1001 thắc mắc: Trái đất sẽ ra sao nếu mặt trăng biến mất?
Mặt Trăng đột nhiên biến mất sẽ khiến mọi thứ trên Trái Đất bị đảo lộn như thủy triều thay đổi, thay đổi trục quay, gây ra động đất, sóng thần, biến đổi khí hậu…
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km, bằng 27% đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày. Điều gì sẽ xảy ra với trái đất nếu mặt trăng đột ngột biến mất?
Thủy triều sẽ dâng lên vào giữa trưa
Chúng ta đều biết, Mặt Trăng là nguyên nhân chính gây ra thủy triều trên Trái Đất. Nếu không còn Mặt Trăng, chu kỳ của thủy triều vẫn sẽ xảy ra nhưng khi đó nó sẽ hoạt động theo lực hấp dẫn của Mặt Trời.
Điều này có nghĩa là vào lúc giữa trưa mỗi ngày, khi Mặt Trời ở vị trí cao nhất thì thủy triều sẽ dâng lên. Và do Mặt Trời gây ra tác động tới thủy triều chỉ bằng khoảng 40% so với Mặt Trăng nên độ cao mực nước thủy triều lúc này sẽ chỉ còn bằng một nửa so với lúc Mặt Trăng còn tồn tại.
Núi lửa và động đất xuất hiện nhiều hơn
Nhờ lực hấp dẫn và quỹ đạo quay quanh Trái Đất của Mặt Trăng mà quỹ đạo Trái Đất ổn định trong rất nhiều năm qua (sự thay đổi là rất nhỏ không đáng kể). Do vậy, nếu Mặt Trăng biến mất, quỹ đạo và cả chu kỳ tự quay quanh trục của Trái Đất sẽ mất bị ảnh hưởng.
Điều này sẽ khiến khí hậu trên Trái Đất thay đổi theo cách không thể lường trước, ảnh hưởng tới tập tục sống của các loài động vật và con người. Khi đó, nếu không thể thích nghi thì sinh vật trên Trái Đất sẽ không thể tiếp tục sinh tồn.
Video đang HOT
Mặt Trăng giúp Trái Đất quay quanh một trục nghiêng một cách ổn định. Nếu Mặt Trăng biến mất, Trái Đất sẽ luôn bị lắc lư gây ra các biến đổi về địa chất kéo theo nhiều vụ động đất cũng như núi lửa phun trào xảy ra.
Một ngày trên Trái đất sẽ chỉ còn từ 6-8 giờ
Sự ma sát thủy triều do Mặt Trăng gây ra có tác dụng giống như một chiếc phanh hãm tốc độ quay của Trái Đất. Nếu Mặt Trăng mất đi, theo tính toán của các nhà khoa học Trái Đất sẽ quanh nhanh hơn bây giờ tới 3-4 lần. Nghĩa là khi đó, một ngày ở Trái Đất sẽ không kéo dài 24 tiếng mà chỉ còn từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ, mỗi năm chúng ta sẽ có khoảng 1.000 ngày.
Mặc dù nghe có vẻ hay ho, điều này lại cực kì quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng xấu tới rất nhiều khía cạnh. Gió sẽ mạnh hơn, bão sẽ lớn hơn. Hậu quả quan trọng nhất có lẽ là sự tiến hóa của sinh vật trên hành tinh của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Với ngày và đêm diễn ra chỉ trong vòng vài giờ ngắn ngủi, không ai chắc chắn rằng cây cỏ và động vật có thể phát triển được, hay thậm chí không thể tồn tại.
Mùa
Ban đầu, trái đất nằm theo một trục thẳng đứng. Theo như thuyết tạo thành mặt trăng đề cập ở trên, khi thiên thạch khổng lồ đâm vào trái đất và tạo thành mặt trăng, nó làm cho trái đất sau đó nghiêng theo một góc 23.5 độ. Sau khi mặt trăng được hình thành, do lực hấp dẫn, nó làm cho trái đất luôn ổn định ở góc nghiêng này. Điều này lại vô cùng quan trọng vì đó là nguyên nhân giúp tạo ra các mùa và môi trường khác nhau trên trái đất.
Nếu mặt trăng không ở đó, trục của trái đất có thể thay đổi liên tục từ thẳng đứng sang ngang, và điều này sẽ chẳng mang lại điều gì tốt đẹp, bởi vì khí hậu sẽ thay đổi phụ thuộc vào trục của hành tinh, hậu quả là không sinh vật nào có thể sống sót được. Khi ở trục thẳng đứng, trên hành tinh sẽ không tồn tại khái niệm mùa. Thời gian giữa ngày và đêm sẽ ngang bằng nhau. Khi trục quá nghiêng, như Sao Thiên Vương nghiêng một góc 97 độ, chúng ta sẽ phải trải qua 42 năm liên tục có ánh sáng mặt trời, sau đó là 42 năm trong bóng tối và cứ như thế lặp lại.
Nói theo một cách khác thì nếu như không có mặt trăng, có thể trái đất vẫn là một hành tinh chết như các hành tinh khác. Hoặc cũng có thể sự sống trên trái đất đã tiến hóa theo một cách hoàn toàn khác, khi mà các loại sinh vật có hình dáng cũng như tập tính không hề giống như những gì chúng ta vẫn thấy.
Mặt trăng không tự phát sáng
Mặt trăng không có khả năng tự phát sáng, nó chỉ là một tấm gương phản chiếu ánh sáng Mặt trời. Năm 1969, hai nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã đặt chân lên mặt trăng, họ đã khám phá ra rằng bề mặt Mặt Trăng có màu xám đen như bê tông. Do có bề mặt gồ ghề và gam màu tối như vậy nên Mặt trăng chỉ có thể phản chiếu từ 3% đến 12% ánh sáng Mặt trời.
Khi Mặt trăng ở vị trí đối diện với Mặt trời hay nói theo cách khác là khi kinh độ hoàng đạo của Mặt Trăng và Mặt Trời chênh nhau giá trí 180 độ, Mặt trăng sáng nhất. Khi đó, toàn bộ nửa Mặt trăng được Mặt trời chiếu sáng cho nên chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ nửa này từ Trái đất. Đó gọi là hiện tượng trăng tròn.
Khi Mặt trăng ở vị trí giữa Trái đất và Mặt trời, mặt chiếu sáng của Mặt trăng không quay về phía Trái đất nên chúng ta không thể quan sát được Mặt trăng từ Trái đất, hiện tượng này gọi là pha Trăng non.
Sao kim có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt trời lên đến 65%, do vậy, ngoài Mặt trăng thì sao Kim là thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm.
Tại sao có thể thấy mặt trăng giữa ban ngày?
Mặt trăng xuất hiện vào ban ngày cũng nhiều như vào ban đêm. Chỉ có điều ban ngày mặt trời sáng hơn tất cả mọi thứ, sáng đến nỗi chúng ta không thể nhận ra mặt trăng ngay cả khi nó đang xuất hiện. Tuy vậy, vào ban đêm chị Hằng là thứ sáng nhất trên bầu trời.
Do mặt trăng di chuyển quanh trái đất trong một tháng, nên nó có mặt ở mọi vị trí trên bầu trời suốt 24 giờ. Diện tích bề mặt mặt trăng được nhìn thấy phụ thuộc vào tuần trăng, hay vào diện tích mà nó được ánh mặt trời chiếu tới tại một thời điểm nhất định.
Ban ngày trời sáng vì bầu khí quyển tán xạ ánh mặt trời, nhưng mặt trăng đủ gần và đủ to để phản chiếu đủ ánh mặt trời nên nó sáng hơn bầu trời xung quanh. Vì thế ta vẫn thấy mặt trăng. Song điều này không đúng với các vì sao.
Tuy vậy, một nhà du hành trên mặt trăng thậm chí vẫn có thể nhìn thấy các vì sao khi mặt trời đang mọc, bởi vì mặt trăng không có bầu khí quyển để phân tán ánh mặt trời và làm sáng loá bầu trời ban ngày.
CHÂU ANH (TỔNG HỢP)
Theo tienphong.vn
Khoảnh khắc hiếm gặp: quầng băng "lạ" sáng rực rỡ quanh Mặt Trời
Nhiếp ảnh gia Michael Schneider may mắn ghi lại được khoảnh khắc hiếm gặp trong tự nhiên khi xuất hiện một quầng quang rực rỡ quanh mặt trời
Quầng băng sáng rực rỡ quanh Mặt Trời
Nhiếp ảnh gia Michael Schneider đã ghi được khoảnh khắc đáng chú ý của Mặt trời ở khu vực dãy núi Alps, Thụy Sĩ.
Xung quanh mặt trời xuất hiện một quầng sáng rực rỡ được tạo thành từ hàng ngàn tinh thể băng lơ lửng trong không trung.
Nhiếp ảnh gia Michael Schneider chia sẻ ông ghi lại khoảnh khắc hiếm gặp khi đi trượt tuyết trên đỉnh Hrnligrat, thuộc dãy núi Alps.
Michael Schneider chụp lại cảnh tượng bằng điện thoại và chia sẻ trên trang cá nhân. Ông cho biết: "Tôi nhanh chóng nhận ra vầng hào quang đang hình thành phát triển gần mặt trời. Lúc đầu hiện tượng rất khó thấy cho tới khi ánh sáng mạnh dần. Tôi bị mê hoặc bởi hai vòng tròn bao quanh Mặt Trời và nhiều tia sáng phản chiếu".
Khi mặt trời lên cao và sương mù tan hẳn, các vòng tròn băng trở nên rõ nét hơn. Nhà địa vật lý Mika McKinnon cho biết hiện tượng này hình thành khi những tinh thể băng cực nhỏ lơ lửng trên bầu trời.
McKinnon giải thích rằng: "Tương tự việc nước tán xạ ánh sáng thành cầu vồng, các tinh thể băng có thể phản chiếu và khúc xạ ánh sáng, đóng vai trò như tấm gương hoặc lăng kính tùy theo hình dáng của tinh thể và góc tới của ánh sáng".
Hoàng Dung (Lược dịch)
Theo infonet.vietnamnet.vn
Giải mã bí ẩn hiện tượng cầu vồng ban đêm vô cùng hiếm gặp Cầu vồng Mặt Trăng nhạt hơn cầu vồng bình thường bởi ánh trăng yếu hơn ánh sáng Mặt Trời. Màu sắc của nó khó nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có thể hiện ra trong ảnh chụp phơi sáng. Forbes đưa tin, cầu vồng Mặt Trăng, một trong số những hiện tượng khí quyển hiếm gặp và khó dự đoán nhất trên Trái...