1001 thắc mắc: Thiên thạch đắt hàng trăm tỷ, cách nào phân biệt với đá cuội?
Thiên thạch có hình thù giống như đá hoặc sắt cục nhưng lại được định giá rất cao, đôi khi đến cả trăm tỷ đồng. Vậy có cách nào để nhận biết một hòn đá là thiên thạch hay không?
Theo thống kê của Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA, mỗi ngày có khoảng 50 tấn vật chất từ vũ trụ bay xuống Trái đất. Những miếng đá này được gọi là những mảnh thiên thạch.
Thiên thạch sẽ bốc cháy khi tiếp xúc với bầu khí quyển và lúc đó được gọi là sao băng. Nhưng có những trường hợp thiên thạch xuyên qua bầu khí quyển mà không cháy hết và hạ cánh xuống mặt đất.
Do những trường hợp thiên thạch không cháy hết rất hiếm xảy ra, những mảnh thiên thạch còn nguyên vẹn, đặc biệt nếu có kích thước lớn, trở thành mặt hàng có giá trị sưu tầm. Việc chứa đựng những thông tin khoa học quý giá với giới nghiên cứu cũng góp phần khiến chúng trở nên đắt giá.
Trên thế giới đã tìm thấy rất nhiều những nơi mà dấu vế về vụ va chạm thiên thạch để lại. Tính đến giữa năm 2006, trên thế giới đã có khoảng 1050 mẫu thiên thạch từ những vụ va chạm và có khoảng 31000 tài liệu ghi chép về thiên thạch.
Mỗi mảnh thiên thạch đều là độc nhất vô nhị, vì vậy chúng trở thành sản phẩm phù hợp để mang ra đấu giá. Vào năm 2016, nhà đấu giá nổi tiếng Christie’s tại London đã mở bán một bộ sưu tập những mảnh thiên thạch có giá trị.
Theo ông James Hyslop, chuyên gia về khoa học và lịch sử tự nhiên của Christie’s thì bên cạnh kích thước, giá trị của một mảnh thiên thạch còn phụ thuộc vào xuất xứ, tầm quan trọng của các thông tin khoa học và câu chuyện đằng sau sự phát hiện của chúng.
Video đang HOT
Có những mẩu thiên thạch được định giá hàng trăm tỷ đồng.
Vậy nếu đặt trước mắt bạn một đống đá và sắt cục, bạn có phân biệt được hòn nào là thiên thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không? Thực ra nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy thiên thạch có lớp vỏ mỏng và những rãnh không khí rất đặc trưng.
Khi bay vào bầu khí quyền, thiên thạch cọ sát với không khí nên bề mặt bị nóng lên mấy nghìn độ, và chảy thành nước. Sau đó, khi nguội dần, bề mặt nóng chảy này đóng lại thành một lớp vỏ mỏng gọi là lớp vỏ nóng chảy, thường chỉ dày độ 1 mm, màu nâu hoặc nâu đen.
Trong quá trình lớp vỏ này nguội dần, không khí thổi qua bề mặt nó và để lại những vết hằn rõ, gọi là các rãnh không khí, trông giống như vết ngón tay để lại khi ta nắm bột mì. Lớp vỏ nóng chảy và những rãnh không khí là đặc điểm chủ yếu của thiên thạch. Nếu thấy tảng đá hay cục sắt nào có các đặc điểm kể trên, thì có thể khẳng định đó là thiên thạch.
Một số thiên thạch rơi xuống đất lâu ngày, bị mưa nắng phong hóa làm bong mất lớp vỏ cứng. Trường hợp đó, khó nhận ra các rãnh không khí, nhưng đã có cách khác để nhận ra chúng. Thiên thạch đá trông rất giống đá trên trái đất, nhưng với cùng thể tích, bạn sẽ thấy nó nặng hơn nhiều.
Chúng thường chứa một lượng sắt nhất định, có từ tính, dùng nam châm thử là biết ngay. Ngoài ra, quan sát kỹ mặt cắt của thiên thạch đá, bạn sẽ thấy trong đó có rất nhiều hạt tròn nhỏ, đường kính 1-3 mm. 90% thiên thạch đá đều có những hạt tròn nhỏ như vậy.
Thành phần chủ yếu của thiên thạch đá là sắt và niken, trong đó sắt chiếm khoảng 90%, niken 4-8%. Lượng niken trong sắt tự nhiên trên trái đất không nhiều như vậy. Nếu mài nhẵn mặt cắt của thiên thạch sắt rồi dùng axit nitric bôi vào, sẽ xuất hiện những vết rỗ rất đặc biệt, giống như các ô hoa.
Đó là vì thành phần các chất trong thiên thạch sắt phân bố không đều, chỗ nhiều chỗ ít niken. Chỗ chứa nhiều niken khó bị axit ăn mòn và ngược lại, tạo nên các đường vân. Đây cũng là một cách để nhận biết thiên thạch.
Thiên thạch nổ phát sáng trên bầu trời Nhật Bản
Một thiên thạch đã nổ tung và phát sáng trên bầu trời thủ đô Tokyo, Nhật Bản khi đâm vào bầu khí quyển Trái đất vào ngày thứ Năm tuần trước.
Bức ảnh thiên thạch phát sáng do người phụ trách tại Bảo tàng thành phố Hiratsuka ở tỉnh Kanagawa, Nhật Bản vào sáng sớm ngày thứ Năm. Ảnh: KYODO.
Một thiên thạch đã nổ tung và phát sáng trên bầu trời thủ đô Tokyo, Nhật Bản khi đâm vào bầu khí quyển Trái đất vào ngày thứ Năm tuần trước.
Video cho thấy một ánh sáng kỳ lạ với những vệt màu xanh lục và tía bay trên bầu trời chỉ trong vài giây vào khoảng 2:30 sáng giờ địa phương ngày 1-7, trước khi ánh sáng tắt dần.
Một trạm trong Hệ thống giám sát quốc tế của Tổ chức Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện cách vụ nổ gần 1.150 km đã đo được vật thể ngoài trái đất đi vào bầu khí quyển bằng sóng siêu âm.
Vụ nổ thiên thạch trên bầu trời Nhật Bản được đo bằng sóng siêu âm.
Tổ chức Khí tượng Quốc tế (IMO) báo cáo rằng thiên thạch có thể nhìn thấy được từ một phần lớn của khu vực Kanto của Nhật Bản.
Một thông báo trên blog của IMO viết: "Chúng tôi tính toán năng lượng nguồn của tiểu hành tinh vào khoảng 150 tấn TNT. Với vận tốc giả định là 14 km/s và mật độ 3000 kg/m3, đường kính khoảng 1,6 m, với khối lượng khoảng 1,6 tấn!".
Ông Daichi Fujii, người phụ trách bảo tàng thành phố Hiratsuka ở tỉnh Kanagawa, đã chụp được quả cầu lửa bằng camera được lắp đặt tại nhà của ông ở Hiratsuka. Nó băng qua bầu trời phía bắc từ tây sang đông, ông cho biết.
Hình ảnh thiên thạch được camera giám sát bầu trời của Viện Công nghệ Tokyo chụp lại.
Đài quan sát thiên văn Nhật Bản cho biết một số quả cầu lửa vẫn được quan sát hằng tháng, nhưng rất hiếm khi mọi người nghe thấy bất cứ tiếng gì.
Năm 2013, một thiên thạch phát nổ trên khắp nước Nga và làm vỡ hàng nghìn cửa sổ ở thành phố Chelyabinsk. Thiên thạch này có khả năng lớn gấp 10 đến 20 lần thiên thạch phát nổ trên bầu trời Nhật Bản.
Việc thiên thạch xuất hiện là phổ biến, nhưng thiên thạch đủ lớn để tạo ra tiếng nổ là một sự kiện hiếm hơn, đặc biệt là khi nó đi qua một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới.
1001 thắc mắc: Thung lũng chết nóng nhất thế giới có điều gì lạ lùng? Thung lũng Chết, California, Mỹ được ghi nhận kỷ lục là nơi nóng nhất năm 2019 với nhiệt độ lên tới 47 độ C. Vào năm 1913, nhiệt độ ở đây cao ở mức 56,7 độ C. Thung lũng này có những điều bí ẩn cho đến nay giới khoa học vẫn chưa thể lí giải được. Thung lũng Chết (Death Valley) là...