúng để hút nhựa cây chảy ra.
Đổi lại, chim ruồi có nhiệm vụ xua đuối những con chim lớn hơn muốn cướp chỗ kiếm ăn của chim gõ kiếm. Chim ruồi thường hút mật hoa, nhưng nguồn mật hoa khan hiếm vào mùa đông khiến chúng phải hút nhựa cây làm thức ăn thay thế.
Chim gõ kiến Gila
Sống chủ yếu tại vùng sa mạc ở miền tây nam nước Mỹ và Mexico, chim gõ kiến Gila thường thường ăn côn trùng trên cây xương rồng. Ngoài ra, chúng chúng ăn quả xương rồng và trái mọng.Loài chim này có vai trò quan trọng đối với loài xương rồng Saguaro vì chúng bắt côn trùng gây hại và dọn dẹp những phần thân cây bị hư hại.
Lá chắn bảo vệ khỏi gỗ vụn và mùn cưa
Mũi chim gõ kiến có những lớp lông cứng và lông mềm để giúp bảo vệ mũi khỏi bị tổn thương bởi gỗ vụn và mùn cưa trong quá trình đục thân cây.Lớp lông cứng giúp ngăn dị vật bắn vào lỗ mũi trong khi lớp lông mềm hoạt động như một màng lọc ngăn chặn bụi khi chúng hô hấp. Ngoài ra, chim gõ kiến cũng có một lớp lông đặc biệt bảo vệ mắt.
Chim gõ kiến bắt ruồi
Không giống với các loài chim gõ khác thường đục thân cây để bắt côn trùng, loài chim gõ kiến bắt ruồi ở Mỹ thường săn những côn trùng bay trên không như ruồi hay đậu trên thân cây.Vào mùa thu và đông, chúng thường ăn hạt sồi và các loại hạt khác. Chúng cũng đục thân cây để làm tổ như các loài chim gõ kiến khác.
Chim vẹo cổ
Cùng họ chim gõ kiến, nhưng loài chim vẹo cổ Á Âu có hình dạng bên ngoài giống chim sẻ hơn. Cổ của chúng rất linh hoạt có thể quay lại phía sau như loài rắn.Loài chim vẹo cổ thường làm tổ ở khu rừng thoáng và kiếm ăn dưới đất. Món ăn ưu thích nhất của chúng là kiến.
Châu Anh
Theo Tiền phong
Ảnh động vật: Sói hoang chống trả chó săn, vịt giành cá mút đá... Sói hoang chống trả quyết liệt đàn chó săn, đàn vịt cát tranh giành cá mút đá, chim ưng bắt con mồi dưới tuyết, cáo đỏ kiếm ăn trên tuyết... là những hình ảnh động vật đẹp, ấn tượng nhất gần đây. (Nguồn Guardian) Hình ảnh động vật ấn tượng ghi cảnh sói cắn lại chó săn khi bị chúng tấn công trong...